"Tư tưởng Hồ Chí Minh" và chính sách "đổi mới"
(Nhơn Trí - Thời Báo)
Từ đầu năm nay, nhứt là từ cuộc họp Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam Lần Thứ 6 (Kỳ 2), Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang làm sống lại một cách rùm beng "Tư tưởng Hồ Chí Minh" nhằm "thực hành công cuộc đổi mới theo tư tưởng của Người."(1) Trong khuôn khổ bài này, tôi chỉ bàn về khía cạnh chính trị liên quan đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiểu cũ (từ 1958 đến 1986) lẫn kiểu mới (từ tháng 12, 1986 trở đi), mà thôị Cần nói rõ chủ nghĩa xã hội nói ở đây là chủ nghĩa xã hội theo kiểu Mác-Lênin-Stalin-Mao, chủ yếu là theo kiểu Mao, chớ không phải theo chủ nghĩa xã hội - dân chủ (socialisme démo- cratique hay social démocrate) như ở Bắc Âu, ở Pháp hoặc ở Anh hiện nayï
I) Theo gương Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đề cao rầm rộ "Tư tưởng Mao," Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng bắt đầu đề cao - một cách gượng gạo - cái gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" từ Ðại Hội Ðảng Lần Thứ 7 (tháng 6, 1991). Gượng gạo là vì chính ông Hồ cũng đã từng nói: "Tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê cả."(2) Jean Lacouture, một tác giả Pháp, đã tường thuật trong tác phẩm về Hồ Chí Minh rằng khi một người ngoại quốc hỏi ông Hồ tại sao ông không viết sách và báo như ông Mao Trạch Ðông thì ông Hồ trả lời rằng ông không còn gì để viết vì ông Mao đã viết tất cả rồi.(3)
Về mặt chính trị, theo cựu Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng, "Tư tưởng Hồ Chí Minh" chủ yếu bao gồm: chủ nghĩa Mác-Lênin; sự lãnh đạo tuyệt đối của Ðảng Cộng Sản Việt Nam; chuyên chính vô sản; và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, v.v...(4) Các yếu tố này đã được nhiều người ở trong và ngoài nước phân tích rồi; cho nên ở đây chúng tôi chỉ muốn nhắc lại vài nhận xét điển hình của một số nhân vật ở trong nước mà thôi, và đưa ra một vài bình luận.
a) Về chủ nghĩa Mác-Lê mà ông Hồ coi là "Kim chỉ nam cho hành động" thì ông Lữ Phương, cựu Thứ Trưởng Văn Hóa của Chính Phủ Cách Mạng lâm thời ở miền Nam trước 1975 đã nhận định như sau: "Mọi người đều cảm nhận hoặc nhìn thấy - rõ ràng đến đau đớn - sự phá sản không gì chống đỡ được của cái hệ thống giá trị do chủ nghĩ Mác-Lê đem lại cho đời sống trong suốt bao nhiêu năm quạ"(5) (Hiện nay trong số Việt kiều có người cho rằng Ðảng Cộng Sản Việt Nam muốn thay thế chủ nghĩa Mác-Lê mà không còn mấy ai tin tưởng nữa - bằng "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là không đúng lắm vì như trên đã nói, cơ sở ý thức hệ của "Tư tưởng Hồ Chí Minh" vẫn là chủ nghĩa Mác-Lê-Mao).
b) Về độc quyền lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, ông Trần Ðộ gần đây bị khai trừ khỏi Ðảng, đã nhận định như sau: "Ðảng là nơi quyền lực tối caọ.. Bộ Chính Trị quyết định mọi việc của chính phủ, của quốc hội, phê duyệt mọi việc của các tổ chức xã hội, quyết định tất cả nhân sự của tất cả các cơ quan, kể cả cơ quan dân cử (...); các cơ quan Ðảng... trở thành cơ quan quyền lực đứng trên toàn xã hội... Vậy thì rõ ràng ta không có dân-chủ"(tác giả nhấn mạnh).(6)
Ðể lãnh đạo, Ðảng Cộng Sản Việt Nam dựa trên nguyên tắc tổ chức "tập trung dân chủ" (centralisme démocratique). Vậy ông Hồ đã dùng lời văn hình tượng để giải thích nguyên tắc nầy như sau: "...Các chú, các cô có... tài sản gì thì các chú, các cô là chủ, đó là dân chủ. (Nhưng) các chú, các cô không biết giữ: tôi giữ giùm cho, tôi tập trung bỏ vào rương, tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đâyï Ðó là tập trung."(7) Hệ quả "tai hại lớn" của nguyên tắc này, theo ông Trần Ðộ là "tạo nên một chế độ tập trung quan liêu, triệt tiêu dân chủ, triệt tiêu tính tích cực, sáng tạo của các chủ thể cá nhân, tạo điều kiện cho sự phát triển đặc quyền, đặc lợi, và đó là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng..."(8) (Theo thiển ý, thay vì gọi là tập trung quan liêu thì ta gọi là tập trung chuyên chế - centralisme tyrannique - như thế có lẽ là chính xác hơn)..
c) Về "chuyên chế vô sản" thì ông Lữ Phương cho rằng nhân danh giai cấp vô sản Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã thực hiện một "sự chuyên chính đơn thuần của một thiểu số cầm quyền (tức là Bộ Chính Trị) (nhằm)... thống trị đại đa số dân cư: không phải chỉ đối với đế quốc, tư sản phản động mà còn đối với cả nhân dân lao động, trong đó có cả giai cấp vô sản và những đảng viên bình thường nữa" (tác giả nhấn mạnh).(9)
Cái gọi là "chuyên chế vô sản" này, trong thực tế, là chuyên chính khá tàn bạo của tập đoàn lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (từ trung-ương đến địa phương). Và như nhà ly khai quá cố Nguyễn Văn Trấn đã nói: "Tội ác chế độ này, từ 40 năm nay, thật nói không hết" (tác giả nhấn mạnh).10
Ðể hình đung được phần nào sự chuyên chính của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã được áp dụng - thông qua bộ máy đàn áp mãnh liệt của Ðảng và nhà nước cộng sản Việt Nam - dưới thời kỳ ông Hồ còn sống và sau đó, chúng tôi xin trích một nhận xét sau đây của Thành Tín (bút danh Bùi Tín, Cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân): "Ðó là một bộ máy đàn áp rộng lớn và tinh vi theo kiểu K.G.B. lộng hành bất chấp luật pháp và dư luận, chà đạp quyền tự do của công dân, khống chế con người và xã hội, tạo nên nỗi sợ thường trực và dai dẳng (cho nhân dân)."(11) Và theo nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại, một nhân vật nằm trong tù với anh đã thốt lên như sau: "Trong xã hội chúng ta mỗi công dân chỉ là một người dự khuyết."(12)
Một ký giả Pháp đã nhận xét: Ông Hồ "đã thiết lập một trong những quốc-gia Stalini't nhất trên thế giới."(13) Jean-Francois Revel, một nhà triết học và nhà báo nổi tiếng ở Pháp, cũng cho rằng: "Hồ Chí Minh là một trong những người thực hiện một cách cứng rắn nhất phương pháp mà chủ nghĩa cộng sản đã dùng trong suốt thế kỷ 20."(14)
Ðiều đáng chú ý là trong nền "chuyên chế vô sản" ở Việt Nam, Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng thực hiện chuyên chính vô học dựa trên nguyên tắc chủ yếu "đỏ" là hơn "chuyên" một cách triệt để. Những nhà trí thức đã từng sống đưới chế độ cộng sản đều thấy rõ điều nầy.
Ðiểm cần nhấn mạnh nữa là, ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nước cộng sản khác, trong "chuyên chế vô sản" mà ở đó "bạo lực cách mạng" được thi hành hàng ngày, hàng giờ thì việc nói đối với dân một cách có hệ thống và lắm khi một cách trắng trợn cũng được áp dụng một cách "tuyệt hảo"! Bạo lực và nói dối có quan hệ hữu cơ với nhaụ Ai đã từng sống đưới chế độ cộng sản, trước và sau năm 1975, đề thấy rõ điều này.
Nhà văn Alexandre Soljenitsine, một trong những người am hiểu chế độ cộng sản có một nhận xét chí lý rằng: "Bạo lực chỉ có thể được che đậy bằng lời nói dối; và nói dối chỉ có thể được duy trì bằng bạo lực."
Về phần mình, Giáo Sư Phạm Thiều, một nhà trí thức đã từng theo cách mạng từ kháng chiến chống Pháp, trước khi tự tử có trối lại một ý nghĩ về chế độ Hà Nội như sau: "Những kẻ dốt hay làm dại, vì thế họ phải (nói) dối. Ba (chữ ) "D" ấy đi liền với nhau: DốtDDạiDDối."(15)
d) Trong "Tư tưởng Hồ Chí Minh" còn có một thành phần quan trọng nữa, đó là khái niệm về sự gắn bó thống nhất của hai giai đoạn cách mạng: "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân" (tức là cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc và địa chủ) và "cách mạng xã hội chủ nghĩa"; và cả hai giai đoạn này đều phải do Ðảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Ông Hồ cũng chỉ sao chép lại - một cách máy móc - học thuyết "cách mạng không ngừng" của Lênin và của Mao Trạch Ðông mà thôị
Ngày 7/9/1957, trong diễn văn khai mạc ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ đề cập lần đầu tiên vấn đề "miền Bắc... đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội."(16) Rồi vào đầu năm 1960, dưới ảnh hưởng của phong trào "đại nhảy vọt" của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Hồ đưa ra chỉ thị: miền Bắc, "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội (mà) không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (tác giả nhấn mạnh).(17)
Nhận xét về việc "tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội" này, nhà sử học ly khai Nguyễn Kiến Giang cho rằng đó là "nguyên nhân" của cuộc "khủng hoảng toàn diện... khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, tinh thần và đạo đức, tư tưởng và chính trị," bởi vì nó "không xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể lịch sử của (miền Bắc) lúc đó."(18)
Có lẽ ở đây cũng cần nhắc lại rằng: cũng trong năm 1960 tại Ðại Hội Ðảng cộng sản Việt Nam Lần Thứ 3, ông Hồ có dự đoán rằng "chủ nghĩa xã hội cuối cùng nhất định sẽ toàn thắng khắp thế giới."(19) Thực tế ra sao thì hiện nay ai cũng rõ!
Khách quan mà nói thì không phải cái gì ông Hồ chủ trương đều là tai hại hoặc sai lầm cả. Ví dụ như khi rút ra từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn (ở Trung Quốc trong những năm 20), ông Hồ đưa ra khẩu hiệu đấu tranh cho "Ðộc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc" thì là một việc rất đáng hoan nghênh. Do đó, khi ông Hồ khẳng định một cách hùng hồn rằng: "Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì."(21) Ai mà có thể chống lại nhận xét chí lý đó? Nhưng rất tiếc rằng trong thời gian ông Hồ nắm chính quyền thì ông này không bao giờ thực hiện những gì ông đã nói! Như anh Lữ Phương đã nhận xét: hậu quả của "mô hình xã hội chủ nghĩa (do ông Hồ chủ trương)... mang đến cho dân tộc Việt Nam (trong) suốt bao nhiêu năm là điều quá rõ ràng: độc lập đã có, nhưng tự do hạnh phúc thì không..." (tác giả nhấn mạnh).(22) Ðiều đáng chú ý là hiện nay các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam ít khi nhắc tới câu nói trên đây của ông Hồ. Ngược lại, chỉ có những đảng viên đối lập hoặc ly khai mới thường xuyên nhắc tới vấn đề này. Nếu đảng cộng sản muốn "thực hành công cuộc đổi mới theo tư tưởng của Người" như họ nói thì họ hãy thực hiện lời nói trên đây của ông Hồ.
II) Bây giờ chúng ta thử phân tích xem coi chính sách "đổi mới" chính trị mà Ðảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương từ Ðại Hội Ðảng Lần Thứ 6 (tháng 12/1986) đến nay có khác gì với các khía cạnh chính trị chủ yếu nói trên của "Tư tưởng Hồ Chí Minh" không?
Tại Ðại Hội Lần Thứ 7 của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6/1991), ông Nguyễn Văn Linh, lúc đó là Tổng Bí Thư, cũng khẳng định là Ðảng Cộng Sản Việt Nam "kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin," "Ðảng là người lãnh đạo trong hệ thống chính trị..." "nội dung cơ bản của chuyên chính vô sản là chính quyền... nhân dân, (và) chính quyền đó... xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân... do đảng cộng sản lãnh đạo," "khẳng định quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa..."(23)
Ðến lượt ông Ðỗ Mười thì ta thấy tại hội nghị nửa nhiệm kỳ của Ðảng (tháng 1/1994) ông vẫn hô hào "vận động sáng tạo... chủ nghĩa Mác-Lênin," "Ðảng... giữ vững vai trò lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên đa đảng," "xây dựng nhà nước... của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" và nhà nước đó phải "do đảng lãnh đạo," "kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa."(24)
Ðiều đáng chú ý là trong phần nói về "xây dựng nhà nước của nhân dân, v.v..." thay vì dùng thẳng thừng từ ngữ "chuyên chính vô sản" như trước đây thì ông Mười nói nhà nước phải "thực hiện chuyên chính đối với với những phần tử có hành vi chống lại tổ quốc xâm phạm lợi ích của nhân dân," tức là nói một cách gián tiếp về "chuyên chính vô sản" rồi! Có một số người (Việt kiều và học giả nước ngoài) ngộ nhận rằng ở Việt Nam không còn "chuyên chính vô sản" nữa vì từ ngữ đó đã biến mất trong "Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992"(25) và trong các văn kiện chính thức từ năm 1992 trở đị Họ không thấy rằng việc không dùng cụm từ "Chuyên Chính Vô Sản" không có nghĩa là Ðảng Cộng Sản Việt Nam phủ nhận "Chuyên Chính Vô Sản" đâu! Thật vậy, trong một tài liệu "lưu hành nội bộ" hồi năm 1991, ông Ðào Duy Tùng, lúc đó là Ủy Viên Bộ Chính Trị, phụ trách tuyên huấn, đã nói rõ: "...Tựu trung lại, bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản là chính quyền..." Nếu hiểu đúng nội dung của chuyên chính vô sản thì... có thể diễn đạt nó trong khái niệm "Nhà nước xã hội chủ nghĩa," (hoặc) "nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân..." do đảng cộng sản lãnh đạo. Dù rằng không mang tên nhà nước chuyên chính vô sản, nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng thực chất vẫn mang bản chất của chuyên chính vô sản. (tôi nhấn mạnh).(26)
Ðúng như ông Trần Ðộ đã ghi nhận: về vấn đề này, đảng cộng sản "thực hiện chuyên chính (nhưng) chỉ nói trong nội bộ chứ không công khai nói ra làm gì!"(27) Và cái gọi là "nhà nước của nhân dân, do dân, vì dân" (hoặc "nhà nước xã hội chủ nghĩa") trong thực tế chỉ là một nhà nước của Ðảng, do Ðảng và vì Ðảng mà thôị
Tại Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam Lần Thứ 8 (tháng 6/1996), ông Ðỗ Mười cũng khẳng định lại con đường xã hội chủ nghĩa "đổi mới," chủ nghĩa Mác-Lê và "tư tưởng Hồ Chí Minh," sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam và duy trì nguyên tắc "tập trung dân chủ," tiếp tục xây dựng và củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tức là "chuyên chế vô sản" v.v...(28)
Tân Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, trong những bài phát biểu từ khi nhậm chức tới nay cũng không nói gì khác hơn ông Linh và ông Mười. Trong một tài liệu "mật" gần đây ông Phiêu còn kêu gào đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa chống các quan điểm mà ông cho là "sai trái" như: "bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin," "phủ nhận sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng," "phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng," "phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta"(29)
Ðể kết luận có lẽ cần nhắc lại ở đây một nhận xét khá chí lý của nhà văn Dương Thu Hương: Xã hội Việt Nam chỉ có thể đổi mới và phát triển khi nào nó loại bỏ được hai nguyên tắc "lạc hậu và man rợ," đó là chuyên chính vô sản và tập trung dân chủ.(30)
Như vậy, ta thấy chính sách "đổi mới" được chủ trương từ cuối 1986 đến nay vẫn trung thành với "Tư tưởng Hồ Chí Minh" về mặt chính trị. Do đó, ta có thể khẳng định rằng trong "đổi mới" chính trị hiện nay có Ðổi (về mặt hình thức trong một số lĩnh vực không quan trọng trong đời sống chính trị) nhưng Không Có Gì Mới (về nội dung cơ bản như đã phân tích bên trên).
Ðiều mà chúng ta đòi hỏi không phải là một sự chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội kiểu cũ (trước 1986) sang chủ nghĩa xã hội kiểu mới hiện nay (gọi là "đổi mới"(31), mà là một sự đổi mới thật sự, tức là một sự thay thế hẳn chế độ xã hội chủ nghĩa (cả cũ lẫn mới) bằng một chế độ phi xã hội chủ nghĩa, về mặt chính trị (xây dựng một nền dân chủ đa nguyên) cũng như về mặt kinh tế (thiết lập một nền kinh tế thị trường thật sự - hãy cắt bỏ cái đuôi lòng thòng "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" gắn vào nền kinh tế thị trường đi! - như ở các nước Ba Lan, Hungary, Tiệp...). Xin nhấn mạnh: cần thay đổi hẳn chế độ toàn trị xã hội chủ nghĩa (système totalitaire socialiste) chớ không chỉ thay đổi nửa vời như hiện nayï Vì kinh nghiệm cho thấy rằng, như ông M. Gorbachev đã nói: "Tất cả những cải cách cục bộ đều lần lượt bị thất bại... Cần phải thay đổi một cách triệt để toàn bộ (chế độ cũ)."(32) Bởi vì chế độ toàn trị xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất bao gồm ý thức hệ, chính trị, kinh tế, v.v... không thể tách biệt ra được. Chỉ có làm như vậy thì dân ta mới có thể thực hiện được mục tiêu do Ðảng Cộng Sản Việt Nam đề ra nhưng bản thân họ không thể nào thực hiện được, đó là làm cho dân giàu, nước mạnh, một xã hội văn minh.
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
1 Tạp Chí Cộng Sản, Hà Nội, số 3, tháng 12/99, tr. 3 và 5.
2 Trích theo Nguyễn Văn Trấn, Viết Cho Mẹ và Quốc Hội, Văn Nghệ, California, USA, 1995, tr. 151.
3 Jean Lacouture, Hồ Chí Minh, Seuil, Paris, 1963/1969, tr. 204.
4 Phạm Văn Ðồng, Ho Chi Minh, un Homme, une Nation, une Époque, une Oeuvre, Éditions en Langues Etrange`res, Hà Nội, 1990, tr.84.
5 Lữ Phương, Diễn Ðàn, Paris, tháng 11/93, tr. 23.
6 Trần Ðộ (bút ký), Diễn Ðàn, tháng 1/99, tr. 20.
7 Nguyễn Văn Trấn, s.dd.d, tr.188,
8 Trần Ðộ, Diễn Ðàn, tháng 1/99, tr.20.
9 Lữ Phương, Diễn Ðàn, tháng 11/93, tr. 19 và 22.
10 Nguyễn Văn Trấn, s.dd.d, tr. 345.
11 Thành Tín (tức Bùi Tín), Mặt Thật, Saigon Press, USA, 1993, tr. 3.
12 Vũ Thư Hiên, Ðêm Giữa Ban Ngày, Văn Nghệ, California, 1997, tr.202.
13 Olivier TODD, Ho Chi Minh, L'homme et son He'ritage, Ðường Mới, Paris 1990, tr. 182.
14 Jean Francois Revel, Thế Kỷ 21, tháng 4/99, tr. 31.
15 Trích theo Trần Ðộ, Thế Kỷ 21, tháng 2 và 3, 1999, tr. 40.
16 Hồ Chí Minh, Toàn Tập, Sự thật, Hà Nội, 1984, tập 7, tr.783.
17 Ho Chi Minh, Tuyển tập, Sự thật, Hà Nội, 1980, tập II, tr. 159.
18 Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang, Trăm Hoa, California, 1993, tr. 125, 131, 133.
19 Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập II, s.dd.d, tr. 186-187.
20 Xem Võ Nguyên Giáp, Tạp Chí Cộng Sản, số 23, 1996, tr. 7.
21 Trích theo Tạp Chí Cộng Sản, số 11, tháng 6/97, tr. 7.
22 Lữ Phương, Diễn Ðàn, tháng 11/93.
23 Nguyễn Văn Linh, Tạp Chí Cộng Sản, số 7/91, tr. 16, 18, 21 và 23.
24 Ðỗ Mười, Nhân Dân 21/1/94.
25 Nhân Dân 20/4/92.
26 Ðào Duy Tùng, Về Con Ðường Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam, Sự Thật, Hà Nội 1991, tr. 72-73.
27 Trần Ðộ, Thế Kỷ 21, tháng 1/99, tr.48.
28 Communist Party of Vietnam, VIIIth National Congress. Documents, Thế Giới Publishers, Hanoi 1996, tr. 86, 93 và tiếp theọ
29 Tài liệu "Mật" số 01 KL/TW, ký ngày 10/8/98, đăng trong Diễn Ðàn, tháng 1/99, tr. 16.
30 Xem Diễn Ðàn, tháng 11/94, tr. 13, và tạp chí Quê Mẹ, Paris, tháng 4-5, 1990, tr. 38.
31 Hà Ðăng, Tổng biên tập TCCS còn nhắc lại rằng: "Ðổi mới để có chủ nghĩa xã hội," Tạp Chí Cộng Sản, số 2, tháng 2/99, tr. 9.
32 Mikhail Gorbachev, Mémoires, Ed. du Rocher, Poitiers, 1997, tr.
jeudi 14 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire