Hồ Chí Minh tay sai Cộng Sản Quốc Tế (1-4)
Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng sản quốc tế (1/8) ( Dai lo Kinh Hoang
(trích biên khảo "Bộ Mặt Thật của HCM" của N. Thuyên)
- PHONG TRÀO VIỆT-MINH.
Sau khi cuộc nổi loạn Xô-Viết-Nghệ-Tỉnh thất bại, đưa đến sự tan rã hoàn toàn của hệ thống "làng đỏ" đầu tiên thí nghiệm tại Đông Dương, HCM biến mất, trao quyền kiểm soát và chỉ đạo Cộng đảng Đông Dương lại cho Maurice Thorez. Bẵng đi gần 10 năm sau người ta mới thấy Hồ lại xuất hiện.
Phải công nhận rằng bộ tham mưu của Đệ Tam Quốc Tế ước tính tình hình cũng khá chính xác. Họ tiên liệu rằng sau khi chiếm Đông Dương, Nhật sẽ lật đổ chính quyền thực dân Pháp và có thể sau đó Nhật sẽ bại trận. Lúc đó, chính quyền tại Đông Dương, đặc biệt là tại Việt Nam sẽ bo? ngỏ, một cơ hội ngàn năm một thuở để CS cướp lấy chính quyền. Quả y như tiên liệu và Mạc Tư Khoa cho là thời cơ rất thuận lợi cho một cuộc cách mạng cộng sản.
Thế là từ một nơi ẩn náu nào đó, HCM được triệu về Mạc Tư Khoa lãnh chỉ thị hành động mới : đi Hoa Nam cùng với Nguyễn Khánh Toàn để tìm cách qui tụ lại các đảng viên CS còn lẫn trốn đâu đó tại biên giới Trung Hoa, hoặc vừa trốn khỏi tù của thực dân Pháp hay phát-xít Nhật. Hồ cũng được lệnh phải liên kết với nhóm Quốc gia đang tích cực hoạt động ở Hoa Nam để chuẩn bị cướp chánh quyền từ tay Pháp.
Mùa Xuân 1941, Hồ và Toàn lên đường đi Hoa Nam, nhưng khi đến Diên An, Hồ bỏ Toàn lại đây vì e ngại Toàn không chịu nổi kham khổ. Một mình lặn lội xuống Hoa Nam, lúc này đã đổi tên là Hồ Chí Minh, tự xưng là chiến sĩ Quốc gia chu? trương đánh đuổi phát-xít Nhật giành lại độc lập cho đất nước. Nhờ vậy, Hồ liên kết được khá đông các phần tử Quốc gia cũng đang có chủ trương như Hồ, đồng thời Hồ cũng khôn khéo tập họp lại nhóm đồ đệ cũ, trong số có Hồ Tùng Mậụ Cùng với thành phần Quốc Cộng này, Hồ thành lập Mặt Trận Việt Minh và cử cán bộ về nước bắt liên lạc với những tiểu tổ CS còn xót lại trong bóng tối và các đảng viên CS vừa được Pháp thả ra khỏi lao tù, để chuẩn bị ngày cướp chính quyền.
Để tạo thế thuận lợi và để mua chuộc cảm tình của Đồng Minh, Hồ tự nguyện đem tổ chức bí mật của mình làm tình báo cho quân đồng minh Anh-Mỹ, lãnh nhiệm vụ trinh sát các cuộc di chuyển quân sự của Nhật để báo cáo cho Đồng Minh và giúp đưa các phi công Mỹ bị cao xạ Nhật bắn rơi sang Trung Hoạ Bù lại, Hồ được sự giúp đở của Anh-Mỹ trong việc xây dựng, củng cố và phát triển du kích Việt-Minh. Chẳng hạn như sau khi Anh chiếm Madagascar, họ phóng thích tất cả các đảng viên CS bị Pháp đày cấm cố ở đây và thả dù họ xuống vùng căn cứ Việt Minh. Điều đáng ghi nhận là trong số các tù chính trị bị Pháp lưu đày tại Madagascar có cả những phần tử thuần túy Quốc gia như cu. Nguyễn Thế Truyền. Hồ đã ton hót với Anh không thả các phần tử Quốc gia này, phô bày rõ thủ đoạn tiêu diệt mầm móng Quốc gia để dọn đường cho một chính quyền CS.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, duy trì Bảo Đại ở ngôi Hoàng Đế và giao chính phủ cho cụ Trần Trọng Kim. Vốn là những người yêu nước thật thà nên cụ Kim và các nhân vật trong chính phủ của cụ đã phóng thích ngay tất ca? các chính trị phạm kể cả CS. Nhưng sau khi ra khỏi tù, đám CS "sớm đầu tối đánh" này liền gia nhập Mặt Trận Việt-Minh để lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim.
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, rút quân về nước, ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt-Minh cướp chính quyền ở Hànội nhưng lại như người ngồi trên đống lửa, vì theo Hiệp ước Postdam thì quân đội Anh đổ bộ lên Sàigòn, Quốc quân Trung Hoa tiến vào Hànội để tước vũ khí bại quân Nhật Bản và ngăn chặn Việt Minh, tức là tay sai của Cộng Sản quốc tế. Các tổ chức Quốc Gia yêu nước tỏ thái đô. chống đối Việt Minh, nên HCM đã phải nhượng bộ phe Quốc Gia, giành cho Quốc Gia 80 ghế trong Quốc hội và lập một chính phủ Liên Hiệp "Tam Đầu Chế" gồm có Quốc Gia, Cộng sản và Trung lập, giả vờ nhiệt tâm với chính nghĩa Quốc Gia, tuyên bố tự giải tán đảng Cộng sản, thành lập đảng Lao động.
Nhưng, đó chỉ là mưu kế, sự thực thì Cộng sản vẫn ra sức xâm nhập sâu trong quần chúng, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê, bành trướng cơ sở CS từ trên xuống tới xã ấp. Mặt khác, HCM ký Hiệp ước sơ bộ với Pháp, thừa nhận VN trong khối Liên Hiệp Pháp và Pháp thừa nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do thuộc khối Liên Hiệp Đông Dương.
Theo Hiệp Định Sơ Bộ thì Pháp có quyền chiếm đóng VN nên Pháp lần lượt đổ bộ vào VN chiếm hết vị trí này đến vị trí khác. Quân Pháp càng đánh chiếm thì vai trò của Việt Minh Cộng sản càng được đề cao, vì chính việc này đã làm cho họ trở thành những chiến sĩ thực sự giải phóng quốc gia, bảo vệ đất nước. Từ đó, Cộng sản có cớ để loại trừ, hoặc tiêu diệt các thành phần Quốc gia yêu nước, thực sự chiếm lấy trọn quyền độc đảng, không phải "ngáp phải ruồi" như lúc mới cướp chính quyền.
HCM trở thành người tiêu biểu cho sự đoàn kết quốc gia chống ngoại xâm, nên được nhiều người ủng hộ và đóng góp công sức, của cải để hưởng ứng công cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954
- CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP :
Vai trò Việt-Minh Cộng sản đã được củng cố, uy tín HCM được đề cao, công cuộc kháng chiến chống Pháp có rất nhiều thuận lợị Trong hoàn cảnh ấy, người lãnh đạo CSVN không nhất thiết là một con người có kiến thức uyên bác, tài ba xuất chúng mà chỉ là một kẻ đã thành công nhờ các yếu tố như sau :
- Sau thế chiến thứ II, tình hình quốc tế đã thay đổi hẳn, khiến cho cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa hoàn toàn không thể nào thực hiện được. Thực dân Pháp đã rơi vào lạc hậu, lỗi thời, vô tình làm cho Cộng sản thuộc địa tay sai của Đệ Tam Quốc tế có cơ hội núp dưới chiêu bài tranh thủ độc lập, tiêu diệt Quốc gia, bành trướng chủ nghĩa đế quốc CS, bao vây các nước thế giới tự do.
- Chủ nghĩa Mác-xít vừa mới lạ, vừa có tính chất cấp tiến để thu hút những phần tử trí thức có lý tưởng quốc gia nông nổi, đồng thời huy động được đa số quần chúng bị trị, bằng những hứa hẹn con đường tắt đưa đến bình đẳng, tự do, có một mức sống cao hơn, không còn cảnh người bóc lột người, v.v...
- Cách mạng vô sản Nga thành công, Đệ Tam Quốc tế đã rút được những kinh nghiệm về chiến lược, chiến thuật biến ảọ Lúc thì tự nhận là Quốc gia, khi thì hiện hình là Cộng sản tùy theo tình thế, nhưng luôn luôn giữ kín mục tiêu "đế quốc đỏ, thực dân mới" của mình. Chính vì vậy mà khi HCM thành lập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, hắn đã tuyển mộ các đảng viên đầu tiên trong các nhóm Quốc gia yêu nước sang Trung Hoạ Mãi đến ngày cướp được chính quyền tại Hànội năm 1945, dưới ngọn cờ Việt-Minh, HCM vẫn còn đội lốt một nhà lãnh tụ Quốc gia chân chính. HCM thành công là nhờ có tính kín đáo cần thiết, vừa đóng vai trò lãnh tụ nửa Quốc gia nửa Cộng sản.
Suốt 80 năm lịch sử dân tộc VN chống Pháp, không một ai nghe biết tên Hồ Chí Minh. Đột nhiên từ ngày Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, báo chí loan tin và công bố thành phần chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do HCM làm chủ tịch, mọi người đều thắc mắc về cái tên kỳ la.đó. Nhiều người cho rằng cái tên văn hoa quá nhất định không phải tên thật mà chỉ là tên hiệu.
Về lý lịch HCM, ngay cả những nhân viên trong thành phần chính phủ lâm thời cũng băn khoăn, không rõ được. Tất ca? từ trong đến ngoài, từ trên xuống dưới, mọi người đều nóng lòng muốn biết rõ HCM là ai và tên thật là gì. Sau một thời gian, có tin đồn HCM là tên mới của Nguyễn Aí Quốc (NAQ), con người bí mật đã từng khai sinh "đảng CSVN". Nhiều người dân còn thắc mắc NAQ là ai, và bàn tán đồn đãi mãi. Sau khi có tin đồn HCM là NAQ, Sở Mật thám ở miền Nam đã lục lọi hồ sơ để tìm ảnh NAQ so với những tấm ảnh của HCM bày bán đầy đường Hànội thì hoàn toàn chỉ là "cuội". Riêng HCM lúc nào cũng một mực không nhận mình là NAQ. Nhưng báo chí Thông tấn xã Cộng đảng lại thường công khai thú nhận HCM chính là NAQ.
Dù là HCM hay NAQ đi chăng nữa, thì cuộc kháng chiến chống Pháp nghiễm nhiên mang một ý nghĩa giành độc lập, bảo vê. Tổ quốc, nên được toàn dân ủng hộ. Nhưng, HCM chỉ là tay sai, một công cụ của đế quốc CS và Cộng đảng thuộc địa chỉ làm theo mệnh lệnh của Đệ Tam Quốc tế. Cho nên, kế hoạch, tài nguyên và nhân lực của cuộc kháng chiến chống Pháp tại VN không hẳn là riêng của VN, mà là của một tập đoàn CS quốc tế do Nga cầm đầu và yểm trợ toàn diện.
Về quân sự, Cộng đảng VN sử dụng chiến thuật chiến tranh nhân dân lấy nông thôn bao vây thành thị, vừa khai thác nhân tài, vật lực trong nhân dân, vừa cô lập các đồn bót của địch. Ngoài các vũ khí đạn dược đánh lấy được của quân Pháp, còn các loại quân trang quân dụng của Pháp nhập cảng vào, vô tình giúp cho Việt-Minh Cộng sản chiến thắng gồm :
- Thuốc sốt rét để dùng trong các vùng rừng thiêng, nước độc. - Nylon nhẹ dùng để che mưa, bọc quần áo, thức ăn, làm phao bơi qua sông rạch.- Vỏ xe hơi cũ dùng làm dép, để trèo đèo lội suối.- Xe đạp để thồ lương thực và đạn dược.- Dầu hỏa để thắp đèn.
Các thứ này do Pháp nhập cảng vào VN, các con buôn mang ra hậu phương bán cho bộ đội Việt cộng dùng, nhờ đó nên cuộc chiến mới có thể kéo dài, cũng nhờ vậy mà HCM mới dám tuyên bố :
- Trường kỳ kháng chiến ! Cuộc chiến đã kết thúc bằng trận Điện-Biên-Phủ (ĐBP). Vì dựa vào quan điểm quân sự cổ điển của Tây phương nên quân Pháp đã lâm vào thế bị động và không sao giữ nổi ĐBP. ĐBP là một căn cứ, một tiền đồn quan trọng giữa Lào, VN và Trung Hoa, nên VC đã được Trung cộng tận tình giúp đở, kể cả quân đội, lương thực và vũ khí.
Quân Pháp thất bại, phải ký một Hiệp định ngưng chiến với VC tại Hội nghị Genève ngày 21-7-1954, thừa nhận chu? quyền của chính phủ HCM trên toàn miền Bắc VN. Miền Nam VN tạm thời để cho Pháp lần lượt rút quân và sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Về chính trị và văn hóa, Việt-Minh cũng đạt được những tiến bộ tương tự như quân sự. Bắt đầu từ năm 1945, VC áp dụng chính sách cưỡng bách giáo dục, bắt mọi người phải biết đọc, biết viết Việt ngữ, để lồng vào việc học chính trị. Từ một số khá đông viên chức, chuyên viên, cán bộ mù chữ thiếu kinh nghiệm, đảng Lao động (CS) đã đào tạo được hàng ngàn viên chức, cán bộ chuyên môn và một đội ngũ khổng lồ của đảng phụ trách việc kiểm soát đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp dân chúng. Công việc kiểm soát dân chúng là một công tác vĩ đại nhất của đảng CSVN. Công tác quan trọng nhất này của VC có thể chia làm hai giai đoạn như sau :
- GIAI ĐOẠN PHẢN ĐẾ (1946-1949).
HCM vừa chiếm được cái quyền tối cao (Chủ tịch) trên đe dưới búạ Hồ hết sức ve vản mọi thành phần, đề ra những khẩu hiệu "Toàn dân đoàn kết, Tổ quốc trên hết", v.v... Để lôi kéo giới trí thức, tiểu tư sản, tiểu nông, tiểu thương, địa chủ... có thành kiến với CS, Hồ tuyên bố "Giải tán đảng Cộng sản Đông Dương", và kêu gọi "Toàn dân đoàn kết, toàn dân ủng hộ chính phủ kháng chiến chống Pháp". Ngoài ra, HCM còn trịnh trọng trao quyền lãnh đạo chính trị cho Mặt Trận Liên Việt gồm các đảng phái liên kết lại (nhưng thực quyền thực lực thì chỉ có Việt-Minh, cũng giống kiểu như các đồ đệ của Hồ ngày nay bày ra Mặt Trận Tổ Quốc).
Quyền tư hữu tài sản được triệt để tôn trọng (kiểu nhân dân làm chủ hiện nay). Trí thức được trìu mến (như Hội Trí Thức để ca tụng và phục vụ Nhà nước). HCM còn bày ra nhiều đảng như đảng Dân Chủ để nắm đầu địa chủ, phú thương, đảng Xã Hội để kiểm soát giới trí thức và các đảng phái, tôn giáo. Thực ra, những tổ chức này chỉ là "hữu danh vô thực", là bình phong cho CS ẩn núp để giật giây và lộng hành, mà không phải chịu trách nhiệm. Vì là bù nhìn nên các đảng phái này hoàn toàn không có uy tín đối với dân chúng. Riêng cái tên gọi là "Mặt Trận" đã đổi đến 3 lần. Từ Mặt Trận Việt-Minh đến Mặt Trận Liên Việt, đến Mặt Trận Tổ Quốc. Mỗi lần đổi tên thì Bản Cương Lĩnh thay đổi đôi chút, tráo qua trở lại cho hợp với mưu đồ của CSVN theo từng giai đoạn, và gỡ gạc uy tín với dân chúng lúc bấy giờ vì bị đồng bào thường xuyên chế diễụ Như Mặt Trận Việt-Minh, viết tắt là VM, đọc nhanh thành VEM. Thành ngữ "Nói như vẹt" được đổi lại "Nói như Vẹm" để chỉ cán bộ VM học thuộc lòng, nói thao thao toàn những chuyện giả dối và thủ đoạn gian manh lừa bịp.
Từ đó, HCM đổi Việt-Minh thành Liên Việt, giả vờ liên kết tất cả lại, viết tắt là LV. Dân chúng thấy tổ chức này còn bù nhìn hơn tổ chức trước nên đã đọc là "Lờ Vờ" để mỉa mai những kẻ a tòng theo CS, vào cái tổ chức này chỉ biết ù ù cạc cạc, hoặc làm tay sai cho CS, chẳng có ích lợi gì cho dân chúng.
Trong giai đoạn này, mặc dù HCM đã đùng nhiều thủ đoạn để lừa tất cả các đảng phái Quốc Gia, các giới trí thức, tiểu thương, địa chủ, v.v... vào cái chuồng do CS quản lý, Hồ vẫn chưa dám làm mạnh vì quyền hành chưa được củng cố, dân chúng còn nghi ngờ, không ưa thích gì chế đô. Cộng sản.
- GIAI ĐOẠN PHẢN PHONG (1950-1955) :
Sau thời gian vừa dụ dỗ, vừa thanh toán các thành phần Quốc Gia yêu nước, quyền hành đã vững chắc, HCM bắt đầu thay đổi chính sách mới, phản trắc hơn, quyết liệt hơn, độc tài hơn, vội vã gỡ mặt nạ đảng Cộng sản, thay cái tên mới là đảng Lao động và đề ra khẩu hiệu mới "Tích cực Phản Phong, song song Phản Đế".
Lúc bấy giờ, HCM đưa Phản Phong ngang với Phản Đế, vì những năm trước cần sự ủng hộ của mọi giới, mọi thành phần trong nước để ưu tiên kháng chiến chống Pháp. Sau những chiến thắng quân Pháp tại Lạng Sơn 1950 và nhiều chiến thắng nhỏ liên tiếp khắp các chiến trường, nhất là mở rộng vòng đai kiểm soát sát biên giới Hoa-Việt, dễ dàng liên lạc và nhận sự giúp đỡ của CS đàn anh Mao Trạch Đông, HCM đề ra công tác Phản Phong cũng ưu tiên như Phản Đế.
Lúc đầu, dân chúng không hiểu Phản Phong là gì. Cán bộ VC phải tổ chức nhiều cuộc học tập để định nghĩa, giải thích mà chủ đích là gây căm thù giữa người này với người khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác, v.v... và mục tiêu chính là "TIÊU DIỆT TRÍ THỨC, ĐỊA CHỦ", và bất cứ ai không ưa thích CS đều bị ghép tội "kẻ thù, phản động".
HCM cho thi hành chiến dịch "Cải Cách Ruộng Đất". Chiến dịch này chia làm hai giai đoạn :
1a/ THUẾ NÔNG NGHIỆP.
Thứ nhất là hai sắc Thuế Nông Nghiệp và Thuế Công Thương Nghiệp, nhằm bần cùng hóa nhân dân, biến nước Việt Nam thành mộ xã hội bần cố, mọi người phải cúi đầu tùng phục đảng CS, để thiết lập chế độ độc tài vô sản chuyên chính. Thuế Nông Nghiệp và Công Thương Nghiệp dựa vào SỰ ƯỚC ĐỊNH của cán bộ đảng về mức thu hoạch/lợi tức, rồi GIẢ VỜ ĐƯA RA NHÂN DÂN BÌNH NGHỊ cho có hình thức dân chủ nên chẳng ai dám lên tiếng sửa saị Ngoài ra, trong xóm làng, có những người vốn đã ganh ghét nhau trước, hoặc muốn lập công với VC, tỏ ra giác ngộ, v.v.... bèn phát biểu phải nâng lên mức thuế, bắt người chịu thuế phải è cổ ra mà đóng thuế.
Không đủ tiền đóng, không đủ thóc luá đóng, thì phải bán tư trang hay vật dụng cho đủ tiền đóng trước thời hạn đã định. Nhiều nông dân phải bán trâu bò để đóng thuế, đến vụ mùa sau phải kéo cày thay trâu bò. Người làm công nghiệp phải bán dần máy móc như máy may, máy dệt... cho đến lúc phải làm bằng taỵ Thương gia thì bán phô, bán nhà, che lều tranh bên căn nhà cũ kiếm sống qua ngày.
Riêng thành phần khá giả hơn, VC ghép cho cái tội "Địa chủ". Đối với người có ruộng đất nhiều, hoặc không nhiều, nhưng nhân lực gia đình không đủ tự canh tác, phải cho ke? khác làm đóng tô, VC gán cho họ cái tội "Bóc lột". Thành phần ở thành thị có đời sống cao hơn, nhờ kinh doanh thương mại thì VC gọi họ là "Tư sản mại bản" và họ cũng mang cái tội là... "Bóc lột nhân dân".
Nói chung, thành phần nào có đời sống khá giả đều bị VC gán cho cái tội "Bóc lột". Và "Bóc lột" là kẻ thù của giai cấp công nhân lao động nên cần phải tiêu diệt ! Cho nên lúc bấy giờ, HCM và đảng của ông ta đề ra khẩu hiệu : "Đoàn kết bần cố nông, liên kết trung nông, lôi kéo phú nông, tiêu diệt địa chủ" ! Không thấy khẩu hiệu về Thuế Công Thương Nghiệp vì lúc ấy, 95% người dân VN sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, VC cũng có đặt các thứ thuế Công Nghiệp, Thương Nghiệp, Sát sinh, Lâm thổ sản và Xuất nhập cảng, không bỏ sót một thành phần nàọ Bất cứ ai có tiền, có đời sống khá gia? đều bị ghép vào "địa chủ, tư bản, phản động" và dĩ nhiên là có tội... "Bóc lột". Vì vậy, có nhiều nhà thèm thịt, bắt con gà do chính mình nuôi làm thịt ăn cũng phải dấu kỹ, ăn lén, chôn lông. sơ. người chung quanh biết, cán bộ VC biết thì sẽ bị quy vào thành phần khá giả, có tội bóc lột, v.v...
Chính sách thuế Nông Nghiệp và Công Thương Nghiệp do HCM đề xướng được đảng của Hồ khoe khoang đề cao là tiến bộ bật nhất, vì vừa giản dị vừa chính xác !
Song song với các sắc thuế khắc nghiệt đó, HCM và đảng của Hồ còn đề ra chính sách "Giảm tô" và chính sách thu thuế. Để xoa dịu số đông là thành phần bần cố nông vốn đã nghèo nàn thiếu thốn, nay lại phải đóng thuế nặng nề hơn trước, HCM đề ra chính sách "Ban ơn trước mặt, móc túi sau lưng", bằng cách cưỡng bách địa chủ, phú nông phải giảm tô cho mọi người cày cấy, ví dụ như nếu trước khi phải đóng cho chủ ruộng 50% số lúa thu hoạch thì nay người nông dân mướn đất chỉ cần đóng 10%, 20% hay 30% số lúa thu hoạch tùy theo thành phần để rồi, đảng của Hồ qui hoạch tổng số thu nhập thực thụ của người nông dân phải chịu thuế, rốt cuộc... người nông dân cày cấy chỉ là trung gian, lấy thêm của chủ ruộng để nộp cho Đảng và Nhà nước.
Để chóng bần cùng hóa giới phú nông và tiêu diệt nhanh giới địa chủ mà đảng của Hồ luôn luôn cho là bọn phản động, là kẻ thù của đảng, HCM còn đặt ra Thuế Phu. Trội (PT).
Ngoài thuế chính nghạch phải nộp cho chính phủ, thành phần phú nông, địa chủ còn phải đóng thuế PT cho đảng của Hồ, nghĩa là tùy theo các bậc thuế PT đã được qui định sẵn từ 01 đến 41, thì thuế chính ngạch mà mọi người phải đóng là 50% số thu hoạch cho chính phủ, còn lại 50%, nếu ai phải đóng ở thuế PT bậc trung bình 20, thì phải đóng thêm 30% của số thu hoạch còn lại cho đảng. Nếu ai phải đóng thuế PT bậc 41 là bậc cao nhất thì coi như... chẳng còn gì để ăn.
Có những trường hợp cười... không ra nước mắt như, cán bộ thuế VC cố tình ấn định mức thu hoạch cao hơn mức thu hoạch thực thụ qua những bình nghị không chính xác vì đối tượng đã bị xếp vào hạng kẻ thù của đảng. Do đó, các cán bộ thu thuế VC cũng không cần phải định thuế chính xác, trái lại còn áp dụng những hình thức đàn áp dã man như, nếu không đủ lúa để nộp, đảng và nhà nước không nhận số tiền tương đương mà bắt buộc người chịu thuế phải ra chợ mua lúa theo giá chợ đen để nộp thuế (sau 75, VC đã áp dụng chính sách này tại vài nơi ở miền Tây Nam phần, bị dân chúng phản đối mạnh nên phải bỏ đi).
Thường thì giới khá giả ở nông thôn có mảnh vườn chung quanh nhà để trồng cây ăn trái, chăn nuôi súc vật tự túc, cũng bị qui ra ruộng lúa để tính thuế với sản lượng cao nhất. Nhưng chưa phải là xong, họ còn phải chịu thuế lợi tức chăn nuôi gà, vịt, heo thỏ, dê, v.v... (sẽ kể lại trong phần thuế Công Thương Nghiệp).
Thuế Nông Nghiệp mỗi năm thu hai lần (vụ mùa và vụ chiêm). Trong mỗi vụ mùa, trước khi thu thuế , đảng của Hồ đều phát động một chiến dịch học tập, hô hào mọi nông dân thi đua "Phơi khô, quạt kỹ, nộp nhanh" vì cán bộ Việt-Minh đã có kinh nghiệm lúc Nhật còn chiếm đóng, có đề ra việc thu thóc của nhân dân, chính cán bộ VC đã xúi người dân ngâm thóc vào nước cho nặng cân và trộn lúa lép vào, nên giờ họ ngại dân quen nếp cũ. Và họ đã bắt dân phải "thi đua", chẳng những phải "phơi khô, quạt kỹ" mà còn phải "nộp nhanh".
Những thành phần bần cố nông, một phần nhờ bị ít thuế nên họ có thể gánh lúa đến kho thuế nhanh, một phần vì họ đã trở thành cán bộ đảng, hay ít ra cũng là ông nọ bà kia trong các Ủy ban Hành Chánh, Đoàn thể, Hiệp hội địa phương... nên họ phải làm gương, phải thi hành đúng tiêu chuẩn thi đua. Còn thành phần phú nông, địa chủ thì... dù đã hết sức cố gắng, dù vợ chồng con cái đều cùng nhau gánh thóc dến kho thuế nhưng họ ít khi gánh đến kho xã ấp kịp thời (kho đã đầy lúa/thóc), nên họ phải gánh thóc đến kho Huyện, Tỉnh ở xa vài chục cây số.
Lúa thóc mang đến kho để nộp thuế không hẳn đã được nộp ngay, đôi khi phải đợi ngày này qua ngày khác, vì cán bộ VC còn xét lý lịch theo thứ tự ưu tiên được... nộp thóc vào kho.
Trong mọi trường hợp, cán bộ CS đều được biệt đãi ví dụ như việc điều trị tại bệnh viện, con cái vào trường học, thi cử, mua hàng quốc doanh, v.v..
Vấn đề thi đua đóng thuế do đảng và chính quyền VC đề ra, giới khá giả không có cách nào chu toàn được nên ho. tự nhận... "thua non", thì bị ghép tội "châm biếm, phản động". Họ cảm thấy cùng quẩn, muốn trở thành bần cố nông cho đỡ khổ nên "tự giác" đem ruộng đất, tài sản hiến cho đảng và Nhà nước. Nhưng chưa hết chuyện đâu, vì họ còn phải xin phép Nông hội địa phương cứu xét kỹ xem họ có còn của kín (vàng bạc, châu báu) hay không, rồi đảng mới có thể "nhận dùm cho". Họ chi? giữ lại trâu bò và một số tiền đủ để mua thóc giống và phân bón cho vụ sau. Thực ra lúc đó, nhiều người đã kiệt quệ, không còn đâu để bới ra thêm được nữa, bởi trong những năm đầu, đảng và chính quyền VM đã hô hào nào là "Tuần lễ Vàng" để kháng chiến chống Pháp, nào là "Thi đua nhận bộ đội làm con nuôi", v.v... người dân vì tình thân yêu nước muốn góp công chống Pháp nên đã thi hành hăng hái triệt để, đã dốc ra hết của cải tài sản để được đề cao là "Chiến sĩ thi đua" nên đã trở thành "chiến sĩ khánh tiệt" mà đảng vẫn không tin.
*
***
*
Hồ Chí Minh tay sai Cộng Sản Quốc Tế ´(II)
Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng sản quốc tế (3/8) ( Gopgio )
(trích biên khảo "Bộ Mặt Thật của HCM" của N. Thuyên)
Một số phú nông, địa chủ đành phải liều mạng, vì không còn cách nào để làm vừa lòng đảng và chính quyền Việt-Minh, nên đã nằm ì ra tới đâu hay tới đó. Đảng và chính quyền tới nhà xúc đi, khiêng về nhà lao nhốt, đưa giấy có mẫu sẵn bắt phải điền vàọ Hết phần tự kiểm đến phần tự nguyện dâng hết cửa nhà, sản nghiệp cho đảng và nhà nước, không được mang ra một món gì dù lớn hay nhỏ, thì ruộng đất, tài sản mới được Nông hội địa phương "nhận dùm", rồi đến các chuồng bò hàng xóm còn bo? trống mà ở. Lúc đó, đảng và chính quyền địa phương mới chịu tha cho người đó cái tội "bóc lột" và được ban khen là... "người tiến bộ" !
Một số các phú nông, địa chủ trốn ra vùng Pháp còn chiếm đóng để thoát nạn. Cán bộ đảng và chính quyền địa phương bèn mở "phiên tòa" xử tử khuyến diện đương sư. về tội Việt gian, bắt các thân nhân liên hệ còn lại phải đứng nghiêm trước phiên xử từ đầu đến cuối, rồi buộc phải ký tên thừa nhận bản án. Còn số đồng bào bi. bắt đến dự phiên tòa thì phải hô những khẩu hiệu do cán bộ VM hướng dẫn như... "Đả đảo Việt gian phản quốc", "Hoan hô chủ tịch Hồ chi Minh".
Vì số đông đả đảo và hoan hô tới tấp nên đôi khi những tiếng "đả đảo, hoan hô" hòa lẫn nhau và lắm khi người ta chỉ nghe... " Chủ tịch Hồ Chi Minh, đả đảo, đả đảo" vì các tiếng Việt gian, hoan hô quá ít. Nhiều người thì thầm bàn tán : -"Đả đảo Hồ chí Minh thì cũng như đả đảo Việt gian" !
Khi tinh thần nhân dân đã trở nên khiếp nhược thì HCM và đảng bèn đư a ra chính sách "Điều chỉnh diện tích ruộng đất", vì nghĩ rằng dưới thơì Pháp đô hộ, nông dân đã man khai diện tích ruộng đất để trốn thuế, nhất là thành phần phú nông, địa chủ là những thành phần cường hào ác bá có quyền lung lạc ở địa phương.
CS dùng các cán bộ cốt cán bắt nông dân phải khai tăng diện tích ruộng đất, để đảng dựa theo đó mà gia tăng sản lượng và gia tăng thuế. Thành phần bần cố nông có độ 3 sào, phải gương mẫu tự khai tăng lên từ 15 đến 30% diện tích làm tiêu chuẩn để bắtdân phải khai theọ Sau đó, CS bắt dân tập họp từng vùng lại, cho cán bộ làm chim mồi "tự giác" khai giữa buổi họp đại khái rằng... "Anh ta có hai sào ruộng, theo sản lượng tính thuế có 260 kílô thóc, nhưng thật sự anh ta gặt được những... 390 kílộ Như vậy, diện tích đất của anh ta phải là 3 sào mới đúng".
Cán bộ đội trưởng các cuộc tập họp còn đưa ra lời hăm dọa : -" Nếu không khai báo đúng sẽ bị tịch thu ruộng đất và tài sản. Ruộng đất sẽ giao cho đội sản xuất phân phối canh tác còn tài sản thì bù vào số thuế thất thu từ trước". Do đó, ai nấy đều lo sợ, tự ý khai tăng diện tích đất của mình lên, ví dụ như người có một mẫu thì khia tăng lên 1 mẫu 5 sào và thu hoạch 1300 kí lúa phải khai tăng lên 1650 kí.
Thành phần phú nông, địa chủ chịu bậc thuế cao, thiếu thóc để đóng thuế đã đành, đàng nay, có nhiều bần nông thu hoạch xong cũng chỉ đủ để... đóng thuế. Tình hình này khiến cho nhiều bần nông vốn là thành phần cốt cán của đảng cũng ngấm ngầm bất mãn, tiêu cực trong công tác làm ảnh hưởng đến nhiều chính sách của đảng.
HCM và đảng bèn đề ra đợt điều chỉnh diện tích, bằng hình thức tự kiểm thảo của mỗi giớị Lúc bấy giờ, nhiều ông nhiều bà trong giới bần cố nông mới dám nói
thật là... "Tôi điển hình phải khai như vậy", "Tôi bị cán bộ bồi dưởng chính sách ép làm như thế", hay là "Tôi ngượng với nhân dân, không dám phản đối, chỉ nghe theo",v.v.... Song song với đợt "Điều chỉnh diện tích", đảng lại đề ra "Thi đua tăng năng suất". Từ một mẫu ruộng năng suất 1,300 kílô, thi đua thách, bắt tăng lên 1,600 kílô thóc. Giai đoạn này là "điều chỉnh sản lượng", cũng có lắm ý kiến bàn cãi, vì đám cán bộ cốt cán vẫn giữ vai trò gương mẫu, và mọi người phải nhao nhao đồng ý theọ Chỉ có vài người thuộc thành phần lỡ trung nông, lỡ bần nông, không phải là đảng viên thầm thì bàn bạc với nhau : "Cải cách đã sửa sai rồi, bây giờ lại theo như cải cách thì sửa sai cái gi ? Thì thầm với nhau như vậy nhưng không ai dám nói gì, đành bóp bụng chịu.
1b/ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP.
HCM và đảng của Hồ chủ trương bao vây kinh tế các vùng Pháp chiếm đóng, tạo khó khăn về lương thực và vật dụng đối với quân đội Pháp cũng như người dân sống trong các vùng ấỵ
Vì vậy, việc buôn bán giữa hậu phương và các vùng bi. Pháp chiếm bị ngăn cấm tuyệt đốị Những người buôn lậu bị bắt, bị phạt tù, hàng lậu bị tịch thụ Tuy vậy, việc buôn hàng lậu không tài nào ngăn cấm được triệt để, bởi các cán bộ hạ tầng của đảng quá thiếu thốn, nên đã có sự thông đồng với con buôn để chia lợi, hoặc hàng lậu bắt được nhưng không báo cáo công khai, chỉ chia nhau dùng và đem biếu cán bộ cấp trên.
Do đó, việc buôn bán rất thịnh hành, con buôn có đời sống cao hơn nông dân. Hơn nữa, nhờ có buôn lậu mà hậu phương mới có được những hóa phẩm như thuốc tây, xăng dầu hay nguyên liệu để chế biến, sản xuất, v.v...
Thấy vậy, HCM và đảng của Hồ bèn hạn chế phong tỏa kinh tế và đề ra "Thuế Công Thương Nghiệp" và lập "Mậu Dịch Quốc Doanh".
Thuế Công Thương Nghiệp cũng như thuế Nông Nghiệp nhưng đánh trên lợi tức thu được HÀNG THÁNG. Ước định số lợi tức của mỗi công thương gia hàng tháng, tùy theo nghề làm, loại buôn để xếp hạng phải đóng thuế bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Nếu có số lợi tức cao, các công thương gia cũng phải chịu "lũy tiến gia tăng" (như các địa chủ phú nông đóng thuế PT), là phải đóng thêm từ 15 đến 30% nữa. Mỗi Công, Thương gia phải mua nơi chính quyền một cuốn Sổ
Chi Thu có ghi đầy đủ các tiết mục. Mỗi lần mua món gì, bao nhiêu, bán món gì, bao nhiêu (dù là bán nước, bán trấu hay sản xuất cái gào, cái nồi đất, v.v... ) đều phải làm 3 hóa đơn (1 giao người mua, 1 nộp ban thuế, 1 giữ).
Tuy nhiên, sổ sách và những hóa đơn này chỉ giữ lại đê? mỗi khi chính quyền cần kiểm tra, hoặc trình báo địa phương, chứ không phải để tính thuế vì CÔNG VIỆC ĐÓNG THUẾ LÀ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN DÂN không phải của chính quyền Đảng cho rằng, dưới một chế độ dân chủ tiến bộ, nhân dân LÀM CHỦ MỌI CÔNG VIỆC, chính quyền chỉ THU VÀ GIỮ mà thôi. Nên việc tính thuế, đóng thuế, thu và nạp là việc của nhân dân, vì đảng luôn luôn tin vào sự giác ngộ, sáng suốt của nhân dân, không cần căn cứ vào sổ sách giấy tờ, vì giấy tờ chỉ là hình thức không xác thực. Đảng coi việc chấp nhận mức thuế, nạp các loại thuế là một "HÂN HẠNH", khác hẳn các nước tư bản là một "nghĩa vụ". Việc đóng thuế là "thể hiện lòng yêu nước", nên việc đóng thuế là một "hân hạnh". Nếu ai không xứng đáng với "DẶC ÂN" đó, hoặc vì lý do gì không làm tròn "HÂN HẠNH" đó, thì nhân dân có bổn phận phải đối xử với họ, chính quyền và Đảng chỉ thi hành những biện pháp DO NHÂN DÂN đề ra.
Ban đầu, nhân dân còn thắc mắc chưa hiểu được "HÂN HẠNH" và "ĐẶC ÂN" là gì. Sau những cuộc học tập gọi là "bồi dưỡng" do đảng và chính quyền tổ chức để "đa? thông tư tưởng" của nhân dân thì... nhân dân mới được rõ :
- Tại sao nộp thuế là một "HÂN HẠNH", một "DẶC ÂN" ?
Theo HCM và các cán bộ đảng thì, dưới chế độ "Dân chu? Nhân dân", NGƯỜI CÔNG DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN KINH DOANH TỰ DO, đây là đặc điểm quan trọng khác chế độ tư bản, vì kinh doanh nằm trong phạm vi của "Mậu Dịch Quốc Doanh". Nhưng vì hoàn cảnh chung, chính quyền và Đảng đã "thương lượng" với cơ quan Mậu Dịch Quốc Doanh để dành "ĐẶC ÂN" cho những thành phần nào, những việc kinh doanh nào mà tư nhân được làm, chứ không phải ai cũng được quyền kinh doanh và kinh doanh cái gì tùy ý (như địa chủ không được quyền bán cơm, cắt tóc, v.v... vì rất nguy hiểm cho sinh mạng của nhân dân).
Vì vậy, đơn xin hành nghề Công, Thương phải nộp cho Ủy Ban Hành Chánh, nhưng cho phép hay không là quyền của Chi Bô. Đảng, vì CHỈ CÓ ĐẢNG MỚI BIẾT RÕ LẬP TRƯỜNG CHÍNH TRI. CỦA ĐƯƠNG ĐƠN. Sau đó, quyền kiểm soát dịch vụ chuyên môn liên hệ và nhu cầu do Mậu Dịch Quốc Doanh điều khiển.
Do đó, không phải hễ ai đã "HÂN HẠNH" nộp thuế là được "ĐẶC ÂN" kinh doanh vì TỰ DO KINH DOANH CAO QUÍ HƠN TẤT CA? MỌI THỨ TỰ DO KHÁC ! VÀ, CHÍNH VÌ SƠ. CHÊT ĐÓI MÀ TOÀN DÂN MIỀN BẮC VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG DÁM CƯỠNG LẠI BẠO QUYỀN CỘNG SẢN ! Vì tầm mức quan trọng, bổn phận của nhân dân phải làm gì ? Cán bộ hô hào nhân dân phải đi họp đông đủ, có mặt những người hành nghề Công Thương ở địa phương, đê? mổ xẻ công việc làm ăn của mỗi Công Thương gia, rồi lập danh sách thứ tự từ người thu hoạch nhiều nhất xuống dần tới kẻ thu hoạch ít nhất, gọi là "Bình Dọc". Danh sách thứ tự này còn được gọi là "Sổ hành nghề Công Thương".
Tiếp đến cuộc họp thứ hai, các Công thương gia tự mổ xe? nhau về mức lợi tức thu hoạch, bình nghị ai hơn ai kém trong buổi họp có đông đủ nhân dân địa phương chứng kiến và cuối cùng, tất cả mọi người đều có quyền giơ tay "biểu quyết xác định" mức lợi tức hàng tháng của mỗi Công Thương gia, xếp hạng họ vào loại cao hay thấp để chịu thuế từ 20% đến 60% lợi tức, được gọi là "Bình Ngang", nghĩa là cán bộ hô hào mọi người bới móc nhau, cạnh tranh, ganh tị, tố cáo nhau, để ước định mức thuế.
Còn "chính quyền và nhân dân" thì chỉ là kẻ chứng kiến và thi hành việc thu thuế mà thôi ! Qua các buổi họp kiểu "dân chủ" thủ đoạn như trên, đảng của HCM tha hồ khai thác sự xích mích, thù hằn giữa những người dân cùng làng, cùng xóm, được dịp trả thù nhau trong những buổi họp "Bình thuế". Do đó, hầu hết mức thực thu của mỗi Công Thương gia đều bị "kích lên" gấp đôi, gấp ba lần. Vì vậy, người dân bỏ công sức ra làm mà không đu? ăn lại phải bán tư trang dần để nộp thuế, dần dần ho. phải kiệt quệ. Cuối cùng, họ đành phải tìm cách trốn sang vùng Pháp kiểm soát nương thân sống tạm, mặc cho Mậu Dịch Quốc Doanh ban ân xuống phước.
Vì chính sách thuế Nông Nghiệp và Công Thương Nghiệp của HCM và bè đảng quá thủ đọan, khắt khe, Thâm độc, nhằm bóc lột và đàn áp, nên đại đa số người dân đã trở thành bần cố, ngoan ngoản làm công cụ cho chính quyền do đảng CS lãnh đạo, núp dưới danh từ "Đảng Lao Động", một đảng quái gở, độc tài, hà khắc, dã man nhất trong lịch sử loài người từ xưa tới nay.
Đảng Lao Động do HCM lãnh đạo là một quái thai của đảng CSVN, ngày nay đã lộ nguyên hình, chỉ là công cụ thuộc địa, tay sai cho Đế quốc Cộng sản Nga sô, đang lảm nhảm đề cao những thủ đoạn vụng về, ấu trỉ "Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo", nghĩa là nhân dân phải cúi đầu làm nô lệ dưới hai tầng áp bức và bóc lột tận cùng xương tủy.
ĐẤU TỐ CHÍNH TRỊ.
Đang lúc toàn dân thiên hạ đang thất điên bát đảo về các thuế Nông Nghiệp và Công Thương Nghiệp mà dân chúng gọi là "Thuế Sạt Nghiệp" thì HCM và đảng của ông ta đã chuẩn bi.trong bí mật, bất thình lình phát động một chiến dịch đại qui mô chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là chiến dịch "Đấu Tranh Chính Trị".
Sau một thời gian các đảng viên CS liên lục hội họp, học tập kín từng cấp bộ, đả thông tư tưởng, thông suốt chu? trương và thủ đoạn của HCM, bắt đầu nửa đêm 23 tháng Chạp âm lịch, tức vào đầu tháng 2 năm 1953, có tiếng mõ trống báo động bất thình lình khắp hang cùng ngõ hẻm. Dân chúng ai nấy tưởng Pháp tấn công qui mô bất ngờ, nên rất hồi hộp lo sợ, nhưng khi biết ra thì đảng bắt đầu phát động chiến dịch "Đấu tố chính trị", tập họp mọi tầng lớp nhân dân theo đơn vị thôn ấp, được cán bô. hướng dẫn đến một địa điểm Xã hoặc Liên Xã, đê? TỔNG KIỂM THẢO về thuế Nông Nghiệp và Công Thương Nghiệp.
Trên bàn chủ tọa, có đôi ba tên đảng viên cốt cán như Bí thư Xã ủy, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh, Trưởng ban Nông hội, tuyên bố lý do tập họp, thường chỉ có một câu : - Tại sao có nhiều người ngoan cố không chịu nộp thuế, hoặc nộp không đủ số thuế đã ấn định ?
Mọi người đều im lặng vì họ biết cán bộ đã nói sai rồị Suốt hai năm qua, giàu cũng như nghèo, phú nông, địa chủ hay bần cố nông đều đã kiệt quệ, không còn ai có thể chạy ra thóc lúa, tiền bạc để đóng cho hai sắc thuế "sạt nghiệp" ấy được nữạ Nhưng cán bộ CS đưa ra câu hỏi trên, không phải là họ muốn tìm hiểu thực trạng về thuế, mà nhằm thực hiện một thủ đoạn chính trị vô cùng ác nghiệt và man rợ, vì trước khi tập trung đồng bào tại các địa điểm để tổng kiểm thảo, các cán bộ CS đã chuẩn bị sẵn giây thừng, gậy, hèo, búa, và nhiều dụng cu. tra tấn khác.
Sau khi tuyên bố lý do, cán bộ CS đọc danh sách của những người thiếu thuế, không kể là thiếu ít hay thiếu nhiều đều bị điệu ra trước bàn chủ tọạ Cán bộ chủ tọa lần lượt hỏi từng "can phạm" hai câu chính là :
- Kẻ nào đã xúi giục "can phạm" không nộp thuế ?
- Có phải là... Nguyễn văn Tí/Tèo/Ất/Giáp (cán bô. gọi tên những người đã có tên trong sổ den mà cán bộ muốn mang ra đấu tố) xúi mày phải không ? Nói mau ! "Can phạm" chưa kịp hoàn hồn, chưa kịp nghĩ ra ai thì cán bộ chủ toạ đã ra dấu cho cán bộ hạ tầng bu lại đè xuống đánh phủ đầụ Nếu không nhìn nhận ngay thì "can phạm" sẽ bị lôi ra phía sau đánh đập, kìm kẹp tra tấn cho đến lúc nạn nhân không chịu nổi nữa, chỉ còn biết gật đầu xác nhận là đã nghe lời xúi giục của ông... Tí/Tèo/Ất/Giáp nào đó . Nếu không gật đầu xác nhận thì nạn nhân có thể bị đánhđập cho đến chết. Tức thời, Nguyễn văn Tí/Tèo/Ất/Giáp nào đó bị trói ngay và cán bộ cổ động mọi người hô to liên tục "Đả đảo Nguyễn văn...Gì đó". Chương trình đấu tố cứ lập đi lập lại liên tục như thế cho đến người thiếu thuế sau
cùng. Những ai đã khai rằng đã bị ai đó (do cán bộ CS mớm tên) xúi giục thì được tha về.
Tiếp theo đó là phần tra tấn những người BỊ KHAI tội xúi giục, mà tên tuổi đã nằm trong sổ đen của đảng CSVN. Ho. thường là những người Quốc gia yêu nước thuộc các đảng phái, hay không đảng phái nhưng không theo hay không ưa Cộng Sản.
Dĩ nhiên là họ bị tra tấn tào bạo hơn và bị bắt buộc phải trả lời hai câu hỏi sau đây :
1. Mày ở trong tổ chức phản động nào ?
2. Trong tổ chức phản động của mày có thằng Dần, Mẹo (lại mửng cũ để bắt ai đó) nào đó không ? Vì bị đánh đập tàn nhẩn quá nên khi trả lời câu hỏi thứ nhất, có nhiều nạn nhân không theo đảng phái nào cả đã phịa ra đảng X, đảng Y gì đó (có người đã khai là ho. thuộc đảng Bảo Đại, đảng Tây, đảng Nhật gì đó, v.v... ) cho đỡ bị đòn. Thậm chí có những nông dân ít học, từ bé chỉ biết cặm cụi làm ăn trên ruộng vườn do ông bà để lại, bị tra tấn cuống quá bèn khai rằng mình thuộc "đảng Cộng sản", vì dân ta đã từng nghe lờ mờ về đảng CS rồi không nghe thấy gì nữa, chứ họ đâu biết rằng đảng CS đã biến dạng thành đảnh Lao Động và cán bộ đảng Lao động đang tra tấn họ như bầy dã thú.
Khi trả lời câu hỏi thứ hai thì hầu hết đã bị tra tấn ngất ngư nên chỉ còn biết gật đầu xác nhận thằng A hay ông B nào đó (tên do cán bộ chủ tọa mớm cho) là những tên "phản động", cho đảng của Hồ có cái cớ để bắt giam ho. và lần lượt đem ra xử trước các "Toà án nhân dân".
Tất cả những người bị gọi là "phản động" và bị cán bô. CS bắt tra tấn trên đây thuộc đủ mọi thành phần... giàu, nghèo, có học, thất học, địa chủ, tiểu tư sản, nông dân thuần túy, v.v... chỉ vì sơ hở một lời nói, một cử chi? hoặc đã có một hành động dù nhỏ nhoi, như đã tỏ ra bất bình hay lưng chừng không theo CS.
Thực ra, những kẻ chống đối CS, hoặc đã bỏ chạy sang cácvùng Pháp chiếm đóng, hoặc đã bị CS thủ tiêu trong mấy năm vừa quạ Nhưng đối với Việt cộng thì LƯNG CHỪNG CŨNG NẶNG TỘI NHƯ PHẢN ĐỘNG ! Do đó, HCM và đảng của ông ta đã đề ra khẩu hiệu :- THÀ GIẾT LẦM CÒN HƠN BỎ SÓT ! Về hình thức xử án thì cũng như những lần tập họp trước. Tập trung nhân dân, cán bộ đảng tuyên đọc tội trạng, "hỏi ý kiến nhân dân" về biện pháp trừng trị và thi hành ngaỵ Nói là "hỏi ý kiến nhân dân" cho ra vẻ "Toà án nhân dân" nhưng các cán bộ cơ sở đã chuẩn bị sẵn những lời đề nghị cho các cán bộ cò mồi đưa ra, và đã chuẩn bị đâu vào đó những hình phạt và hình thức áp dụng như sau :
- Bắt nạn nhân phải quỳ trên đống sỏi lẫn lộn với gạch vụn, miểng chaị Hai tay giơ lên đỡ một thùng đá nặng đặt ngay trên đầu.
- Nạn nhân bị treo hai tay, hay hai chân bằng một sợi thừng vắt qua cái đà ngang giữa hai cây trụ. Chốc chốc lại kéo lên, hạ xuống, vừa đánh vừa tra hạch. Thỉnh thoảng thả rơi cái bịch xuống đất.
- Quấn giẻ có tẩm dầu vào hai ngón tay cái rồi bật lửa đốt.
- Bỏ nạn nhân vào trong một cái rọ rồi dìm xuống nước vài ba phút, lôi lên tra hỏi, nếu chưa nhận tội thì lại dìm xuống nước.
- Kẹp đầu ngón tay các nạn nhân giữa gọng một cái ê-tô (étau). Cứ mỗi lần tra hỏi mà nạn nhân chưa nhận tội thì cán bộ quay xiết thêm một vòng.
Những hình thức tra tấn dã man trên đây đều được cán bộ CS áp dụng trong các vùng do Việt-Minh kiểm soát. Cho nên, dân chúng thời bấy giờ xầm xì rằng, chủ trương dùng các cực hình đấu tố là do các cố vấn Nga sô hay Trung cộng nhập cảng vào VN, còn kẻ thi hành là Hồ chí Minh và đảng của họ Hồ.
Điều đặc biệt đáng chú ý là, các cán bộ đảng viên cốt cán chỉ chủ tọa và cổ động cho nhân viên (mà họ gọi là nhân dân) làm, chứ họ không trực tiếp nhúng tay tra tấn. Mọi việc họ đều giao cho "nhân dân", tức là những cảm tình viên cốt cán của đảng, của chính quyền Việt-Minh, như cha mẹ, con cái, anh chị, cô chú, cậu mợ ruột thịt của các đảng viên. Nên sau này, khi nhân dân than oán về cung cách tra tấn dã man trong chiến dịch "Đấu tố chính trị" thì HCM và đảng của ho.
Hồ phủ nhận trách nhiệm, đổ hết tội lỗi lên đầu nhân dân.
Sau đây là một câu chuyện điển hình về thái độ "bán cái" kể trên.
Một cô giáo cấp I, ra đề bài luận trong một lớp tiểu học như sau... "Các em hãy tả một cuộc Đấu trong xã của em". Các em học sinh còn thơ ngây nên thấy sao tả vậỵ Nào là cảnh bắt người trói lại, rồi đánh đập tra khảọ Nào là tiếng nạn nhân rên xiết hòa lẫn tiếng đả đảo vang dội cả một góc trờị Cuối bài thì các em kết luận bằng những câu ca tụng chủ trương, đường lối sáng suốt và đứng đắn của "bác Hồ và đảng".
Cô giáo, nếu không phải là đảng viên CS hay đoàn viên thì ít ra cũng phải là con cháu, vợ hoặc anh chị em trong gia đình các đảng viên, đã học tập thông suốt là đảng không dính dấp gì đến các vụ đấu tố này, mà đấy chỉ là "nhân dân tự động đấu tranh chống phản động". Cho nên khi chấm bài, cô giáo đã phê rằng học sinh đã tả không đúng sư. thật, vì các em đã không nói lên "tinh thần tự động đấu tranh của nhân dân" thay vì "chủ trương của bác và đảng".
Cả lớp đã bị mắng là "nói điêu" nên giơ tay ráng gân cổ cãi lại cô giáo rằng ... "chúng em đã thấy tận mắt thế này, thế nọ". Một vài em đã đứng lên kể rành mạch rằng các em đã thấy cán bộ chặt tre làm gậy, mang giây thừng, đan rọ, tẩm dầu vào giẻ hay mang các dụng cụ dùng để tra tấn đến các địa điểm đấu tranh trước khi triệu tập nhân dân đến, v.v...
Thường thì mỗi vụ đấu tố kéo dài cả tháng mới xong cái thành phần phản động. Đêm nào cũng có người bị tra tấn, đánh đập đến chết. Cho nên trong dịp Tết này, phần đông đồng bào miền Bắc không biết Tết là gì, nhà nào nhà nấy đều im hơi lặng tiếng, tối đến không dám thắp đèn. Chỉ có nhà các cán bộ đảng và chính quyền mới dám bày biện tiệc tùng. Ngoài ra, nhân dân đều phật phòng hoảng hốt trước cái cảnh hằng đêm phải chứng kiến những vụ tra tấn, chết chóc tức tưởị Có người đã nhận xét rằng :
- "Súc vật thấy người sợ cũng sợ lâỵ Chó không dám sủa, gà không dám gáy, mọi vật, mọi cảnh và thời gian hình nhưngưng lạị..
Trong thời gian hơn một tuần lễ đầu, việc đấu tố diễn tiến tuần tự theo các kế hoạch mà đảng đã vạch rạ Những người có tên trong sổ đen lần lượt bị đem ra tra tấn. Phong trào đấu tố được đẩy mạnh, cán bộ CS càng say sưa quyết sát, nên dần dần không còn chú ý đến sổ đen nữa, hoặc danh sách trong sổ đen đã hết, hễ thấy ai bị "phát giác" là bắt ngay để tra tấn. Đảng không kiểm soát nổi phong trào nên lúc bấy giờ, ở khắp mọi nơi, các cuộc khủng bố trở thành lung tung, không còn giới hạn. Khắp mọi xã ấp, ở đâu cũng nghe nói có đánh đập, tra tấn, chết chóc, oán than... Cuộc đấu tố trở nên hỗn loạn, do các nguyên nhân sau đây :
1. Đảng căn dặn cán bộ giao việc tra tấn, đánh đập cho nhân dân thuộc thành phần nòng cốt (có liên hệ chặt chẽ với các đảng viên). Nhưng trong mỗi địa phương xã ấp, chỉ có một số ít được coi như cốt cán, nhưng một số trong bọn ấy ngần ngại, không muốn thẳng tay đánh đập bà con trong xóm, vì có liên hệ gia đình, hay vì đánh hoài cũng mõi tay, nên đã tuyển chọn người khác thay thế mình trong việc tra tấn, đánh đập.
Trong một xã hội đạo đức, lễ giáo như xã hội VN, tìm những kẻ chịu làm cái công việc bất nhân, thất đức này không phải dễ, rốt cuộc, bọn thay thế họ tiếp tục đánh đập tra tấn các nạn nhân của đảng là thành phần lưu manh vô loại trong các vùng nông thôn. Bọn này từng có nhiều thành tích bất hảo như trộm cướp, giết người, trốn tránh nghĩa vụ, v.v... nhưng chính quyền CS coi các tội ấy không quan trọng nên chưa hỏi tớị.
Bây giờ "cờ đến tay", bọn chúng ra sức "phất mạnh", đánh đập bất cứ ai để làm oai với nhân dân và để lập công chuộc tội với đảng và chính quyền hiện hữu. Từ "thằng", bổng nhiên chúng nó trở nên "ông", có quyền đánh đập tra tấn bọn "phản động" để không ai dám quy chúng là lưu manh bất hảo nữa. Chúng ra sức tra tấn bọn "phản động" rất tàn nhẫn như rất căm thù phản động, để "rửa tội" cho bản thân là lưu manh, phản động. Bọn chúng chỉ cần đánh cho đẹp, để lấy lòng đảng và "lấy le" với nhân dân, làm cho mọi người phải sợ chúng để sau này không ai dám tố cáo cái tội lưu manh giết người của bọn chúng. Vì đa số thất học nên bọn chúng không hiểu "Tư bản, Cộng sản, Đế quốc, Thực dân, Dân chủ, Độc tài" là cái chi chi mà chỉ hành động theo chi? thị của đảng. Mọi người dân lương thiện trong địa phương đều khinh rẻ bọn này, coi bọn chúng như những tên "phản động" thứ thiệt, nghe lệnh CS giết bà con trong thôn xóm mình.
(còn tiếp)
- Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng sản quốc tế (1,2)
- Hô Chí Minh làm tay sai cho Công San Quôc tê' (3,4...
vendredi 15 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire