vendredi 15 juin 2007

Chuyện Lạ Việt Nam: Người Thờ Cha Già... Dâm Tặc

Chuyện Lạ Việt Nam: Người Thờ Cha Già... Dâm Tặc

Võ Quế Dương (từ Hà Nội)


I. Vẫn còn những kẻ tối mắt tối lòng:

Xin độc giả hãy xem bản tin của Tiền Phong(1-1-2006) với tiêu đề "Anh Nhung đã xây xong thư viện về Bác Hồ" của phóng viên Lê Bình:

"Anh Nguyễn Văn Nhung (người đã nhiều năm sưu tập tư liệu về Bác Hồ) vừa khánh thành một thư viện về Bác trên mảnh đất gia đình tại ấp Ninh Thới, cách trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng khoảng 200m.

Căn nhà tường mới trị giá 75 triệu đồng; trong đó bạn đọc Báo Sài Gòn Gỉai Phóng đóng góp 50 triệu đồng được xây theo hình chữ L. Phía trước 2 gian, khoảng 40m2, anh Nhung làm thư viện về Bác Hồ. Dãy phía sau, gia đình dùng để ở.

Trong thư viện của anh Nhung, bàn thờ Bác được đặt ở vị trí trang trọng nhất, xung quanh là hình ảnh và tư liệu Bác Hồ. Anh Nhung cho biết: từ ngày khánh thành, ngày nào cũng có hàng chục người đến thắp nhang, viếng Bác và thăm thư viện. Anh dành nhiều thời gian thuyết minh cho người tham quan hiểu được cuộc đời hoạt động của Bác qua từng giai đoạn bằng hình ảnh và tư liệu. Gần 2 tháng qua, anh Nhung đã sưu tầm thêm được nhiều tư liệu quý hiếm về Bác Hồ.

Ông Quản Trọng Công, nhà số 582 Bà Hạt phường 6 quận 10 (Thành Phố Hồ Chí Minh) cũng là người sưu tầm tư liệu Bác Hồ đã gửi tặng anh Nhung bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập 12 cuốn và nhiều sách báo viết về Bác Hồ.

Mơ ước cất được căn nhà làm thư viện về Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung đã thành hiện thực".

Gọi là tối mắt vì sống giữa thời đại tin học - Internet này mà tên Nguyễn Văn Nhung chẳng biết gì về cái gọi là bác Hồ của mình cả, vẫn đinh ninh bác là bậc thánh, nên mới cắt mảnh đất ông cha cho để ở ra hẳn 40 mét để xây riêng một thư viện về Bác Hồ.

Trong thư viện lại có cả bàn thờ Bác được đặt ở vị trí trang trọng nhất, qủa là sự lạ từ xưa đến nay chưa từng có (kể cả những thư viện lớn như thư viện Quốc gia, thư viện Hà Nội cũng không có cách bài trí nửa thư viện nửa từ đường này). Lại nữa: xung quanh bàn thờ là hình ảnh và tư liệu Bác Hồ. Nghĩa là ảnh chỉ để trưng bày chứ không phải để thờ. Có lẽ sợ lăng bác ở quá xa, bà con miền Nam không lặn lội đến thăm viếng thường xuyên được nên tên Nhung đã cho xây - thư viện - từ đường kiêm lăng tẩm này để mỗi ngày hàng chục bà con qua lại "thắp nhang, viếng Bác và thăm thư viện" như lời bài báo viết.

Để khuếch trương hành động mù loà của mình, Nhung còn kiêm luôn cả vai trò của hướng dẫn viên trong "làng bảo tồn" (nói lái) tận trung ương để thuyết minh cho người tham quan hiểu được cuộc đời hoạt động của Bác qua từng giai đoạn bằng hình ảnh và tư liệu. Chính vì thế căn nhà tường này mới được xây theo hình L gồm 2 gian, 40m2 để làm nơi thờ cúng bác cho phù hợp với tính cách tác phong, tư tưởng của bác khi còn sống, như thơ dân gian lẩy kiểu:

Đội trời, đạp đất, ngọt, bùi
Dọc ngang nào biết trên... đùi có ai


Hay tác giả khuyết danh nhận định:

Bác để đàn con cho nước non
Một đời phiêu bạt khoảng chục con (*)
Toàn dân nước Việt luôn ghi khắc
Bóng bác cao siêu lồng lộng L..
.

Vì nhu cầu làm phong phú thêm "L bảo tàng" của mình, Gần 2 tháng qua, anh Nhung đã sưu tầm thêm được nhiều tư liệu quý hiếm về Bác, trong đó có bộ sách đồ sộ, còn nguyên giấy bóng, chưa hề được động đến là Hồ Chí Minh toàn tập 12 cuốn do Ông Quản Trọng Công, nhà số 582 Bà Hạt phường 6 quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh - cũng là người sưu tầm tư liệu Bác - gửi tặng.

Hoá ra trong cái bảo tàng hình L này có rất nhiều sách báo viết về Bác Hồ.

Gọi là tối lòng vì máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê, chỉ vì 50 triệu đóng góp của bạn đọc Báo Sài Gòn Gỉai Phóng (những kẻ mù loà không kém trong việc suy tôn bác) mà Nhung ta đã phải bỏ công bỏ của ra làm một việc rồ dại, vô nghĩa này, như lời bài báo khẳng định: "Mơ ước bao năm làm được căn nhà (hình L) làm thư viện về Bác Hồ của anh Nguyễn Văn Nhung đã thành hiện thực.

II- Tên người là cả niềm oan:

Nói về bác,về sự nghiệp chính nghĩa - độc lập, thống nhất, công lý xã hội, yêu nước, thương... bòi (thông qua hoạt động với cánh chị em) không gì chính xác hơn là nhận định của bà con Việt Kiều, đặc biệt là một số cây bút tiêu biểu chuyên viết về bác (cả miền Bắc cộng sản lẫn miền Nam cộng hoà) như: Trần Gia Phụng, Kiều Phong, Minh Võ, Chính Đạo, Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên v.v

Trong cuốn Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại, Trần Gia Phụng khẳng định:

"Tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành, thực chất không có gì hay ho đẹp đẽ như Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền, mà ngược lại chỉ là tuổi trẻ của con người tầm thường hơn rất nhiều tuổi trẻ của nhiều thế hệ sau Hồ". Cụ thể, trang 140, ông viết:

"Người ta có thể đi đến kết luận rằng trong khoảng thời gian 1908-1911, Thành là một lãng tử vô định. Việc học hành lỡ dở, gia cảnh ly tán vì người cha rượu chè bê tha, hung dữ, cậu đã vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của một người dưới phố. Có thể cậu đã theo cha vào Nam, học nghề bốc thuốc. Hoặc đã làm chân phụ bếp cho một khách sạn người Hoa, hay thư ký của một đồn điền nào đó. Trong một phút phẫn chí vì thất tình với cô gái bán cơm chợ Đa Kao, cậu đã đăng ký làm bồi tàu, hy vọng cuộc sống phiêu lưu trôi nổi nơi đất lạ sẽ giúp quên đi dĩ vãng, phó mặc mọi sự, sống nổi trôi theo dòng đời. Ước muốn tìm "chân lý" giải phóng đất nước, nếu có, cũng chỉ thoáng hiện, thoáng biến, mập mờ hư ảnh".

Cựu đại tá Cộng Sản Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân (Đảng Cộng sản Việt Nam) cũng nói rõ: "Việc nêu lên chuyện anh Nguyễn Tất Thành vì thấy cách mạng bị bế tắc do chủ trương Đông Du và cải lương thất bại nên ra đi để tìm đường cứu nước là cố nói lấy được nhằm tô vẽ lãnh tụ..."

Tại "Mặt Thật" trang 99, Bùi Tín viết thay cho nỗi uẩn khúc, nghi ngờ của hàng triệu người Việt Nam:

"Một vấn đề rất lớn về ông Hồ Chí Minh: ông ta là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc hay là một người Cộng Sản".

Nếu ông yêu nước thực thì ông xin vào học trường Thuộc Địa để làm gì? Ngày 15 tháng 9 năm 1911, sau khi đến Pháp, ông làm đơn xin vào học trường Thuộc Địa, là trường đào tạo người Việt Nam sau khi tốt nghiệp thì ra làm việc cho Pháp. Dĩ nhiên là làm quan. Những người Việt xuất thân ở trường nầy, nổi tiếng có Bùi Quang Chiêu, Giáo sư Lê Văn Chỉnh, Thân Trọng Huề, Lê văn Miên, Bùi Kỷ, Bùi Thiện Cơ, Phan Kế Toại, Trương Như Định. Muốn vào học trường nầy, ít ra, phải đậu thi Hương (cử nhân), cũng có người đậu phó bảng, nhưng cũng có người chỉ là ấm sinh (con quan). Nguyễn Tất Thành không có bằng cấp gì hết, chỉ là ấm sinh, nhưng thuộc hàng quan lại không có thế lực (cha làm quan nhỏ (tri huyện) đã bị cách chức vì can tội say rượu đánh chết dân). Biết vậy, Nguyễn Tất Thành rất khúm núm và nịnh bợ trong đơn bằng những câu như "muốn được hữu dụng cho nước Pháp" (không phải cho dân tộc Việt Nam như Cọng sản tuyên truyền), và "công bộc trung thành" (serviteur dévoué) cho các quan Pháp.

Tệ hơn thế, cũng trong trang này, Bùi Tín còn khẳng định như hàng triệu trí thức Việt nam đã từng khẳng định:

"... Thật ra ông Hồ Chí Minh ít có chính kiến riêng về đường lối chính trị. Đến tinh thần dân tộc trong tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như ông Tito ở Nam Tư, ông Hồ cũng không có. Ông tuyệt đối tin tưởng ở đường lối và kinh nghiệm của Liên Xô, không một chút phê phán với thái độ giáo điều".

Về cuộc đời riêng của Hồ Chí Minh, Bùi Tín không hề né tránh:

"Thôi khỏi nói tới những bà vợ Nga, vợ Tầu hay vợ Mường, vợ Mọi của ông, không phân biệt sắc tộc, màu da, hễ là đàn bà con gái là ông làm tuốt, chỉ nói tới một vụ Nguyễn Thị Xuân cũng đủ thấy người Việt Nam không ai dám làm như Hồ Chí Minh, nếu còn chút lương tâm.

Đầu năm 1955, Nguyễn Thị Xuân, khoảng 20 tuổi, quê ở Hòa An, Cao Bằng về phục vụ "bác", lúc đó 65 tuổi, và sinh ra Nguyễn tất Trung. Mười năm trước 1945, khi Hồ Chí Minh mới cầm quyền, Nguyễn Thị Xuân mới 10 tuổi, là "cháu ngoan bác Hồ". Bây giờ "bác" ngủ với "cháu ngoan" là bác "già đời chưa trót". Trong đơn thư của vợ chồng Nguyễn Thị Vàng gởi Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Sản Nguyễn Hữu Thọ, nói rõ lý do: Vì Nguyễn thị Xuân xin ra công khai làm vợ Hồ Chí Minh nên bị bức tử. Một điều đau kòng nữa là: Trước khi dựng lên vụ Nguyễn Thị Xuân bị đụng xe chết, Trần Quốc Hoàn đã chủ động cưỡng hiếp Xuân nhiều lần.

Nguyễn Tất Trung được đem cho Vũ Kỳ làm con nuôi. Khi ấy Vũ Kỳ đã có hai con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con thứ ba, là em cùng cha khác mẹ với Nông Đức Mạnh, hiện nay là Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Vũ Trung là con có cha, mẹ hẳn hoi, lại trở thành đứa con hoang.

Một người từng ăn ở, phục vụ mình như vợ chồng, mình lại làm ngơ cho bộ hạ hiếp dâm rồi cho giết đi để giữ tiếng cho mình là "Cha già dân tộc", vì dân vì nước mà không lập gia đình. Người đó là người gì? Có xứng làm chồng hay không? Minh quân hay bạo chúa?

Một người có con, không nuôi con mà đem cho, cũng để giữ cho mình cái tiếng là "Cha già dân tộc", vì dân vì nước mà không lập gia đình. Người đó là người gì? Có xứng làm cha hay không? Minh quân hay bạo chúa?"

Ở trong nước cũng râm ran những lời đồn thổi về mối tình của cha già... dâm tặc với đứa cháu ngoan xấu số của bác, qua việc nhại thơ Minh Huệ:

Nguyễn Thị Xuân thức dạy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Đăm đăm nhìn cô ngủ


Nguyễn Thị Xuân giật thột:
Mời bác ngủ bác ơi
Già như bác lúc này
Thức khuya là bất lợi


Nhìn chòm râu rung rung
Lòng cô thêm thổn thức
Càng thương càng bất lực
Mong người biến ngay cho


Rồi bác đến bên cô
Thì thầm từng lời một
Sợ cháu mình chạy vội
Bác vuốt ve thề bồi


Nguyễn Thị Xuân nằn nì
"Để cháu ngủ bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi để cháu ngủ"


"Cháu cứ việc nằm yên
Ngày mai ta trọng thưởng
Nhiệm vụ cháu bây giờ
Là làm ta sung sướng"


Nguyễn Thị Xuân ngọ nguậy
Chòm râu bác phủ đày
Lòng đau đớn xót xa
Muốn tát không được tát


Nguyễn Thị Xuân mặc xác
Cho bác ấp, bác vầy
Lòng cay đắng đinh ninh
Phải hiến thân vì bác

... Đêm nay bác không ngủ
Đêm nay bác làm tình
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh


Ngay trong lòng phố cổ, lòng dân tộc, lòng Ba Đình, lòng lăng vắng, từ hơn nửa thế kỷ nay người dân mượn hình ảnh con nai vàng ngơ ngác trong bài "Tiếng thu" của nhà thơ Lưu Trọng Lư để truyền khẩu:

Em có nghe hồn Xuân
Dưới đáy mồ thổn thức
Em có nghe huyền thoại
Một hoàng hậu không ngai

Em có nghe Đảng kể
Về một vụ hoang thai
Xác nai vàng ngơ ngác
Bọc trong lá cờ ta...


Tất nhiên còn cả núi tội ác của bác nữa, nhưng thôi bài viết đã quá dài, xin mượn lời cựu Đại tá Bùi Tín đã từng khẳng định để khép lại bài viết: Nói về Hồ Chí Minh, bấy nhiêu điều cùng đủ thấy ghê tởm rồi.

Ấy vậy lại có người làm hẳn thư viện để thờ cha già dâm tặc. Há chẳng phải sự lạ lùng sao? Điều này đáng ghi công ơn cho Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã vinh danh một tên bạo chúa, dâm tặc thành thánh thần vĩ nhân, khiến người dân nỏ biết chi mô, cứ cắm đầu mà thờ dâm tặc.

Lăng Hồ Chí Minh 16-1-2006
Võ Quế Dương
(danchu2006)

Aucun commentaire: