HCM gây nội chiến và chủ trương chiến tranh trường kỳ
VNNB, 4/3/03
Hứa Hoành
Ðến đây (1949) cuộc kháng chiến chống Pháp, không còn là kháng chiến nữạ Nó trở thành cuộc đấu tranh giai cấp trường kỵ "Kháng chiến chống Pháp là hình thức cao rộng của đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên thế giới giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản".
(Tổng Bí Thư Trường Chinh)
"Ông Hồ cứ đổ vạ cho người khác (Pháp) trong khi chính ông chủ trương gây nội chiến và trường kỳ kháng chiến để nắm quyền hành và làm cách mạng vô sản".
Khác với những tài liệu, sách báo do Việt Cộng viết ra "...Ðồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh nầy chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm...". ("Bác Hồ,những ngày tháng Chạp 1946", báo Nhân Dân số ra ngày 15/12/1986).
Tất cả sách báo bên nhà viết ra đều theo đúng lập trường như trên. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu lý thuyết Mác Lênin và những hoạt động của Lénin hồi cách mạng vô sản tháng 10/1917 tại Nga, thì chúng ta nhận ra một sự thật trái ngược. Ông Hồ không những không muốn tránh chiến tranh, mà còn cám ơn Pháp đã xâm lăng Việt Nam, để ông có cơ hội cho đảng Cộng sản nắm chặt quyền bính, cũng như ông đã chủ trương gây nội chiến để triệt hạ tất cả những thành phần đối lập, thuộc giai cấp tiểu tư sản.
Bằng mọi thủ đoạn lừa dối, gian xảo, một nhóm đảng viên cộng sản vô nghề nghiệp (thực chất lúc đó chỉ có 8 người), tụ tập giữa rừng sâu (Tân Trào), tự phân chia vai vế với nhau (16/8/1945), âm thầm kéo về Hà Nội vào ban đêm (24/8/1945), dùng báo tuyên truyền bịa đặt chuyện "Quốc Dân Ðại Hội Tân Trào" bầu ra chính phủ lâm thờị Vừa nắm chính quyền bất hợp pháp, ông Hồ thi hành một chính sách hai mặt:
- Về công khai, ông kêu gọi mọi người "đoàn kết với Việt Minh" để ủng hộ chính phủ lâm thời do ông lãnh đạọ
- Trong bí mật, ông thi hành một chính sách khủng bố dã man, dùng như sách lược của Lênin trong thời cách mạng vô sản ở Ngạ Chính sách đó là "bắt cóc, ám sát, thủ tiêu,mổ bụng, cắt tiết, buộc đá thả trôi sông, xảy ra như cơm bữa từ thành thị đến thôn quê" (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, trang 88, Văn Hóa xuất bản 2002).
Những tháng kế tiếp, các ban ám sát Việt Minh đêm ngày lùng sục bắt bớ những cán bộ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, những người có chút tiếng tăm hay gia sản. Việt Minh chụp cho họ cái mủ "Việt Gian" để biện minh cho những vụ thảm sát vô nhân đạo ấy".
Hồ Chí Minh Gây Nội Chiến
Xin quý độc giả nhớ rõ một điều lúc nào Việt Cộng cũng xưng tụng "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người học trò trung thành nhứt của Lênin, mới rồi báo Nhân Dân còn
ca tụng "Sự nghiệp vĩ đại của Lênin còn sống mãi".
Những gì Lênin đã làm cho dân tộc Nga hồi cách mạng vô sản 1917, đều được ông Hồ đem áp dụng vào trường hợp Việt Nam.
"Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, các trang 126 - 127).
Ngay từ khi mới chiếm được chính quyền, quan niệm của Lênin rất rõ: "Phe Bolchevik cướp được và giữ được chính quyền là điều ưu tiên lớn nhứt, mọi việc khác đều phụ, đều là thứ yếu, đều vặt vãnh..." (Thành Tín, Về Ba Ông Thánh, trang 54). Còn ông Hổ Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm nghiên cứu "HCM tại Trung Quốc", sau khi phân tích tỉ mỉ, đã đưa ra nhận xét: "Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó (1945/46) đã không phải là vấn đề: có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không?".
(Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 356 - 57).
Hồi đó (1917 - 1918) vừa nắm chính quyền, Lênin liền tiến hành "chiến tranh giai cấp, tiến hành nội chiến để tiêu diệt kẻ thù giai cấp". (Thành Tín, sách đã dẫn, trang 56). Còn trong "Mác Anghen tuyển tập, NXB Sự Thật, Mát xcơ va 1978, tập I, trang 555 thì nói rõ: "Cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản, dù về mặt nội dung không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình trước đã" (Dẫn lại của LS Nguyễn Văn Chức). Như vậy buổi đầu mới nắm chính quyền, ông Hồ ngụy trang trong mặt trận Việt Minh để mọi người lầm tưởng họ kohng phải là cộng sản. Tuy nhiên trong hành động, thì Việt Minh hiện nguyên hình là "đấu tranh giai cấp" dùng bạo lực để củng cố chính quyền."
Liền sau khi tuyên bố độc lập (2/9/45) một chiến dịch khủng bố bắt đầu:
- Trước đó một ngày 1/9/45, VM đem quân đánh một căn cứ Ðại Việt ở Ninh Bình.
- Ngày 5/9/45, ký sắc lệnh giải tán các đảng Quốc Gia Xã Hội, Thanh Niên Ái Quốc, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng.
- Ngày 6/9/45 bắt thủ lãnh Thanh Niên Ái Quốc Võ Văn Cầm. Cùng ngày này trong Nam cũng xảy ra khủng bố, bắt cóc.
- Ngày 10/9/45, Trần Huy Liệu họp báo thanh minh: "Ðó không phải là khủng bố, vì bị bắt bao giờ cũng là những kẻ do sự điều tra, nhận thấy có phương hại đến chính
quyền của nhân dân."
- Ngày 12/9/45 bắt nhiều cán bộ, các đảng quốc gia: Bùi Trần Thường, Ðào Chu Khải, Lê Ngọc Vụ
- Ngày 13/9/45 bắt hai lãnh tụ VNQD Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp, bắt hụt Nhượng Tống... sau đó cắt tiết hai ông Sơn và Nghiệp ở Chèm Vẻ, thả trôi sông.
- Ngày 15/9/45, ông Hồ ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng... (Xem Chính Ðạọ Việt Nam Niên Biểu, tập 1A, từ trang 255 tới 261).
Như vậy những gì ông Hồ đã làm chính là sao chép cái phương pháp của Lênin đã áp dụng cho dân tộc Ngạ Nếu quý vị là thành viên hay lãnh tụ các đảng phái yêu
nước theo chủ nghĩa dân tộc, bị khủng bố như vậy, liệu quý vị có phản ứng lại hay không? Các đảng phái của những người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc buộc lòng phản ứng lại, chống lại Việt Minh để sinh tồn, tức nội chiến xảy rạ
Ai gây ra nội chiến?
Ðể thấy những việc làm của ông Hồ chính là cái bản sao của Lênin trong thời gian mới chiếm được chính quyền ở Nga, xin nhắc thêm: "Nhiều giấy tờ, chỉ thị mang bút tích của Lênin đều xác nhận chính Lênin chủ trương "tiến hành nội chiến" để "tiêu diệt kẻ thù giai cấp". Ðiều này cũng đúng với lý thuyết của Mác Anghen như đã dẫn ở trên.
Chúng tôi xin dẫn chứng thêm trên báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương đảng CS Ðông Dương, xuất bản tại Hà Nội ngày 5/10/45, có đăng bài "Kỷ Niệm Lần Thứ 28 Cách mạng tháng 10" đã cổ võ nội chiến như sau: "Giữa cơn bão lửa gầm thét khắp năm châu, Lênin, ... lên tiếng. Những lãnh tụ vô sản này đã kêu gọi quần chúng nhân dân các nước quay súng lại, bắn vào đầu bọn tư bản trong nước, bổi "chiến tranh chống đế quốc ra nội chiến". Như vậy thâm ý của ông Hồ thay vì chuẩn bị kháng chiến chống xâm lăng, chống đế quốc Pháp, thì ông quay ra gây nội chiến trước, đúng sách lược Lênin. Và như vậy, thực dân Pháp chỉ là kẻ thù phụ, thứ yếu, còn kẻ thù chính là giai cấp tiểu tư sản mà ông Hồ phải "tiêu diệt đương nhiên và trước hết."
Trong việc đấu tranh giai cấp để giành giựt chính quyền, ông Hồ có mô phỏng cái phương pháp lừa dối của Mao Trạch Ðông hay không?
Nên nhớ, từ năm 1938 - 1941, ông Hồ phục vụ trong Hồng quân Trung Quốc. Ông khoe đã học được kinh nghiệm ấy như sau: "Nếu muốn giới thiệu những kinh nghiệm của đảng cộng sản Trung Quốc, ngay những ngày (tôi) ở tại Diên An thôi, thì dù có dùng đến vài cây số giấy, cũng không thể viết hết được". (Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 152). Mà kinh nghiệm đó là gỉ Là nhờ Nhựt xâm lăng, để cộng sản Trung Quốc hô hào kháng chiến chống Nhựt, không phải đánh Nhựt, mà nhằm làm tiêu hao lực lượng chính phủ Quốc Dân Ðảng để nắm quyền... Trong cuộc hội kiến lần đầu tiên với TT Nixon ngày
21/2/1972, Mao thú nhận: "Nhựt Bản đã làm một việc có lợi cho đảng cộng sản Trung Quốc là tấn công vào Trung Quốc hồi thế chiến thứ hai, tạo nên sự hợp tác giữa Quốc Dân Ðảng và cộng sản, làm cho đảng cộng sản mở rộng được thanh thế về sau giành thắng lợi lớn."
"Ðến tháng 9/72, Mao tiếp thủ tướng Nhựt Bản Kakuei Tanaka tỏ lời xin lỗi về cuộc xâm lược của Nhựt Bản, Mao liền đáp lại là chính nhờ vào việc tấn công ấy mà đảng CSTQ giành được thắng lợi, để bây giờ có cuộc gặp lịch sử nầỵ" (Thành Tín, Về Ba Ông Thánh, trang 120).
Rập khuôn theo sách lược của Mao, ông Hồ dựng cờ chống Pháp buổi đầu, không phải thực sự chống Pháp, mà bí mật hợp tác với Pháp để tiêu diệt những đảng phái yêu nước khác Việt Minh. Có thể nói ông Hồ cám ơn Pháp, vì nhờ có cuộc xâm lăng ấy, nên Việt Minh mới có cơ hội kháng chiến, mới có chính nghĩa để nắm quyền, mới thi hành chính sách "đấu tranh giai cấp", mới tiến hành "nội chiến" để tiêu diệt "kẻ thù giai cấp", đúng như chỉ thị của học thuyết cách mạng vô sản"... Ðương nhiên và trước hết giai cấp vô sản phải thanh toán giai cấp tư sản nước mình trước đả" (Sách đã dẫn ở trên).
Nhờ đánh nhau với Pháp, ông Hồ mới có dịp "dựng cờ độc lập", để vận động quần chúng ủng hộ Việt Minh. Thời gian từ năm 1938 - 41, ông Hồ được cộng sản quốc tế phái về hoạt động tại Diên An, rồi lần xuống Quảng Tây, Vân Nam. Ông là một thành viên của đảng cộng sản Tàu, rút được ý nghĩa thật sự của chiêu bài "Kháng Nhựt cứu quốc", mà mưu đồ thật sự của họ không phải đánh Nhựt, mà làm tiêu mòn lực lượng của chính phủ Quốc Dân Ðảng, để cho lực lượng của mình lớn mạnh lên. Cũng giống như vậy, khi ập "Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam", với chiêu bài "chống Mỹ cứu nước", thật sự không phải để đánh Mỹ, mà nhằm phân hóa, lôi kéo các phần tử bất mãn chính phủ VNCH gia nhập MTDTGPMN. Ðối với Pháp, ông Hồ cũng áp dụng cái công thức đó, cho nên buổi đầu ông chỉ tuyên bố đánh Pháp hùng hỗ bằng... miệng, nhưng lại bí mật tiếp xúc
với Pháp, xin cộng tác. Kết quả của sự cộng tác ấy là "Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/46". Ngày nay theo các tài liệu lưu trữ có thể thấy rõ hơn, hai điều sai lầm bỉ ổi nhứt của phái Bolchevik hồi ấy (1917), là "làm mọi cách để nước Nga thua trận", đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và tổ quốc Nga, đâm đao vào lưng người lính Nga đang chiến đấu gian nan chống đế quốc Ðức bành trướng, rắp tâm thổi phừng lên ngọn lửa nội
chiến..." (Thành Tín, sách đã dẫn, trang 37).
Ðiều này cũng được ông Hồ áp dụng tại VN.
Thứ nhứt ông cố tránh giao chiến với Pháp, rồi còn ký hiệp ước "thân thiện rước quân đội Pháp vào VN..." là một sự đầu hàng nhục nhã, bị dân chúng Hà Nội biểu tình,lên án, gọi Hồ là "Việt gian bán nước". Hồ cho lính đàn áp, phản biểu tình vào lúc 4 giờ chiều trước Nhà hát lớn, tuyên bố "Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước". (Chính Ðạo, VN Niên Biểu, tập 1A, trang 319). Ðó là một thủ đoạn, gây đau khổ tang tóc cho đồng bào, nhưng ông vẫn cam tâm chấp nhận miễn có lợi cho đảng CS.
Thứ hai, trong lúc nhân dân, chiến sĩ Nam Bộ chiến đấu đẫm máu, hy sinh nhiều sinh mạng để chống Pháp trở lại xâm lăng, thì ông Hồ lại "hòa với Pháp", ông còn đưa nội dung nghị trình cho quốc hội (3/4 là Việt Minh) thảo luận chấp thuận:
- Bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Pháp sống ợ VN.
- Nhân dân VN không có thù oán gì với công dân Pháp (đang sống ở VN).
Ðể biện hộ cho hành động phản quốc này, Việt Cộng cho rằng ký hiệp ước 6/3/1946 là để "nhằm mục tiêu tạo điều kiện đi tới một cuộc thỏa hiệp với Pháp.
Mục đích trước mắt và ngay sau đó chưa phải đấu tranh cho một nền độc lập hoàn toàn". (Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả, trang 274). Một lý do ngụy biện khác
nữa là để chuẩn bị công cuộc kháng chiến (?). Theo Võ Nguyên Giáp "để đuổi quân Trung Hoạ" mà sự thật thì Pháp Hoa ký hiệp ước 28/2/46, để quân Trung Hoa rút về
rồi!.
Tóm lại, những điều VC ngụy biện chối tội, đều hoàn toàn không có cơ sợ Lý do chính của việc thương thuyết với kẻ thù, thông đồng với giặc Pháp, phản bội tổ quốc của ông Hồ là để tiến hành cuộc nội chiến, tiêu diệt các đảng đối lập, tiêu diệt kẻ thù giai cấp."
Sau nầy tôi còn nghe vài dư luận về phía Việt Cộng biện hộ hành động bán nước bằng "hiệp ước 6/3/46" ô nhục, chống chế, cho rằng "cần chịu thiệt để có thời gian củng cố lực lượng, chấn chỉnh hàng ngũ cách mạng". Sự thật mà họ đưa ra là "đây không phải đầu hàng, không phải phản quốc, mà là sự cần thiết để cúu chế độ Xô Viết vừa mới thành lập."
Qua đó, chúng ta thấy rằng thay vì yêu nước, tận dụng mọi khả năng chuẩn bị tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, thì ông Hồ nhứt định gây nội chiến. Từ đó ông thà chịu "gạt bỏ lòng yêu nước chân chính, danh dự quốc gia và khái niệm về nhân đạo" để lao vào tội ác khủng khiếp đối với dân tộc. Ðối với ông, lòng yêu nước, nếu có phải đặt dưới mục tiêu cách mạng vô sản. So sánh hai cuộc đời của hai lạnh tụ Lênin và HCM
cũng có điểm giống nhau: sau 30 năm bôn ba làm tay sai cho kẻ thù, cho cộng sản quốc tế, thì đến năm 1945, ông Hồ trở lại Hà Nội với cương vị chủ tịch nước, để nhìn thấy tận mắt đồng bào của ông bị xiềng xích trói chặt, bị khủng bố dã man bởi chính đồ đệ của ông và chính mệnh lệnh của ông. Từ đó, những người làm cách mạng vô sản chuyên nghiệp chẳng còn nghĩ gì đến quyền lợi nhân dân và đất nước. Ðối với họ chỉ có quyền lợi của quốc tế cộng sản. CS đã nắm tất cả quyền lực để đè bẹp tất cả mọi đối thụ
Hồ Chí Minh chủ trương chiến tranh trường kỳ
Tất cả những lạnh tụ CS tốt nghiệp một trường: trường dậy phản bội tức "Học viện thợ thuyền Ðông phương" (thành lập 4/1921) tại Nga, và thuộc nằm lòng những huấn thị của CS như một thứ kinh thánh. Họ nhắc nhở cho nhau phải thực hiện cho kỳ được. Cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp là một sách lược của "đấu tranh giai cấp", của học thuyết CS. Ðấu tranh giai cấp là một cuộc chiến trường kỳ, dai dẳng không ngừng nghỉ,
cho đến bao giờ thắng lợi hoàn toàn, tức xây dựng được thế giới đại đồng. Mấy chữ "cuộc thánh chiến" được dùng trong chiến tranh chống Pháp (1945 - 54) cũng là mô phỏng cuộc cách mạng vô sản ở Nga năm 1917.
Ðó là kế hoạch do Stalin đệ trình cho chính quyền Bolchevik để đối phó với ngoại xâm. Tất cả những gì ông Hồ mô phỏng để thực hiện việc cướp chính quyền và giữ chính quyền đều được đảng CS ca tụng "đi theo con đường cách mạng tháng 10 Nga". Còn nói về sự giả bộ hợp tác với các đảng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc khác (Quốc Dân Ðảng, Ðồng Minh Hội) thì trong "HCM toàn tập, tập 4 Lênin có nói: "Ðối với kẻ thù khi cần phải hợp tác thì cứ hợp tác, và người CS không được tỏ ra ngại ngùng trước chuyện phản bộị"
Một chỗ khác, cũng do sự nghiên cứu, đã đưa ra nhận xét: "Người CS kể cả VC, khi cùng đối phương liên hiệp, không bao giờ chịu tôn trọng địa vị của đối phương, mà chỉ biết lợi dụng đối phương làm công cụ của ho Họ cũng không muốn thế lực của đối phương tồn tại hoặc phát triển, vì mục đích tối hậu của họ chỉ nhằm tiêu diệt đối phương". (Tưởng Vĩnh Kính, HCM tại TQ, trang 206)
Chủ nghĩa CS xuất hiện là một thảm kịch của nhân loạị Từ lúc nó ra đời (1917), cho đến khi giẫy chết (1991), đã có hằng trăm triệu nạn nhân đã chết vì nọ Gần đây một quyển sách mới xuất bản "Sổ đen của chủ nghĩa CS: tội ác, khủng bố, đàn áp" do một tập thể tác giả gồm những học giả danh tiếng như Stephane Courtoire, Nicolas Werth, Jean Louis Pane, Andrej Paverkowskị vạch trần tội ác của CS: riêng tại Liên Xô đã có trên 20 triệu người bị giết. Nếu tính toàn thế giới, có đến 85 triệu sinh linh bỏ mạng vì nó, cao hơn số người chết trong hai trận thế giới đại chiến cộng lạị
Sở dĩ CS thắng được trong một thời gian dài, là nhờ kỹ thuật tuyên truyền lừa bịp. Cán bộ CS, khi mở miệng thì nói toàn "hòa bình, độc lập tự do, hạnh phúc, no ấm..." nhưng khi hành động thì làm ngược lạị
Sau đây là một vài thí dụ để chứng minh. Khi mới kéo về Hà Nội, cái chính phủ tự phong của ông Hồ trong rừng, liền quảng cáo: "Khắp trong khu Việt Bắc ai cũng hiểu rằng UBND là chính quyền do dân chúng lập ra, để tự cai trị lấy mình. Ai cũng hiểu rằng nhờ có Việt Minh chỉ bảo, mà dân chúng mới lập được chính quyền dân chủ ỵ "Ngay khi chính quyền của giặc Pháp bắt đầu tan rã, tổ chức của Việt Minh ở địa phương liền
đứng lên hiệu triệu quần chúng già trẻ, trai gái hội họp để bàn các công việc, rồi bầu ra UBND xạ Các thứ thuế cũ của giặc Pháp đặt ra, để bóp cổ dân chúng đều bãi bỏ". (Cứu Quốc, Ði thăm các UBND tại chiến khu" số ra ngày 27/8/45). Sự thật đối với những lời tuyên truyền ấy ra sao?
Ông Tưởng Vĩnh Kính viết trong "HCM tại TQ", do Thượng Huyền dịch, trang 329:
"Sau khi thành lập chính quyền địa phương (UBND), Việt Minh dùng chính sách khủng bố để thống tri Các phần tử của các đảng khác, hoặc không thuộc đồng đảng, hoạt động trong phạm vi thế lực của mình, đều bị Việt Minh giết hại thê thảm. Những người bị thảm sát, đều bị Việt Minh gán tội "Việt gian", "làm gián điệp cho địch", hoặc "thân Nhựt"...Cái cách thức đó của Việt Minh cũng lại hoàn toàn giống với Trung Cộng trong "khu giải phóng" của ho" Còn khi tuyên truyền về cái chính phủ "được quốc dân đại hội Tân Trào (bịp) "bầu ra" thì ông Hồ viết: "Tóm lại trái với chính phủ của bọn
thực dân, là chính phủ áp bức bốc lột dân chúng, nên dân chúng chỉ đợi cơ hội để lật đổ đi, còn chính phủ nhân dân (tức cái chính phủ ông Hồ tự phong trong rừng kéo về) mưu độc lập, tự do hạnh phúc cho dân chúng... dân chúng nhiệt liệt ủng hộ, thiết tha âu yếm như người mẹ đối với đứa con yêu, có thể cùng chết cùng sống với đứa con đọ" (Báo "Cứu Quốc" số ra ngày 27/8/45, bài "Chính quyền nhân dân").
Còn cùng một vấn đề, những kẻ khác thì làm xấu xa, CS làm thì đúng. Thí dụ như "sự chuyên chính (dùng bạo lực) thì "Chuyên chính của tư bản là chuyên chính của thiểu số người, đi áp bức bốc lột, đè nén số đông nhân dân , để duy trì chế độ người bốc lột ngườị Trái lại chuyên chính vô sản là chính quyền của số đông nhân nhân, dựa vào võ lực để đàn áp sức phá hoại của đám người đi áp bức bốc lột vừa bị lật độ (Báo "Cờ giải phóng", cơ quan tuyên truyền cổ động của trung ương đảng CSD, xuất bản tại Hà Nội ngày 11/11/45).
Muốn thấy rõ ý đồ thầm kín chủ trương chiến tranh trường kỳ của ông Hồ, chúng ta nhìn qua vài điểm căn bản của chủ thuyết Mác xít. Duy vật biện chứng pháp chủ trương tìm hiểu mọi tiến trình giải quyết mâu thuẫn để tiến bô Theo mô thức ấy, xã hội tư bản có hai mâu thuẫn lớn, giai cấp tiểu tư sản (TTS) và vô sản.
Giai cấp vô sản phải làm cuộc cách mạng lật đổ TTS để tiến tới thiên đường CS. Trong cuộc cách mạng bằng bạo lực ấy, giai cấp vô sản là tiền phong, lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp liên tục, không ngừng nghỉ, cho đến khi đạt tới thắng lợị Như vậy chủ thuyết của Mác xít trong cứu cánh, đâu có "độc lập", "tự do", "hòa bình"? Những từ ngữ đó chỉ là "sáng kiến riêng của ông Hồ", để vận động quần chúng làm cuộc cách mạng ấỵ Nói theo chữ nghĩa của VC "Ðảng ta chớp được thời cơ" là việc Pháp trở lại xâm lăng hồi cuối năm 1945, và ông Hồ liền "dựng cờ độc lập", rồi dùng chiêu bài "giải phóng" để lừa bịp toàn dân. Như vậy, đối với ông Hồ, Pháp không phải là kẻ thù chính, mà là ân nhân, đã giúp đảng CSD có cơ hội "làm cách mạng vô sản để nắm chính quyền". Như vậy, nếu Pháp xâm lăng, là kẻ thù của dân tộc VN, thì với ông Hồ, là đồng minh. Trong thâm tâm, ông Hồ đã cảm ơn Pháp làm cuộc xâm lăng nầỵ Ðó là cơ hội ngàn năm một thuở để đảng CSD làm cuộc cách mạng vô sản, nhưng lại ngụy trang dưới hình thức "cuộc kháng chiến chống xâm lược". Nhờ đó đảng mới khoác áo chính nghĩa, mới được toàn dân ủng hô Nhưng tất cả một dân tộc bị đảng lừa dốị Cả một dân tộc bị đảng đem làm bia đỡ đạn, đem hy sinh, để thực hiện chỉ thị của quốc
tế cộng sản.
Vì thế khi cuộc kháng chiến thành công rồi (1954), hay sau 30/4/75, CS đâu có dừng lại đó, để xây dựng đất nước. CS phải thực hiện mục tiêu tối hậu, tiến lên tiêu diệt thế giới tư bản. Cuộc chiến tranh đánh sang Cam pu chia, được đảng mệnh danh là "làm nghĩa vụ quốc tế", với trên 50.000 quân hy sinh trên chiến trường.
Mỗi khi gặp khó khăn, CS đổi chiến thuật, mục tiêu vẫn giữ y nguyên: Các chính phủ lâm thời (16/8 và 2/9/45), chính phủ liên hiệp (2/3/45), giải tán đảng CSD (11/45),
tái lập đảng Lao Ðộng (1/51), lập MT Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (1960), rồi những năm gần đây (thập niên 1990) có "phong trào thống nhứt dân tộc và xây dựng dân chủ", rồi "Hòa hợp, hòa giải"... rồi "đổi mới" (đổi mới nhưng không đổi màu).
Hiện nay cuộc đấu tranh giai cấp đang tiếp diễn. Không có kẻ thù cụ thể, "đảng ta" phải "sáng tạo ra kẻ thù", các thế lực thù địch, "diễn tiến hòa bình"... để hù dọa, bắt dân chúng phải sống trong nỗi sợ hãị VC luôn luôn dùng những tập họp từ ngữ "sự độc lập của ta đang bị đe dọa", quyền lợi của nhân dân đang bị thử thách..." để răn đe, chụp mũ, khủng bố những cá nhân hay đoàn thể nào muốn tranh đấu cho tự do dân chủ, hay tự do tôn giáọ Các vị lãnh đạo các tôn giáo như Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, cụ Lê Quang Liêm (Hòa Hảo), cùng rất nhiều vị khác đang tranh đấu cho dân tộc được hưởng chút tự do đã được đảng long trọng ghi lên hiến pháp từ nửa thế kỷ qua, nhưng không thi hành. Ðó là các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang... đang trở thành tù nhân của chế đô
Ở Trung Quốc, sau khi chiếm được chính quyền rồi (1950), không còn kẻ thù xâm lăng nữa, Mao sáng tạo ra phong trào "Trăm hoa đua nở", "cải cách ruộng đất", "Bước
nhảy vọt", rồi "cuộc đại cách mạng văn hóạ" tất cả chỉ là những thủ đoạn dùng bạo lực củng cố quyền hành. Hồi xưa, trong lịch sử các chế độ phong kiến, những bạo chúa hành sử ra sao, các lãnh tụ CS làm giống hệt như vậy, chỉ có khác là những tên gọi các hành động ấỵ Nhân dân bị lừa, bị họ tráo "tội đồ dân tộc" bằng "công lao với nhân dân, quần chúng". Những gì Mao làm cho dân tộc Tàu, cũng như Lênin, Stalin làm cho dân tộc Nga đều được ông Hồ làm cho dân tộc VN.
Hồi năm 1945 - 46..., ông Hồ cũng biết nhiều thuộc địa cùng hoàn cảnh như VN, khôn ngoan thương thuyết giành độc lập không đánh nhau, hay chỉ đánh nhau vài ba năm
(Indonésia)... nhưng ông cứ một mực "trường kỳ kháng chiến" giành độc lập, tự dọ chứ không chịu thương thuyết. Ông luôn luôn che giấu ý đồ nuôi dưỡng chiến tranh, và nói ngược lại: "Ðồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình, và nếu người ta (Pháp) buộc chúng tôi phải làm (chiến tranh), thì chúng tôi sẽ làm" (Bác Hồ những ngày tháng Chạp 1946), Nhân Dân số ra ngày 15/12/86).
Ông cứ đổ vạ cho người khác, trong khi sự thực thì chính ông và đảng của ông chủ trương gây chiến tranh trường kỳ để nắm chính quyền, để làm cuộc cách mạng vô sản. Ông biết trước cuộc chiến tranh với Pháp sẽ khốc hại, nhưng ông sẵn sàng đưa dân tộc VN ra chịu đựng, rồi còn giả vờ ngây thơ tuyên bố "thà chết chứ không chịu mất nước".
Còn nói về vấn đề độc lập cho VN, xin nhắc lại những sự kiện chính:
- Ngày 8/3/49, tổng thống Pháp Vincent Auriol ký hiệp định Elysée với quốc trưởng Bảo Ðại, trả độc lập cho VN từ Nam Quan tới Cà Maụ
- Ngày 20/7/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Làọ
- Ngày 8/11/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Cao Miên. Như vậy cả 3 nước Ðông Dương đều độc lập trong năm 1949.
Tuy nhiên ông Hồ không nhận, vì nếu nhìn nhận nước VN độc lập từ 8/3/49, CS không còn lý do gì để kháng chiến nữạ Mà không kháng chiến thì làm sao nắm giữ chính quyền và làm cách mạng vô sản? Mời độc giả nghe nguyên văn hai câu tuyên bố của ông Hồ và Trường Chinh về cái gọi là "kháng chiến" như sau:
"Kháng chiến là một bộ phận của mặt trận dân chủ nhân dân (tức CS) thế giới, do Liên Xô lãnh đạo" (HCM).
Còn Trường Chinh thì: "Kháng chiến là một hình thức cao rộng của đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên thế giới, giữa tư bản thế giới và vô sản thế giới tức QTCS". (Nguyễn Kỳ Nam, Tài liệu lịch sử 1945 - 54, trang 83).
Tới đây chúng ta thấy mục tiêu kháng chiến không còn đi tới "độc lập", "Tự do" nữa, mà trở thành cuộc đấu tranh giai cấp do QTCS lãnh đạọ Cuộc kháng chiến VN không
phải để đánh Pháp nữa, mà trở thành một bộ phận của "mặt trận dân chủ nhân dân" (mấy chữ mới ám chỉ QTCS) do Liên Xô lãnh đạọ Nói ngắn gọn, cuộc kháng chiến chống Pháp không phải của VN đánh đuổi Pháp, mà nhân dân VN nhận chỉ thị của Liên Xô để làm cách mạng vô sản!
Từ ngày nước Pháp ký hiệp định long trọng trao trả độc lập cho VN là 8/ 3/49 đến ngày CS chiến thắng trận Ðiện Biên Phủ (7/5/54), ông Hồ phải liên tiếp chiến đấu 6 năm ròng, hy sinh hàng triệu binh sĩ, đồng bào vô tội, tài sản vật chất khổng lồ, nhưng rồi ông Hồ vội vã ký hiệp định Genève 20/7/54, để nhận một nửa VN độc lập (VN chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới), đó là thiệt hại lớn lao của dân tộc nhưng là "thắng lợi riêng cho đảng CSD của ông Hộ Người bàng quan, lấy công tâm nhận xét, cũng như người quốc gia, thấy chuyện "Kháng chiến, hy sinh xương máu do ông Hồ chủ trương quá vô lý, nhưng người CS thấy nó chí lý, vì đảng CSD "đã thắng lợi" là giành được quyền thống trị phân nửa nước VN, để đưa toàn dân vào quỹ đạo CSQT sau đọ
Ðối với CS không có độc lập, tự dọ
Những gì họ nói chỉ là tuyên truyền lừa bịp, mị dân. Với CS cũng không có quốc gia, dân tộc, chỉ có quốc tế vô sản. Từ đó CS đâu có tranh đấu cho quốc gia dân tộc, mà chỉ tranh đấu cho quyền lợi quốc tế vô sản. Khi đảng của họ lâm nguy, họ kêu ào "đất nước lâm nguy", "tự do dân tộc bị lâm nguy"... rồi kêu gào mọi người "cứu nước" tức cứu đảng CS!
http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/Collection5/HuaHoanh501.htm
http://www.vietnamdaily.com/index1.php?c=author&a=54
jeudi 14 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire