jeudi 14 juin 2007

Tư Tưởng Hồ Chí Minh - Phạm Quang Trình

Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Phạm Quang Trình

Ngày 22/12/1994, Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã ra quyết định về việc xuất bản lần thứ hai bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập. Bản quyết định nêu rõ: Trước những diễn biến mới của thế giới và những nhiệm vụ to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hơn bao giờ hết, việc thấm nhuần và làm đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết Ðại Hội lần thứ VII của Ðảng khẳng định cách mạng nước ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động. Trên đây là nguyên văn lời giới thiệu Bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2000 nơi trang 7 tập 1. Thời điểm quyết định của Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam là năm 1994, và trước đó là Ðại Hội Ðảng kỳ VII nghĩa là sau thời gian 1989 - 1991, thời điểm gây ra những biến động cực kỳ to lớn làm sụp đổ cả khối Cộng Sản Ðông Âu và Liên Sộ Những biến động đó làm Việt Cộng cũng như Trung Cộng lo sốt vó mất ăn mất ngủ. Suốt trên 60 năm trời, Cộng Sản Việt Nam đã coi chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Ðông là những giáo điều thần thánh, Liên Sô là thành trì Cách Mạng Vô Sản bất di bất dịch. Nhưng đùng một cái, Ðông Âu rồi Liên Sô thi nhau sụp đổ trước con mắt ngỡ ngàng của thế giới thời tập đoàn Cộng sản Việt Nam đâm ra hoảng sợ chới với, không biết bám víu vào đâu.

Quay đi quay lại chỉ còn cách duy nhất là chạy theo quan thầy Trung Cộng dùng bạo lực đe dọa dân chúng đồng thời cố gắng nặn bóp ra cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay đã hơn chục năm trời, mỗi lần phải nhắc đến căn bản tư tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là tập đoàn Cộng Sản Hà Nội lại xưng tụng chủ nghĩa Mác Lênin kèm theo cái gọi là ôtư tưởng Hồ Chí Minhọ. Mác Lê thì nhiều người đã biết. Riêng ông Hồ Chí Minh đã có tư tưởng gì mà tập đoàn Cộng sản Việt Nam ra sức cổ võ và tâng bốc như vậy? Trên báo chí, truyền thông Việt Cộng ra sức đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, không những thuần túy về mặt chính trị, quân sự mà cả về mặt văn chương văn học. Hầu như khía cạnh nào, lãnh vực nào cũng ‘có Bác Hồ tham dự’.. Người ta nghĩ rằng đó là chủ trương của tập đoàn Cộng Sản Việt Nam. Nhưng cũng có thể là mánh khóe viết lách của một số người cầm bút trong chế độ Cộng Sản Hà Nội, phải có Bác Hồ tham dự thì tác phẩm mới được in ra và mới có giá trị. Ðiều đó chứng tỏ chế độ chưa có tự do thực sự.

Vậy để biết rõ tư tưởng Hồ Chí Minh không gì bằng coi lại toàn bộ các bài viết, bài nói, bài phát biểu, các điện văn, các tài liệu, sách vở do ông soạn ra được in trong bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập. Chỉ có Bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập gồm tất cả 12 tập được chia ra từng thời kỳ hoạt động của ông. Ông dùng rất nhiều bút hiệu tùy theo nội dung và hình thức bài viết. Từ Nguyễn A¨i Quốc, Lý Thụy đến CB, Lin, Trần Lực, TL, Hồ Chí Minh, Nghe Lỏm, Bác Hồ, Lin, v. v...có tới 30 bút hiệu khác nhaụ Theo giai đoạn hoạt động, 12 tập được chia ra như sau:

1. HCMTT Tập 1: từ năm 1919 đến 1924: giai đoạn này ông lưu vong ở ngoại quốc đặc biệt là ở Pháp và Liên Sộ Tập 1 dày 536 trang gồm những bài viết, bài nói, phát biểu và nhất là những báo cáo lên Quốc Tế Cộng Sản Ba hay là Ðệ Tam Quốc Tế. Giai đoạn này ông hoạt động trong Ðảng Xã Hội Pháp, tiếp theo là Ðảng Cộng Sản Pháp và cuối cùng là làm việc trong Ban Phương Ðông thuộc Ðệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Các bài viết hầu hết đả kích chế độ thực dân bóc lột, trong đó có cả "đế Quốc Mỹ". Giai đoạn này được Cộng Sản Việt Nam mệnh danh là giai đoạn tìm đường cứu nước của ông Hồ. Ðó là tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh thực tế nước ta (trang 8). Ông Hồ khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Nhưng bài giới thiệu của Cộng sản Việt Nam còn ghi thêm một câu chưa từng nghe biết Ðó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo (trang 9). Xưa nay mọi người đều nghe Cộng sản nói đến cách mạng vô sản hay cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ làm gì có cái gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mớiọ thế nghĩa là gì? Phải chăng trước tình hình mới đầy nguy hiểm cho chế độ, Cộng sản Việt Nam lại lăm le giở trò đánh lận con đen bằng cách giải thích lại tư tưởng Hồ Chí Minh cho có lợi? Cũng nơi trang 9 này, bài giới thiệu còn ghi thêm: Tư tưởng Không có gì quý hơn độc lập tự do là điểm xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh còn là điều lạ lùng hơn nữạ Bởi ông Hồ không nói câu này trong giai đoạn 1919-1924 hay 1945-1946 mà phải đợi đến 44 năm sau vào ngày 17/07/1966, ông mới viết ra trên báo Nhân Dân số 4484, không thấy ký tên dưới danh nghĩa nào cả với nội dung đả kích đế quốc Mỹ. Bài này nằm trong tập 12 là tập cuối cùng (giai đoạn 1966-1969) từ trang 107-110.

Nếu ông Hồ nói câu này trong thời điểm 1919-1924 hay 1945-1946 thì giá trị nó khác. Nhưng phải đợi đến 44 năm sau ông mới nói đến câu này thời người ta càng nhận ra mánh. Con đường nào đã dẫn ông Hồ đến với chủ nghĩa Lênin? Qua bài viết ký tên Hồ chí Minh cho tạp chí Các Vấn đề phương Ðông (Liên Sô) nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh V. Lênin đăng lại trên báo Nhân Dân số 2226 ngày 22/04/1960 (tập 10), ông cho biết như sau: Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách Mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi chưa hiểu biết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết raọ. Tôi tham gia Ðảng Xã Hội Pháp chẳng qua là vì các ông bàọ ấy, (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Ðảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểụ Ðiều mà tôi muốn hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong các cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các thuộc đảọ Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối vói tôị Có mấy đồng chí dã trả lời: Ðó là Quốc Tế thứ ba, chứ không phải quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận Cương Lênin Về Các Vấn Ðề Dân Tộc và Thuộc Ðịa đăng trên báo Nhân Ðạọ Trong Luận Cương ấy có những chữ chính trị khó hiểụ Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: ôHỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!ọ ôTừ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc Tế thứ ba. Ở nước ta và Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái cẩm nang đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. (trang 126, 127, 128 HCMTT tập 10)

Những lời trên đây nói lên tâm tư của ông Hồ trước khi có Ðại Hội Ðảng Xã Hội Pháp lần thứ 18/12/1920 cho đến tháng 4/1960 (tức là trên 40 năm), thời kỳ miền Bắc Việt Nam do đảng Cộng sản thống trị đang lo xây dựng chủ nghĩa xã hội cho thấy ông là người Cộng sản, tin theo chủ nghĩa Cộng sản, hoạt động cho Ðệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (sang Nga từ 1923) mà thầy của ông ta là Lênin, vậy thì rõ ràng ông không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc. Có điều lạ là trong thời kỳ này, nhiều bút tích ký tên là Nguyễn Ái Quấc (lối nói của người Miền Nam) chứ không phải là Quốc như lối nói của người miền Bắc và Miền Trung (bản in ghi là Quốc khác với bút tích là Quấc), vậy phải chăng có hai hay một nhóm người dùng tên Nguyễn Ái Quấc mà sau này ông Hồ cố ý cầm nhầm chăng?

Khi tin theo chủ nghĩa Cộng sản, hoạt động cho Quốc Tế ba, ông Hồ phải báo cáo cho Quốc Tế Cộng Sản tình hình của Ðông Dương. Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ tại Moscow 1924, ông viết: Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tâỵ Về phía người lao động, đó là sự không giác ngộ, sự nhẫn nhục và vô tổ chức. Về phía bọn địa chủ, không có máy móc, ruộng đồng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ; không có tỷ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở đó thì ở đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả thôị Cho nên, nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn; nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa; nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tơrớt. Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểụ Ðiều đó, không thể chối cãi được. Nhưng người ta sẽ bảo: thế là chúng ta ở thời Trung Cổ à? Sẽ là quá đáng nếu so sánh người nhà quêọ với người nông nộ An Nam chưa bao giờ có tăng lữ và thuế mười phần trăm. Hoàng đế trị vì nhưng chẳng lo cai trị gì. Tất nhiên là dã có quan lại rồị Nhưng có thể so sánh họ với chúa phong kiến không? Không. Trước hết quan lại được tuyển theo con đường dân chủ: con đường thi cử, mở rộng cho mọi người và mọi người có thể chuẩn bị thi mà chẳng tốn kém gì. Hơn nữa, quyền lực của quan lại được cân bằng tính tự trị của xã thôn.

Qua báo cáo này, ông Hồ đã thấy có sự khác biệt xã hội An Nam và xã hội Âu Châụ Nói khác đi xã hội An Nam hầu như không có giai cấp để mà đấu tranh. Vậy thì tại sao Cộng sản Việt Nam thực hiện cái cách ruộng đất, phóng tay đấu tố địa chủ? Ðó là cái vấn nạn khó hiểu, hay là tại thời gian (1955-1956) ông Hồ và Cộng sản Việt Nam đang nhờ bác Maoọ nên phải vâng lời rập khuôn theo bác. Nhưng chính lúc đó, ông nhận thấy nó có cái gì lấn cấn nên ông đề nghị bổ túc học thuyết Mác: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu? Mà châu Âu là gì? Ðó chưa phải là toàn thể nhân loạị Cho nên là người tin theo Mác, tin theo chủ nghĩa Cộng sản, ông Hồ đề nghị: ‘Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Ðông. Ðó là nhiệm vụ mà các Xôviết đảm nhiệm (ban thuộc địa của chúng tôi vừa nhận được thư mời chúng tôi tham gia công tác này). Và các Xôviết sẽ thành công...’

Ðối với Lênin, ông Hồ xưng tụng là thầỵ Ðến ngày Lênin chết, ông viết một bài trên báo Pravda 27/01/1924 với lời kết như sau: Khi còn sống, Người là người Cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng tạ Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.

Nhưng ông Hồ đã học được gì nơi Lênin? Thưa đó là cách thức vận dụng đường lối Cộng sản vào cuộc vận động dân tộc để nắm chính quyền. Cách thức vận dụng của Lênin không có gì khác hơn là thành lập một Ðảng Cách Mạng với những người làm cách mạng chuyên nghiệp. Danh từ nghe hoa mỹ rất hay, nhưng thực chất nó như thế nàỏ Thực chất nó đã được Lênin trình bày trong cuốn Làm gì? (What Is to Be Done? được xuất bản vào mùa xuân 1902. Ông Nguyễn Minh Cần (nguyên Ủy Viên Thường Vụ Thành ủy Hà Nội, đã ly khai Ðảng CSVN trong vụ án chống Ðảng xin tị nạn và đinh cư tại Nga) trong cuốn Ðảng Cộng sản Việt Nam Qua Những Biến Ðộng Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế (xuất bản năm 2000) đã tóm lược quan niệm của Lênin về một Ðảng Cách Mạng, đó chỉ là một hội kín của những kẻ âm mưu và Lênin đặc biệt chú ý lập ra những nhóm khủng bố vũ trang. Chỉ huy những nhóm khủng bố này là bộ ba (troika) rất bí mật trong đó có Lênin. Ðảng Cộng sản thực chất là hội kín của những kẻ âm mưu, chứ không phải là một chính đảng với tính cách là tổ chức xã hội của giai cấp vô sản. Bản thân Lênin, cũng không giấu giếm điều đó khi ông nói: Thật là vô cùng ngây thơ khi sợ bị buộc tội, chúng ta là những người xã hội dân chủ, lại muốn thành lập tổ chức âm mưu. Lênin còn đưa ra luận điểm về sự độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản tức là của Ðảng Cộng sản. Ông Nguyễn Minh Cần nhận xét: ôCái vế giai cấp vô sảnọ chỉ là cách nói đẹp đẽ để dụ hoặc người lao động, còn nghĩa thực của nó là của hoặc một vài lãnh tụ tức là một nhúm nhỏ những người cách mạng chuyên nghiệp, nói cách khác là một tập đoàn thống trị Cộng sản. Thầy nào, trò đó. Lênin lập đảng tức là lập ‘hội kín của những kẻ âm mưu’ thời Hồ Chí Minh và đồng chí của ông lập Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng thếã. Tóm lại, trong giai đoạn tìm đường cứu nước, ông Hồ đã gặp và tin theo chủ nghĩa Cộng sản cùng tổ sư ôhội kín của những kẻ âm mưu chuyên sử dụng bạo lựcọ là Lênin để tôn làm thầy của mình.

2. HCMTT Tập 2: từ năm 1924-1930 (dày 556 trang) là thời gian ông Hồ hoạt động từ Liên Xô sang Trung Hoa (Quảng Châu) trên cương vị là người của Ban phương Ðông thuộc Quốc Tế Cộng sản. Trong tập 2 này, ngoài những bài viết, báo cáo lên Quốc Tế Cộng Sản của ông Hồ, còn có hai tài liệu quan trọng, đó là Bản A¨n Chế Ðộ Thực Dân Pháp và Ðường Cách Mạng.

Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp là tập tài liệu tố cáo chính sách đàn áp bóc lột của Thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa ở châu Phi và ở Ðông Dương, trong đó có dân xứ An Nam. HCMTTTập 2 viết rằng Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp được in lần đầu năm 1925 ở Paris bằng Pháp ngữ, do Nguyễn Thế Truyền đề tựa. Thời gian này ông Hồ đang hoạt động ở Nga. Từ lâu, nhiều nhân vật hoạt động cũng như dư luận đều cho rằng tài liệu này do một nhóm người hoạt động ở Pháp, chủ chốt là Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền cùng một số nhân vật khác ký tên chung là Nguyễn Ái

Quấc hay Nguyễn Ái Quốc. Khi sang Nga làm việc cho Ban phương Ðông, ông Hồ đã lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình và sau này cầm nhầm luôn tài liệu đó, tự cho mình là tác giả. Dư luận này đã được nhiều người chú ý và cho là khả tín. Trong Hợp Tuyển Công Trình Nghiên Cứu thuộc Khoa Ngữ Văn Trường Ðại Học Sư Phạm Hà Nội nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành, tác giả Phùng Văn Tửu qua bài viết ‘Về những bài viết đầu tiên của Nguyễn A¨i Quốc ở Parisọ trang 362 trao đổi với bà Thu Trang tác giả tập Nguyễn A¨i Quốc ở Paris 1917-1923 đã cho thấy những nghi ngờ đó. Ngay chính Hồ Chí Minh trong Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng của Hồ Chủ Tịch ký tên là Trần Dân Tiên cũng đã nói úp mở về vai trò cụ Nguyễn tức Hồ Chí Minh là người chủ chốt khi soạn các bản văn đó, chứ không dám công khai nhận mình là tác giả. Hơn nữa, thực chất, ông Hồkhông có khả năng và trình độ Pháp ngữ để viết một tài liệu như vậỵ Ðiều này dễ hiểu vì ông Hồ học vấn rất kém, chưa hết năm thứ hai bậc trung học.

Cứ nghe ông tâm sự với tạp chí Các Vấn Ðề phương Ðông (Nga) đã được trích dẫn ở trên thì đủ rõ. Ông Hồ nhận mình đọc tài liệu Luận cương Lênin về các Vấn đề Dân tộc và Thuộc Ðịa mà chưa hiểu gì hết thì làm sao ông ta có thể viết nổi Bản Án Chế Ðộ Thực Dân và những bản văn khác như Tám điểm gửi Hội Nghị Hòa Bình Versailles, Vấn đề người bản xứ tại Ðông Dương, Ðông Dương và Triều Tiên, Thư gửi ông Outrey, vân vân... Thời gian 1919 khi họ Hồ còn ở Pháp đến 1969 là năm cuối cùng của đờị Riêng chương 12 là chương cuối của tập tài liệu lại có thêm phần bổ túc và một vài văn kiện của Công hội Ðỏ và Quốc tế Ba viết thêm vào, khiến người ta nghi ngờ rằng Việt Cộng vì sợ âm mưu cầm nhầm của lãnh tụ bị bể mánh nên thêm vào cho nó có vẻ Hồ Chí Minh Cộng sản. Nhưng giấu đầu hở đuôi. Khi thêm các tào liệu đó vào, Cộng sản Việt Nam lại càng làm cho người ta nghi ngờ thêm về khả năng sáng tạo của ông Hồ. Ông không đủ khả năng viết nhưng lại thừa khả năng biến của người thành của mình. Ðây không phải là trường hợp duy nhất. Chúng tôi sẽ trình bày tiếp những trường hợp xẩy ra tương tự mà thủ phạm không ai khác hơn vẫn chính là ông Hồ Chí Minh.

Tài liệu thứ hai là cuốn Ðường Kách Mạng (lối viết lập dị của ông Hồ). Ðây đúng là tài liệu ông Hồ soạn để huấn luyện đảng viên Cộng sản Việt Nam tại Quảng Châu, dầy trên 50 trang. Nội dung trình bày rất thô sơ về các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ, Nga và dĩ nhiên bất cứ cuộc cách mạng nào của Pháp hay Mỹ cũng bị ông chê là dở, là phản động. Chỉ có cuộc cách mạng tháng 10 tại Nga do Lênin thầy của ông lãnh đạo là haỵ Từ đó, ông chủ trương Việt Nam phải làm theo cách mạng Nga với Lênin. Những trang kế tiếp, ông trình bày về các tổ chức Cộng sản như Quốc tế Ba, Phụ Nữ Quốc Tế, Thanh Niên Quốc Tế, về phương pháp tổ chức Công hội, Hợp Tác Xã, Dân Cày, vân vân... Tài liệu này thô sơ, không có gì đặc sắc chứng tỏ khả năng đích thực của ông Hồ. Ðọc tài liệu thô sơ này, người tinh ý sẽ nhận ra rằng ông càng không phải là tác giả Bản Án Chế Ðộ Thực Dân Pháp như ông và đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tự nhận bởi vì hai trình độ ở hai tài liệu khác nhau rõ ràng.

3. HCMTT Tập 3: gồm những tài liệu viết từ năm 1930-1945 (15 năm) dầy 654 trang.

Thời gian từ 1930 đến 1938, tài liệu ông viết rất ít, tất cả được 91 trang, Tính ra mỗi năm ông viết chưa tới 10 trang. Chánh cương, sách lược, điều lệ, chương trình và lời kêu gọi của Ðảng Cộng sản được viết vắn tắt thô sơ chưa tới 10 trang. Ngoài ra chỉ còn một số thư và báo cáo cho Ban phương Ðông và các đồng chí. Suốt năm 1939, 1940, 1941 là những năm hoạt động ở Trung Hoa, viết thêm được khoảng 100 trang. Từ đây ông về Việt Nam hoạt động rồi bị Trung Hoa bắt tù cho tới năm 1945 khi cách mạng tháng 8 xẩy ra, ngoài một số thư, ông sáng tác tập thơ Ngục Trung Nhật Ký, soạn tài liệu Chiến Thuật Du Kích, dịch tài liệu Phép dùng binh của ông Tôn Tử. Ðọc toàn bộ tập ba, người viết có mấy ghi nhận như sau: Trước hết về thời gian, với 15 năm trời, thời 9 năm đầu viết rất ít đã nêu cho người đọc một nghi vấn: ông Hồ đã làm gì trong thời gian đó (thời gian ông cư ngụ và hoạt động ở Nga và Trung Hoa)? Khó mà biết nhưng có người cho rằng thời gian đó ông đã bị Staline hạ tầng công tác và đưa đi ôcải tạoọ vì phạm một lỗi lầm nào đó!? Tài liệu Chiến Thuật Du Kích ông viết cả hai phần chưa đầy 50 trang. Nhờ hoạt động ở Trung Hoa, ông Hồ học được từ Trung Cộng và nhất là Mao Trạch Ðông, (Mao tuy tuổi kém hơn ông nhưng đáng bậc thầy ông về kiến thức). Tuy vậy khi soạn lại, ông viết cũng còn nhiều thiếu sót mà ngay câu định nghĩa về Du Kích ở phần dẫn nhập đã cho thấy ông chưa phải là người uyên bác nắm vững về chiến thuật này để trình bày một cách có hệ thống. Phép dùng binh của ông Tôn Tử là một bản dịch chứ không phải là tài liệu sáng tạo của ông Hồ nên không cần phải đề cập đến.

Cái đáng nói trong thời gian này là Ngục Trung Nhật Ký tức Nhật Ký Trong Tù được Viện Văn Học của Cộng Sản Việt Nam dịch và giới thiệu có một lai lịch bất minh. Giáo sư Lê Hữu Mục trong tài liệu Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký do Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại xuất bản năm 1990 đã viết ngay trong phần dẫn nhập trang 9 và những trang kế tiếp như sau: Sau 1945 có một người từ miền núi về thủ đô run run giao cho nhà cầm quyền một cuốn sổ tay bìa xanh đã bạc màu, bảo đó có lẽ là tập thơ của một chiến sĩ cách mạng nào đó. Cuốn sổ được trao lại cho Viện Bảo tàng Cách mạng Việt nam cất giữ tại Phòng Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế và Mặt trận Việt Minh. Không ai biết danh tính người dân miền núi đó; cũng không ai nói là lòng tốt của anh, hay ít nhất chuyến đi xa của anh từ miền núi về đến đồng bằng, rồi từ đồng bằng về đến thủ đô có được đền bù hay không; người ta cũng không biết đến tên tuổi của người đứng ra nhận quyển sổ; ngày nhận quyển đó, không ai thèm nghĩ! Như thế là thế nào? Như thế có nghĩa là cuốn sổ đó nhất định không mang tên Hồ Chí Minh, nhất định không, bởi vì con người lúc nào cũng chủ trương không có, không thấy, không biết ấy dại gì mà để tên mình vào cuốn sổ cho kẻ thù của mình biết. Chữ viết nhất định cũng không phải của Hồ Chí Minh, vì nếu nghi ngờ là của Hồ Chí Minh thì những ông Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh đã nhận ra cũng như năm 1943, họ đã nhận ra chữ họ Hồ trong bài Tân Xuất Ngục, Học Ðăng Sơn (Mới ra tù, tập leo núi). Những đề tài ghi trong cuốn sổ chắc cũng không có gì đặc biệt bởi vì từ 1945 đến 1959, không một chuyên viên nào trong Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Viện Louis Finot cũ) đã lưu ý đến nó.

Trần Dân Tiên mà mãi đến nay ta mới biết chính là Hồ Chí Minh, ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đã viết Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng của Hồ chủ tịch, kể khá tỉ mỉ về thời gian Hồ Chí Minh bị giam trong các nhà tù ở Quảng Tây, cũng cho biết ở trong tù Hồ có làm thơ, nhưng Trần Dân Tiên không nói đến tập Thơ. Tố Hữu trong báo cáo đọc trước đại hội lần thứ hai của Ðảng, tháng 2/1951, hết lời ca ngợi văn Hồ chủ tịch trong những quyển sách giáo dục tư tưởng, trong những lời hiệu triệu, những bức thự.. nhưng hoàn toàn không nói đến truyện, cũng không nói đến thơ. Không ai biết bácọ có tập thơ. Mãi đến năm 1958, sau khi đã dẹp xong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, và để đề phòng những vụ nổi dậy khác có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, Trung ương Ðảng Cộng sản trong đó ủy viên chính thức Tố Hữu mới nhận thấy nhu cầu cấp bách là phải tăng cường tập trung quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay lãnh tụ. Cho đến năm 1958, Hồ Chí Minh chỉ mới viết được khoảng trên dưới 30 bài văn vần, phần nhiều là những bài vè kháng chiến mà giá trị thi ca khó được những nhà thơ nhà văn như Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường chấp nhận. Làm sao cho tổng số các bài thơ được nhiều hơn gấp đôi, gấp ba? Làm sao cho các bài thơ thực sự có chất thơ xứng đáng là tập thơ của một người cộng sản vĩ đại, hơn nửa thế kỷ đã không ngừng phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cho tổ quốc, cho loài ngườỉ Thế là họ nghĩ ngay đến cuốn sổ tay vô danh bìa màu xanh; họ kéo nó ra khỏi giấc ngủ yên lành của nó trong Viện Bảo tàng Cách mạng; họ chuẩn bị mọi cách để có thể giao cho nó thi hành một nhiệm vụ lịch sử độc đáo; nhiệm vụ khẳng định và đề cao thi tài của lãnh tụ Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Ta thử nhìn cuốn sổ tay gần hơn, tờ bìa màu xanh đã bạc màu; vào năm 1945 mà nó đã bạc màu thì cuốn sổ này, nếu là của Hồ Chí Minh, thì nó phải ở trong tay ông đã lâu, ít nhất là phải mười, mười lăm năm về trước. Trong cuốn sổ ghi bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký, dưới bốn chữ này là hai hàng số 29/08/1932 - 10/9/1933, không biết tác giả hay ai ghi; ở dưới hai hàng số là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt vần trắc, kèm theo một hình vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ lên caọ Phần bên trong có tất cả 47 trang ghi hơn 100 bài thơ.

Những trang cuối ghi một số mục nhỏ có tính chất thời sự. Tên tác giả hoàn toàn không có. Với lai lịch như thế, những trang kế tiếp, giáo sư Lê Hữu Mục đã trình bày tỉ mỉ những việc làm của Viện Văn Học từ việc dịch tập thơ, chia những bài thơ nhiều đoạn ra thành nhiều bài, sắp xếp lại theo thứ tự thời gian sao cho ăn khớp với thời gian hai năm tù của ông Hồ. Nhưng mà Việt Cộng khôn mà khôn ngoan, giấu đầu hở đuôị Trớ trêu nhất là chính người được mang sứ mạng hiệu đính Ngục Trung Nhật Ký lại đặt ra những câu hỏi lẩm cẩm khiến âm mưu cầm nhầm của Bác và Ðảng bị bại lộ! Nhân vật đó là các ông Ðặng Thái Mai. Ðể bịt miệng Ðặng Thái Mai, họ Hồ đã phong cho ông chức Viện trưởng Viện Văn học. Tiếp theo là Giáo sư Lê Trí Viễn tiếp tục sự nghiệp chưa hoàn thành của Ðặng Thái Mai và nhờ phương pháp nghiên cứu văn bản học, người ta lại càng xác tín việc cầm nhầm Ngục Trung Nhật Ký của Bác và Ðảng. Nhưng cách gì đi nữa, đã lỡ ăn cắp thì phải tiến tới kẻo hóc nặng, đó là mánh khóe cố hữu của Việt Cộng. Nhưng lại cũng không ngờ, năm 1980 khi ra tù từ Bầu Lâm, Giáo sư Lê Hữu Mục gặp Giáo sư Lê Trí Viễn. Và nhờ sự trao đổi, lúc được xuất ngoại rồi, Giáo Sư Lê Hữu Mục đã nghiên cứu và đào sâu thêm để chứng minh về mọi khía cạnh lai lịch, hình thức lẫn nội dung rằng Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký. Công trình biên khảo của giáo sư Lê Hữu Mục với 155 trang đã làm Hà Nội chóng mặt, liền vận dụng toàn bộ cán bộ văn hóa thượng thặng để làm công tác biện hộ cho việc làm bất chính của Ðảng và Bác với tài liệu trên 600 trang nhưng gián tiếp thừa nhận rằng vì nhu cầu đấu tranh mà Bác và Ðảng bất đắc dĩ phải làm thế. Ðể hiểu rõ thêm, xin quý vị đọc tập khảo cứu của Giáo Sư Lê Hữu Mục. Bằng những lý luận đanh thép và chính xác, Giáo sư đã lật mặt toàn bộ âm mưu ăn cắp văn thơ của họ Hồ và Ðảng Cộng sản Việt Nam. Thời gian, hình thức, nội dung hoàn toàn khác biệt. Ðảng và ông Hồ đã ăn gian bằng cách thêm một vài bài thơ tầm thường của chính ông rồi đồng hóa ông Hồ với tác giả đích thực của nó. Ðọc tài liệu, độc giả thấy rõ ràng có hai con người khác nhau về mọi phương diện.

Nhân thể cũng nên nhắc lại bài thơ có tên là đề miếu Trần Hưng Ðạo của Hồ Chí Minh: Cũng tai, cũng mắt, cũng anh hùng, Tôi, bác cùng nhau bạn kiếm cung. Bác diệt quân Nguyên thanh kiếm bạc, Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng. Bác đưa một nước qua nô lệ, Tôi dẫn năm châu tới đại đồng. Bác có linh thiêng cười một tiếng Cười tôi độc lập đã thành công. Bài thơ làm đúng luật, chữ dùng rất hay, rõ ràng khẩu khí Hồ Chí Minh, nhưng nội dung kiêu ngạo quá. Ông Hồ tự nhận mình ngang hàng với Ðức Trần Hưng Ðạo (Tôi, bác) và chiến công còn oanh liệt hơn cả Ðức Thánh Trần khiến dư luận đàm tiếu khinh chê ông Hồ ra mặt. Ông dạy cán bộ cách mạng phải luôn khiêm tốn mà ông thì kiêu ngạo đến tột bực! Trước dư luận bất lợi đó, Ðảng Cộng Sản và ông đánh trống lảng. Nhưng thực chất tác giả là ai? Ðọc những bài vè kháng chiến mà ông Hồ sáng tác, giới chuyên môn về thơ khẳng định rằng ông Hồ không có khả năng làm thơ Thất Ngôn Bát Cú. Bài thơ này đích thị do một tên bồi bút làm sẵn cho ông Hồ để khi ông viếng miếu Ðức Trần Hưng Ðạo thì làm như có hứng xuất thần đề ra. Nhưng không ngờ, qua bài thơ đó dư luận nhận ra bản chất kiêu ngạo của ông nên ông đành dở khóc dở cười!

4. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 4: dày 590 trang gồm những bài viết, bài nói chuyện, tuyên ngôn, điện văn, đáp từ, phỏng vấn, thư gửi đồng bàọ.. nói chung là những việc làm của ông Hồ trong thời gian đầu nắm chính quyền 1945-1946. Nhật Ký Hành Trình đi Pháp của ông là dài nhất, gần 100 trang. Trong thời gian này, Ðảng Cộng sản Việt Nam và ông Hồ ra sức củng cố lực lượng của mình đồng thời ra tay tiệu diệt các đảng phái quốc giạ Không ai phủ nhận mánh khóe và thủ đoạn của ông Hồ là ghê gớm nhưng về mặt Tư Tưởng Hồ Chí Minh thì thật chẳng có gì lạ. Ông có viết được một vài bài được coi là hay và mới nhưng thực chất đó chỉ là mánh khóe lừa bịp tuyên truyền. Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập thì có sự góp ý của phái đoàn Mỹ. Câu mở đầu viết như thế này: ‘Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng..’ Câu mở đầu nghe hơi chướng tai về văn phạm ‘Tất cả mọi người đều sinh rạ.’ hay ‘Tất cả mọi người sinh ra đều có...’ Bởi trên thực tế, có những bào thai bị phá (cũng là con người) có được sinh ra đâu mà ôđều sinh raọ. Bài Trả lời các nhà báo nước ngoài trang 161, ông Hồ nói lên nguyện vọng cũng ước muốn tột độ của ông là độc lập tự do, nhưng thực chất chế độ ông thiết lập là chế độ nàỏ Có tự do hay không thời cả nước đều biết.

Thư gửi đồng bào Nam Bộ trang 246, ông viết một câu: ‘Ðồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.’ Ðảng Cộng sản sau này sửa lại: ‘Nước Việt Nam là một. Dân Tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi’ Ông Hồ và Ðảng Cộng sản của ông cho rằng chân lý ấy không bao giờ thay đổi, nhưng thực tế chân lý của Việt Cộng đã thay đổi khi chính tập đoàn Cộng sản Hồ Chí Minh âm mưu cùng thực dân Pháp ký hiệp định Genève 1954 để chia đôi đất nước và mới đây nhất, 1999, Cộng sản Việt Nam đã ký hiệp định dâng đất cho Trung cộng!

Cũng tập 4 này, trong phần phụ lục có ghi lại những văn kiện ký kết giữa Việt Minh Cộng sản, Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng về công việc hợp tác giữa các chính đảng. Nhưng như mọi người đều thấy, Cộng sản và ông Hồ đã dùng đủ mọi thủ đoạn để thanh toán các đảng phái quốc gia. Nói chung, tư tưởng của ông vẫn là con người Cộng sản. Ông nói là tôn trọng tự do, tôn trọng sự cam kết hợp tác, nhưng hành động luôn đi ngược lạị Các bài viết đôi khi biểu lộ thái độ chống đối và bài xích tôn giáo nhất là Thiên Chúa giáo.

5. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 5: từ 1947-1949 (ba năm) dày 812 trang gồm những bài viết, bài nói, điện văn, thư, trả lời phỏng vấn... trong thời gian lãnh đạo chính phủ Việt Minh. Trong thời gian này, vì phải đương đầu với những khó khăn của một chính quyền còn quá non kém về nhân sự và cán bộ, ông Hồ đã viết tài liệu Sửa Ðổi Lề Lối Làm Việc dày khoảng 70 trang. Ðây chỉ là những điều thường thức của một nền hành chánh thông thường, nhưng với Việt Minh thời đó lại là quan trọng vì sự yếu kém về nhân sự và cán bộ. Nội dung phân tách những sai lầm thiếu sót của cán bộ trong việc thi hành nhiệm vụ đồng thời đưa ra những biện pháp sửa sả Ông Hồ viết theo kiểu bình dân dễ hiểu cho cán bộ chứ không có tính cách quy mô, hệ thống như một tài liệu nghiên cứu sâu sắc khoa bảng. Ông cũng viết thêm tài liệu ngắn gọn Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Tài liệu này bổ túc thêm cho tài liệu trên trong việc rèn luyện cán bộ. Nói chung từ 1945 đến nay, tài liệu huấn luyện về cán bộ, nhân sự ở Việt Nam do cả hai phía Cộng sản và Quốc gia đều thiếụ Ông Hồ được rèn luyện từ Nga Sô đến Trung Cộng nên ông kinh nghiệm nhiều về vấn đề nàỵ Những tài liệu do ông biên soạn rất cần thiết cho thời gian đó khi chính quyền non kém của ông mới được thành lập. Ngoài các văn kiện và tài liệu, ông cũng viết một truyện ngắn Giấc Ngủ Mười Năm để tuyên truyền. Ngoài ra có những bài viết ký tên người khác, thí dụ như Lê Nhân, nhưng thực ra tác giả là ông Hồ để giải thích những lời dạy dỗ cán bộ của Hồ Chủ Tịch. Ðấy là mánh khóe thông thường của ông như ông từng ký tên là Trần Dân Tiên tác giả tài liệu Những Mẩu Chuyện Về Ðời Hoạt Ðộng Của Hồ Chủ Tịch hay T. Lan tác giả Vừa Ði Ðường Vừa Kể Chuyện... Trên đời có lẽ ông Hồ là một trong những nhân vật hiếm có đã viết sách để ca tụng mình. Ông dạy cán bộ phải khiêm tốn, nhưng ông thì lại hay tự khen minh dưới những bút hiệu khác.

6. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 6: từ 1950-1952, dày 690 trang, cũng vẫn là những bài nói bài viết, thư khen, trả lời phỏng vấn với nội dung thúc đẩy công cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này Bảo Ðại đã được Pháp đưa trở về ngôi vị Quốc Trưởng Quốc Gia Việt Nam có sự thừa nhận của Mỹ và Thế Giới Tự Do nên ông Hồ ra sức đả kích, chê Mỹ là dở, là sẽ thất bạị Ông đề cao Lênin, Xtalin, Mao Trạch Ðộng. Tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng có gì đặc sắc ngoại trừ sáng tác thêm vài bài thơ đọc nghe như vè. Trong bài thơ tặng đồng chí Trần Canh (Tướng của Trung Cộng), ông đã thuổng hai câu của Vương Hàn ‘Dục ẩm tì bà mã thượng thôi; Túy ngọa sa trường quân mặc tiếu’ cho vào giữa bai thơ thất ngôn tứ tuyệt và đề tác giả Hồ Chí Minh! Cái tài cầm nhầm của ông Hồ và Cộng sản đến mức độ độc đáo! Sau năm 1975, nhiều cuốn sách giáo khoa của Cộng sản in những câu của các nhân vật quốc tế, như TT Kennedy, nhưng dưới đề tên Hồ Chí Minh! Ðiều này mấy ai biết vì nhân dân Việt Nam bị bưng bít, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoàị Ðộc Lập Tự Do là thế đấy!

7. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 7: từ 1953-1955, dày 638 trang. Giai đoạn này có nhiều biến cố lớn: chiến tranh Pháp-Việt đến hồi gay cấn, Cộng sản tổ chức khóa Chỉnh Huấn, thực hiện Cải Cách Ruộng Ðất, đấu tố địa chủ. Ngoài những văn kiện thông thường như đã nói trên, ông Hồ viết thêm tài liệu Thường Thức Chính Trị, dày 50 trang. Ðây là những kiến thức thông thường về chính trị của Cộng sản, giải thích về các chế độ, chủ nghĩa, con đường đấu tranh theo Cộng sản... và đã kích chế độ tự do tư bản để huấn luyện cán bộ đảng viên. Nói chung, ông vẫn là người Cộng sản, chỉ nhìn thấy những gì mà quan thầy Cộng sản của ông đã nói, đã viết. Ông không nhìn biết những gì tốt đẹp xẩy ra ở bên ngoàị Bởi vì mang não trạng Cộng sản, mang gọng kính đỏ của Cộng sản nên ông có những lý luận nghe hết sức ngược đờị Ai cũng biết giai đoạn này, Cộng sản Việt Nam phát động Phong Trào Cải Cách Ruộng Ðất và phóng tay đấu tổ địa chủ nên mặc dầu ở tập 1, ông Hồ phúc trình cho Quốc Tế ba Cộng sản rằng Việt Nam không có giai cấp, vậy mà lụy Trung Cộng và nhất là thuộc lòng bài bản của Lênin, Xtalin, ông và đồng bọn đã giết cả nửa triệu nạn nhân vô tội! Hành động bất lương này đã bị nhân dân ta thán, nên ông bày ra trò Sửa Sai, đổ tội cho Trường Chinh làm quân tốt thí, lấy giọt nước mắt cá sấu lừa gạt nhân dân, nhưng cuối cùng kết luận: ôCó sai lầm, song một cách tổng quát thời vẫn thành công.

8. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 8: từ 1955-1957, dày 662 trang. Vẫn hăng say những gì quan thầy Lênin dạy, ông Hồ tiếp tục thực hiện Cải Cách Ruộng Ðất tiến lên chủ nghĩa xã hộị Ông viết cảm tưởng ghi trong sổ vàng tại điện Kremli: Lênin, người thầy zạy vĩ đại của cách mệnh vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, zạy chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Tinh thần Lênin muôn đời bất ziệt. Ngày 13 tháng 7 năm 1955 (Hồ Chí Minh TT/T8, trang 22)

Trong tài liệu Liên Xô Vĩ Ðại dài trên 50 trang và Cách Mạng Tháng 10, ông Hồ đã khen Liên Sô đứt lưỡi tưởng như không có gì hơn thế nữa và ông vẫn tin mãnh liệt vào sự thắng lợi của Cộng sản. Khi tiến hành Cải Cách Ruộng Ðất, ông dạy cán bộ phải ‘dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông’ (trang 8/tập8). Nhưng mặt khác thì vẫn ‘trí, phú,địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ’ để gây biết bao nhiêu xương máụ Tại thành thị thì ông thực hiện Quản Lý Hộ Khẩu (trang 124) để củng cố an ninh. Thực chất nó là sách lược quản lý kiểu nhà tù để siết chặt và kiểm soát cái bao tử và tự do của nhân dân. Ðó là bài bản ông học được của Liên Sô và Trung Quốc Vĩ Ðại để đem áp dụng cho dân chúng Việt Nam. Nhưng nhắc đến Nga Sô, người ta có thói quen cho rằng chỉ có Stalin là một nhà độc tài ác ôn. Bởi vì Stalin cầm quyền lâu năm, thực hiện biết bao cuộc thanh trừng suốt từ 1924 đến 1953. Nhưng điều đó hoàn toàn thiếu sót. Những tài liệu sau này khám phá ra cho thấy Lênin mới là tổ sư của độc tài ác ôn. Lênin đã ra lệnh thủ tiêu rất nhiều ngườị Cứ đọc quan niệm về Ðảng Cách Mạng của Lênin tức hội kín của những kẻ âm mưu thời mới hiểu thực chất con người Lênin. Cho nên, Stalin chỉ là người thừa hành những gì Lênin chưa làm được mà thôi! Thầy nào trò đó, ông Hồ cũng đã làm cho nhân dân Việt Nam những gì mà Lênin và Stalin làm cho nhân dân Liên Sộ Ðó là đàn áp, tiêu diệt mọi lực lượng hay cá nhân bất đồng quan điểm với mình hầu đặt cả nước dưới ách cai trị độc tài của Cộng sản. Ðảng Cộng sản Việt Nam cũng là hội kín của những kẻ âm mưu, khủng bố, nên đã gây biết bao tang tóc cho dân tộc qua những cuộc khủng bố, đấu tố, đàn áp, chiến tranh. Ông khen Lênin là nhà đạo đức, nhưng cái đạo đức Cộng sản của Lênin hay của người học trò có tên Hồ Chí Minh cũng thế thôị Ðó là tiêu diệt mọi chống đối để nắm cho kỳ được chính quyền. Tự do dân chủ chỉ là những chiêu bài rỗng tuếch nhằm lừa bịp dân chúng Việt Nam! Kết quả thì saỏ Cả Liên Sô đến Việt Nam dưới chế độ Cộng sản dân chúng đều nghèo mạt rệp phải đi ăn mày đế quốc Mỹ!

9. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 9: từ 1958-1959 (hai năm) dày 675 trang gồm những bài nói chuyện, đáp từ, điện văn... với nội dung đề cao phe xã hội chủ nghĩa và Liên Sộ Ông Hồ vẫn khen Liên Sô đứt lưỡi với những thắng lợi mà Liên Sô đạt được trong lãnh vực khoa học không gian, vượt xa hẳn Mỹ đồng thời ông vẫn chê Mỹ là ngoan cố, ôchết thì chết, nết vẫn không chừaọ (trang 544). Ông khẳng định về phe xã hội chủ nghĩa Chẳng bao lâu nữa, các nước ấy - cũng như Liên Sô - sẽ xây dựng một xã hội cộng sản. Khẩu hiệu Ðảng Cộng sản Liên Sô muôn năm! Chủ nghĩa Cộng sản muôn năm! trong bài viết Vui Vẻ Kỷ Niệm Cách Mạng Tháng 10 đủ cho thấy bản chất Cộng sản cuồng tín nơi con người ông Hồ.

Trong suốt Hồ Chí Minh Toàn Tập, hầu như tập nào ông cũng nhắc đến cần, kiệm, liêm, chính. Ông nhấn mạnh về cần và kiệm, phê bình hợp tác xã đã mổ bò, mổ lợn đánh chén. Ðó là sự lãng phí không thể chấp nhận được? Lối phê bình của ông ám chỉ dân mình hay tiệc tùng ăn uống đồng thời nói lên quan niệm thắt lưng buộc bụng trường kỳ của xã hội Cộng sản!

Về phương diện kinh tế, người ta coi ba yếu tố ‘ăn, mặc, ở’ là những vấn đề cơ bản mà một chính quyền tốt phải biết thỏa mãn nhu cầu cho nhân dân. Không giải quyết nổi ba yếu tố cơ bản đó thời chính quyền dù mang danh nghĩa nào đi nữa cũng là thứ bất lực. Cũng vậy, đưa giáo điều luân lý ăn để sống để răn đe cán bộ và dân chúng, lại càng cho thấy sự bất lực của lãnh đạọ Ăn để sống đã đành nhưng sống hạnh phúc thì cũng phải được ăn no, ăn ngon, mặc ấm, mặc đẹp chớ! Từ những suy luận đơn sơ như thế, người ta thấy hai thực trạng tương phản ở hai miền Nam, Bắc Việt Nam với hai chế độ khác nhaụ Nhân dân miền Bắc thì cứ phải lo cần kiệm, và cứ bị ông Hồ chê là lãng phí. Trái lại nhân dân miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ Diệm, như giọng điệu của ông Hồ và Ðảng Cộng sản tuyên truyền xuyên tạc, thì được ăn uống, học hành thoải máị Bởi thế sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóngọ thì nhân dân miền Bắc và cán bộ của Cụ Hồ mới bật ngửa la làng: Sung sướng như vậy mà không biết giữ. Trong tập 9 này, bài viết về Ðạo Ðức Cách Mạng của ông Hồ trang 282 và kế tiếp chắc chắn sẽ làm người đọc phải sửng sốt về nhận thức của ông. Sau khi bài xích chủ nghĩa cá nhân và nhấn mạnh đến đạo đức cách mạng của người Cộng sản và Ðảng Cộng sản, đảng của giai cấp công nhân mà cơ bản là ôra sức học tập chủ nghĩa mác Lêninọ, ông viết: Mỗi người cách mạng phải hiểu thật sâu sắc rằng: Ðảng ta là một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là người lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hiện nay, giai cấp công nhân ta tuy chưa đông lắm, nhưng nó càng ngày càng phát triển. Mai sau, hợp tác xã nông nghiệp sẽ được tổ chức khắp nơi, nông thôn sẽ dùng nhiều máy móc, nông dân sẽ biến thành công nhân. Người trí thức dần dần lao động chân tay và sự phân biệt giữa trí thức và công nhân cũng sẽ xóa bỏ dần. Công nghiệp của nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy, số công nhân ngày thêm đông, sức công nhân ngày thêm mạnh, tiền đồ của giai cấp công nhân rất rộng rãi và vẻ vang. Nó vừa cải tạo thế giới vừa cải tạo bản thân mìnhọ (trang 285). Những hàng chữ trên, nhất là câu ọNgười trí thức dần dần lao động chân tayọ của ông Hồ đã cho thấy ông Hồ quan niệm rất hẹp hòi và ấu trĩ về hai chữ lao động. Rõ ràng là ông coi thường trí thức, khinh miệt trí thức cũng như Mao Trạch Ðông đã coi ‘Trí thức không bằng cục phân. Bởi vì phân còn để bón lúa chứ trí thức không làm được gì cả.’ Quan niệm hẹp hòi này đã một lần bị chỉ trích ngay trong nội bộ khối Cộng sản để rồi họ cố gượng ép đưa thêm mấy từ lao động trí óc bổ túc cho học thuyết Mác- Lệ Ông lại cũng coi thường nông dân, đề cao công nhân hơn nông dân với lý luận hẹp hòi Nông thôn sẽ dùng nhiều máy móc, nông dân sẽ biến thành công nhân. Thế nghĩa là gì? Chỉ có công nhân mới có giá trị. Chỉ có lao động chân tay như công nhân mới có giá trị. Trí thức và nông dân là đồ bỏ?

Trong Báo Cáo về Dự Thảo Hiến Pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội Khóa 1 ngày 18/12/1959 (trang 586), ông Hồ khẳng định: ‘Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạọ.. Ðể xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, chúng ta cần phải tăng cường không ngừng sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước dân chủ nhân dân.’ Rõ ràng nông dân chiếm đa số mà không có quyền lãnh đạo mà vai trò lãnh đạo thuộc về công nhân. Nhưng trong Ðảng Cộng sản và nhất là Bộ Chính Trị Ðảng Cộng sản VN thì có bao nhiêu người đã từng làm công nhân? Chẳng có ai cả. Tất cả chỉ là một nhúm người trong cái gọi là hội kín của những kẻ âm mưu chuyên dùng thủ đoạn khủng bố và bạo lực để nắm chính quyềnọ. Nhìn lại lịch sử, phải nhận chân rằng sự tiến bộ của văn minh nhân loại là do sự góp công góp sức rất lớn lao của tầng lớp trí thức. Với nền văn minh hiện đại - thời đại gọi là thông tin điện tử - người ta càng thấy đóng góp lớn lao ấỵ Nhưng tập đoàn Cộng sản và ông Hồ thì công khai phủ nhận. Thế nên quan niệm .người trí thức dần dần sẽ lao động chân tay. của ông Hồ trở thành một tiếng kêu điên khùng lạc lõng. Nó chứng tỏ đầu óc ông hẹp hòi, thiếu suy luận, thiếu viễn kiến, không nhìn xa trông rộng. Nhưng không phải chỉ có một ông Hồ mà cả tập đoàn Cộng sản Việt Nam đã coi thường vai trò người nông dân và trí thức đồng thời ra sức lợi dụng danh nghĩa công nhân để nắm chính quyền. Bởi đó, dưới chế độ Cộng sản, chính sách ngu dân và bần cùng hóa nhân dân (vô sản chuyên chính) là sách lược số một để tập đoàn Cộng sản bám vào chính quyền. Phải chăng trước tình hình thế giới đổi thay hiện nay với phong trào dân chủ đang lên, Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì quan điểm hẹp hòi đó để tiếp tục dành đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm?

10. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 10: từ 1960-1962, 738 trang. Tuy dầy nhưng tư tưởng của ông Hồ cũng chẳng có gì mới lạ ngoài những điều ông đã tin đã nói từ các tập trước, đó là hô hào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam nhằm thống nhất đất nước dưới chế độ Cộng sản và những vấn đề quốc tế.Trước sau ông vẫn tin vào chủ nghĩa Mác - Lê, dành quyền lãnh đạo cho Ðảng Cộng sản. Như đã nói đến ở phần đầu, trong thời gian này, ông Hồ viết bài Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lênin cho tạp chí Các Vấn Ðề Phương Ðông (Liên Sô).

Trong khi tâng bốc Liên Sô hết mức thì ông chê Mỹ đến cùng cực, nhất là lãnh vực không gian (trang 274). Với ông, Liên Sô sẽ thành công, Ðảng Cộng sản Liên Sô muôn năm, chủ nghĩa Cộng sản muôn năm. Ðế quốc Mỹ nhất định thua, và thua xa Liên Sộ Vậy mà chỉ 7 năm sau (1962 đến 1969) khi ông Hồ còn sống (sắp chết) thì Mỹ đã đưa người lên mặt trăng. Và cho đến nay trên 30 năm sau (1969-2002), Liên Sô vẫn chưa đưa người lên mặt trăng được thì ông Hồ và Cộng sản nghĩ sao? Có một câu nói của ông Hồ mà Ðảng Cộng sản Việt Nam ra sức tâng bốc, đó là ‘Ðoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.’ Nhưng kết quả của công trình xây dựng đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong nước ra sao? Chẳng có chi cả ngoài việc dùng thủ đoạn thanh toán các đoàn thể quốc gia và thẳng tay đàn áp các thành phần khác chính kiến. Ðoàn kết chỉ là chiêu bài mà thực chất là phải phục tùng Cộng sản, phải di theo bánh xe lịch sử Cộng sản vẽ rạ Bởi thế mà đất nước luôn có chiến tranh, chết chóc và nghèo đóị Ðối với phong trào Cộng sản quốc tế thời càng rõ ràng hơn nữạ Nước xã hội chủ nghĩa anh em nào không nghe theo, không phục tùng Liên Sô (kẻ nắm đầu Quốc Tế ba) thời Liên Sô đưa xe tăng đến ủi sập. Cái gương Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi còn đó!

11. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 11: từ 1963-1965, dày 690 trang (3 năm), nội dung cũng chẳng có gì mới lạ ngoài việc hô hào tiến lên chủ nghĩa xã hội, kêu gọi thắt lưng buộc bụng, nhân dân và cán bộ phải cần kiệm dù là lễ cưới của giới thanh niên. Nói về Lễ Cưới (trang 415), ông Hồ đem so sánh hai đám cướị Một đám có gà, lợn được mổ ra để đãi khách đến chung vuị Một đám dẹp hết, đôi bên thương nhau thì thông cảm nghĩa là ăn không hay là không ăn gì cả. Ông khen đám thứ hai. Sống trong một xã hội đóng kín, luôn đối diện với sự đói nghèo như ở miền Bắc, có lẽ chẳng ai muốn phung phí xa hoa. Nhưng tại sao, trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đó, ông Hồ và Ðảng Cộng sản luôn hô hào cần kiệm (riêng Bác và Ðảng thì chuyên ăn vụng và ăn ngon) mà dân cứ đói vậy thì do đâu? Và trong khi ông và tập đoàn Cộng sản Hà Nội chê bai miền Nam bị Mỹ Diệm đàn áp bóc lột mà họ vẫn còn no ấm thời mồm mép Cộng sản là gì? Thiết nghĩ ai cũng có thể trả lời dược.

12. Hồ Chí Minh Toàn Tập Tập 12: 1966-1969, dày 626 trang là tập cuối cùng. Thời gian này, ông Hồ đã già, tư tưởng vẫn không thay đổị Vẫn Mác. Vẫn Lệ Vẫn xã hội chủ nghĩạ Nhận định của ông càng tỏ ra cuồng tín, hẹp hòị Trong bài Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi nhân trả lời cuộc phỏng vấn một nữ ký giả Cuba, ông Hồ tuyên bố một câu xanh dờn: ‘Ở miền Nam, những người dưới 25 tuổi không biết nghĩa chữ Tự Do.’ Ông Hồ nói thật hay nói giỡn? Nhất định là ông không nói giỡn, cũng không nói thật! Ông là một kẻ nói láo! Nói láo không ngượng miệng! Trừ phi ông bắt người ta phải hiểu quan niệm Tự Do và Nhà Nước như Engels dạy ôNhà nước là công cụ của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác. Nhà nước được lập nên không phải vì tự dọ Nói cách khác, có nhà nước thì không có tự dọ Mà có tự do thì không có nhà nước.ọ (Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa, Hà Nội 1980). Còn với ý nghĩa hai chữ Tự Do phổ thông trên khắp thế giới thì chắc chắn cả nhân dân miền Nam đã quá hiểu đã sống và không bao giờ chấp nhận cái tự do kiểu ông suy nghĩ và áp đặt cả!
Thực tế cho dù miền Nam có thành phần lãnh đạo yếu kém và tham nhũng đi nữa nhưng dân chúng miền Nam đã nếm mùi tự do đích thực của họ và đã đi trước miền Bắc xã hội chủ nghĩa của ông Hồ về tự do, dân chủ và nhân quyền hàng hai chục năm trờị Không như dân chúng miền Bắc chỉ có một thứ tự do đóng thuế, lao động ngày đêm, hoan hô Bác và Ðảng! Nhân dân Miền đã nếm mùi vị đích thực của hai chữ Tự Do lâu rồi, khi không có bóng dáng Cộng sản. Lạ lùng là bài viết nào của ông Hồ cũng nói đến dân chủ, tự do, hạnh phúc... nhưng khi nhìn vào thực chất chế độ ôxã hội chủ nghĩa miền Bắcọ do ông và Ðảng Cộng sản thống trị, người ta sẽ thấy những gì Cộng sản hay ông Hồ nói là phải hiểu ngược lạị Ngôn ngữ Cộng sản và ngôn ngữ của ông Hồ là thế. Nó là kết tinh của những nghịch lý mà chỉ những người từng sống trong chế độ đó mới nhận ra dễ dàng. Ðối với các nước trong khối tự do, điển hình như Việt Nam Cộng Hòa, thời các thành phần lãnh đạo hành pháp (Tổng Thống) hay Lập (Quốc Hội) do nhân dân trực tiếp bầu ra.

Ðiểm đặc biệt là trong tập cuối cùng này ghi đầy đủ Di Chúc của ông Hồ cùng với những bản nháp hay bản thảo được sửa đi sửa lại nhiều lần từ 1965 đến 1969 là bản chính thức. Trong Di Chúc, ông Hồ luôn luôn tâm niệm: ‘...Fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác... thì đồng bào cả nước và các đồng chí trong đảng khỏi cảm thấy đột ngột.’ Toàn di chúc, không thấy ông nhắc đến Ông Bà Tổ Tiên hay một vị anh hùng dân tộc nào khác. Ðiều đó hiển nhiên cho thấy từ lúc đi theo chủ nghĩa Lênin cho đến chết, ông đã là người tin theo Cộng sản. Ông là người Cộng sản - cộng sản hiểu theo nghĩa của Lênin nghĩa là bất cứ hành động nào cũng nằm trong nhóm của những kẻ âm mưu tức Ðảng Cộng sản, là làm ngược lại những gì họ nóị Tuyệt nhiên ông không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc. Bởi nếu ông là người theo chủ nghĩa dân tộc, có lòng kính mến Tổ Tiên thì ông đã không bao giờ dám coi mình ngang hàng với Ðức Trần Hưng Ðạo. *


Một vài nhận định:

Ðọc toàn bộ tư tưởng của ông Hồ Chí Minh trong suốt 12 tập rồi đối chiếu với những việc làm của ông trong suốt quá trình hoạt động, người viết có một vài nhận định tóm lược như sau: 1. Trước sau, từ khi tin theo chủ nghĩa Lênin cho đến chết, ông Hồ Chí Minh là người Cộng sản, là người của Quốc Tế ba tức của Liên Sô, chứ không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc. Tin theo Mác Lê, ông Hồ đã nhiều lần nhấn mạnh đến chủ trương chuyên chính vô sản, nghĩa là không khoan nhượng, không chia sẻ quyền hành với các tổ chức khác. Nắm chính quyền bằng bạo lực, Ðảng Cộng sản phải phải nắm chặt, nắm chắc, không chia chác cho bất cứ tổ chức nào ngoài Ðảng. Bởi đó những tổ chức thiếu thực lực hay những kẻ hoạt đầu đừng có mơ tưởng hão huyền Ðảng Cộng sản sẽ chia quyền cho mình bằng những toan tính bợ đỡ, tay say. Tin theo Mác Lê và hành động theo Mác Lê, ông Hồ đã được huấn luyện trở thành công cụ của Quốc Tế ba để làm cách mạng và nhuộm đỏ đất nước Việt Nam. Phải nói ông là người rất khôn khéo, nhiều thủ đoạn, nhiều mánh khóe, khéo đóng kịch, và muôn mặt, biết sử dụng mọi phương tiện dù là phải cầm nhầm hay ăn cắp để đạt được cứu cánh. Hệ quả sự tin theo Cộng sản của ông Hồ là gì? Ðó là có một Ðảng Cộng Sản Việt Nam, công cụ của Quốc Tế ba do Liên Sô cầm đầu ra đời để gây chiến tranh, chết chóc, đói nghèo cho nhân dân Việt Nam. Những thiệt hại và mất mát về vật chất tuy lớn lao, nhưng không thể nào so sánh với những thiệt hại mất mát lớn lao về tinh thần, đạo đức, luân lý. Bởi đó, hiện nay Việt Nam đã chạy theo sau các nước tư bảnọ khác cả nửa thế kỷ đã đành nhưng mặt tinh thần luân lý thời sa sút khủng khiếp, không thể tưởng tượng được ngay khi Cộng sản có những âm mưu phá hoại, đặc biệt là từ thời Cải Cách Ruộng Ðất với phong trào đấu tố địa chủ. Những ai sống trong chế độ Cộng sản Việt Nam sẽ dễ dàng nhận ra điều đó và người ta tự hỏi khi nào đất nước và dân tộc mới vãn hồi lại được nền luân lý truyền thống của tổ tiên với nhân, nghĩa, lễ, trí, tín...
Thực chất, dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc trọng lễ giáo, nhưng từ khi có Cộng sản và Hồ Chí Minh thời nền luân lý ấy đã bị tập đoàn Mác Lê dùng mọi thủ đoạn phá bỏ để thay vào đó là chém giết, hận thù, tranh chấp, đói nghèo, đĩ điếm và trung thành.

Thời điểm 1945, nhờ những mánh khóe học được từ Liên Sô và Trung Cộng, ông Hồ trổi vượt hơn nhiều lãnh tụ dù là phía Quốc gia hay Cộng sản. Có điều tên tuổi ông được đề cao bao nhiêu thời khi nhân dân đã nhận ra mặt thật của ông và tập đoàn Cộng sản thời chính nó cũng bị hạ xuống thấp đến tột cùng bấy nhiêụ 'Hồ Chí Minh muôn năm!' đấy, nhưng kèm ngay vào đó là 'Bác Hồ sống mãi trong quần chúng...ta.'. Ở Việt Nam tưởng như không có tên tuổi nào linh thiêng như tên 'Bác Hồ' như Ðảng Cộng sản vẫn thường xưng tụng: 'Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.' Nhưng người dân thường cũng nói: 'Một năm ba thước vải thộ Lấy gì che nổi Bác Hồ em ơi!' Mỗi đầu năm khi Tết đến, ông có thói quen làm mấy câu thơ con cóc để chúc tết, nhưng nhân dân phản ứng ra sao? Họ nói: 'Nghe thơ là biết thằng nào làm thơ!' đủ biết ông Hồ được 'tôn kính' đến mức độ nào!

Cái gì đã hạ thấp tên tuổi ông nếu không phải là chính ông rước chủ nghĩa Mác Lê vào tôn thờ thay vì đấu tranh và xây dựng đất nước trên nền tảng văn hóa dân tộc. Chiến tranh, đói khổ, chết chóc.. do đâu nếu không phải do Cộng sản và Hồ Chí Minh. Trước sự sụp đổ thê thảm của chủ nghĩa Cộng sản trên khắp thế giới khiến Cộng sản Việt Nam phải ăn mày đế quốc Mỹ đồng thời cố gắng tô vẽ cho ông hình ảnh một người lãnh tụ có công giải phóng đất nước khỏi ách thực dân Pháp và chụp mũ những người khác chính kiến là tay sai đế quốc thực dân. Ðiều đó thật vô liêm sỉ. Thực tế thì ông đuổi Pháp lại rước Nga Hoa vào có khác chi đuổi chồn rước cọp vào nhà! Chống thực dân đế quốc là nỗ lực của toàn dân, của mọi đoàn thể quốc gia chứ chẳng gì riêng ông và Cộng sản. Có điều kẻ bán chủ quyền đất nước và nịnh bợ quan thầy thì không ai hơn Cộng sản và Hồ Chí Minh.
Người quốc gia dù bị ông chê là tay sai cũng chưa bao giờ có những lời nịnh bợ xưng tụng đồng minh đến thế. Cứ đọc mọi văn bản của hai phía Quốc Cộng, chỉ Cộng sản Việt Nam mới có những lời nịnh bợ quan thầy Nga - Hoa một cách vô liêm sỉ. Hãy nghe Tố Hữu khóc Xít Ta Lin:

Ông Xít Ta Lin ơi!
Ông Xít Ta lin ơi!
Hỡi ơi ông mất đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười!

và hô hào:

Giết, giết nữa
bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu
cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt.

Ðấy, Tố Hữu là Ủy viên Trung Ương Ðảng, phụ trách công tác văn hóa, là tiếng nói chính thức của Ðảng đã hô hào đồng chí ra tay giết hại nhân dân qua cuộc Cải Cách Ruộng Ðất và thờ Xít Ta Lin, thờ Mao Trạch Ðông thì thử hỏi Ðảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức cách mạng độc lập hay là thứ lệ thuộc chuyên bợ đỡ ngoại bang? Rõ ràng là Ðảng Cộng sản Việt Nam của ông Hồ không thờ kính ông bà tổ tiên mà đi thờ hai tê đồ tể khét tiếng ở thế kỷ 20!

Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đây là lần duy nhất, chỉ có Cộng sản Việt Nam và ông Hồ mới có hành động và thái độ như vậỵ Thế còn ở Miền Nam, nơi mà ông Hồ và Ðảng Cộng sản tuyên truyền xuyên tạc nói là bị Mỹ- Ngụy kềm kẹp vậy mà có nhạc sĩ làm tục ca, chửi thẳng Ð.M.Tổng Thống Mỹ! Ð.M. Chủ Tịch Nga! thời có sao đâu? (Ngàn Lời Ca của Phạm Duy). So sánh như thế để biết ở đâu có độc lập tự do thật sự. Chính cái chế độ độc tài toàn trị đã làm cho những kẻ theo Ðảng tự hạ mình một cách hèn hạ như thế. 2. Hồ Chí Minh Toàn Tập gồm 12 cuốn dầy tới hơn bẩy ngàn trang nhưng tất cả đã cho thấy kiến thức ông Hồ quá hẹp hòi và nông cạn. Ông thiếu viễn kiến, không nhìn xa trông rộng bởi là kẻ cuồng tín. Cái gì Cộng sản cũng tốt. Cái gì tư bản cũng xấụ Ông cố tình nhắm không nhìn ra sự thật trên đời chẳng khác gì con đà điểu cắm đầu xuống đất. Sự thật đó là chỉ hai chục năm sau ngày ông qua đời, cả khối Cộng sản Ðông Âu và ôTổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sôọ của ông đã sụp đổ hoàn toàn! Ngược lại cái ông gọi là phe tư bản nó lại phát triển rầm rộ khiến Cộng sản Việt Nam bao năm ôchống Mỹ cứu nướcọ theo lệnh ông và quan thầy đã phải cúi rạp mình trước kẻ thù để lạy Mỹ cứu Ðảng!

3. Nói đến tư tưởng là nói đến chất liệu nền tảng để chỉ đạo, để hướng dẫn cuộc sống trong đấu tranh và xây dựng. Mỗi khi người ta nhắc đến Tôn Tử là biết đây là bậc thầy của Chiến pháp; nhắc đến Lênin là biết ông này là tổ sư về tổ chức Ðảng của nhóm người âm mưu; nhắc đến Mao Trạch Ðông là nghĩ ngay đến Chiến Pháp Chiến Tranh Cách Mạng, nhắc đến Tôn Văn là nghĩ ngay đến Tam Dân Chủ Nghĩa, nhắc đến Lý Thường Kiệt là nghĩ ngay đến Chủ Quyền Quốc Gia Dân Tộc với bài thơ bất hủ Nam Quốc Sơn Hà Nam Ðế Cư vân vân... Còn ông Hồ Chí Minh có gì không? Chính ông từng tuyên bố: ôBác chẳng có tư tưởng gì cả. Cụ Mao, Cụ Mác đã nghĩ cả rồiọ. Vậy mà Hà Nội cứ xưng tụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh thì ông có cái gì đâỷ Cộng sản ử Chủ nghĩa Cộng sản mà ông tin theo thời đã sụp đổ rồi! Ðộc lập tự do ư? Tây phương và người dân Việt Nam họ còn biết hơn thế nữạ Ông chỉ có tài làm tay sai cho Cộng sản quốc tế, có tài cầm nhầm, biến của người khác thành của mình, biến cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của toàn dân thành cho Ðảng Cộng sản Việt Nam bằng cách nói cho được khi thế lực Cộng sản còn ngự trị. Nhưng thời gian và lịch sử sẽ cho thấy đâu là chính nghĩa, ai là tác giả đích thực.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng là cái gì cả! Nó chỉ là kết tinh những mánh khóe và thủ đoạn cầm nhầm. Khi mức độ tôn sùng lãnh tụ quá cao, và khi ông ta chết không có tên nào trổi vượt thời tập đoàn cá mè một lứa phải dùng chiêu bài lãnh tụ thiêng liêng làm cái trái độn và nhất là vai trò lãnh tụ thiêng liêng đó tạm được coi như là bửu bối cuối cùng để cả đám có chỗ bám vào tiếp tục nắm quyền, dành đặc quyền đặc lợi cho nhaụ Ðó là hiện tượng dùng ‘người chết trị người sống’ khiến cả nước phải điêu linh cùng cực.

Già Hồ đã chết chục năm qua Mà chẳng ai thay thế được già. Ðức Thắng bù nhìn lên chễm chệ, Văn Ðồng lẩm cẩm lại ba hoạ Trường Chinh dại dột hành hung bố, Lê Duẩn khôn hồn bám riết cha. Giáp, Dũng, Thọ, Hùng... lơ láo cả Lấy thằng già chết trị dân tạ T30 Chí Hòa 1979 (Trường Chinh đấu tố gương mẫu, Lê Duẩn tuyên bố: ‘Tôi có hai Tổ quốc: Việt Nam và Nga Sô’ -J'ai deux patries: Le Vietnam et la Russieọ 1961 tại Moscow coi Nga như cha đẻ.)

Kết luận:

Cộng sản Việt Nam đã coi Tư Tưởng Hồ Chí Minh như là bửu bối cuối cùng để cứu Ðảng và bám chặt lấy quyền hành. Nhưng cái bửu bối cuối cùng đó đã thành cái xác vô hồn và thối rữa giữa những tiếng kêu than của bao oan hồn tử sĩ trong cuộc chiến đánh thuê cho Cộng sản quốc tế Nga Sô Viết nhằm thôn tính Miền Nam. Trước những đổi thay của thế giới từ hơn chục năm nay, nhất là phong trào dân chủ đang lên như một xu thế của thời đại không có gì cưỡng nổi khiến Ðông Âu và thành trì Cộng Sản Nga Sô Viết phải sụp đổ tan tành và ngay nội bộ Ðảng Cộng sản Việt Nam cũng xẩy ra bao tranh chấp. Rất nhiều đảng viên thức thời đã công khai và dứt khoát từ bỏ Ðảng, từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, hô hào dân chủ đa nguyên. Rõ ràng Cộng sản Việt Nam vô cùng chới với phải bám lấy cái phao cuối cùng là "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" chẳng khác gì cánh bèo trôi trên sông. Chết đuối bám phải bèo thời cũng chết mà thôi.


Phạm Quang Trình

Trich tu Dan Chu - Việt Nam Nhật Báo, San Jose, California 29 tháng 8, 2002

Aucun commentaire: