vendredi 1 juin 2007

Văn Hóa Hồ Chí Minh

Văn Hóa Hồ Chí Minh

Hùng Nguyễn

Góp ý với ông Việt Thường


Xin cảm ơn ông Việt Thường đã đưa ra những nhận định thật sâu sắc trong bài Những Khúc Quanh Đằng Sau CĐ Độc Lập lên mạng ngày 29-10-2006 vừa qua!
Xin cảm ơn Ban Điều Hành mạng Exodus, đặc biệt là bạn Admin đã tỏ ra rất thông cảm với một người khách “không mời mà tới” như tôi!

Những nhận định của ông Việt Thường trong chương trình vừa qua thật là quá chính xác và đúng khi ông dùng quyền lợi để xét tư cách, gợi cho tôi ý tưởng nên post nguyên bài này lên mạng Exodus. Theo tôi thì phần lược dịch dưới đây sẽ cống hiến quý bạn những dữ kiện cụ thể nhằm củng cố thêm cho nhận định của ông Việt Thường. Đối với tôi những sự kiện này không quá mới lạ, nhưng việc sắp xếp chúng một cách có hệ thống như một bằng chứng là điều mới lạ! Mà tôi tin rằng VC không bao giờ dám cho phổ biến công khai loại tin tức này!


Vì vậy, nếu có thể được, xin quý bạn copy, lưu trữ nó vào máy như một tài liệu tham khảo khi hữu sự, và email cho bạn bè, người quen, đặc biệt là những người còn ở VN, đặc biệt hơn nữa là những người ờ miền Bắc – vì bài này không dài, dễ phát tán và đọc không tốn nhiều thì giờ! Nếu không thể làm được như vậy, mong rằng ít nhất bài lược dịch cũng giúp ta củng cố thêm niềm tin vào chính nghĩa quốc gia. Đây là bài lược dịch, nếu quý bạn muốn biết thêm chi tiết, xin vào link trong bài, hoặc các thư viện công cộng để tra khảo thêm.


Bối cảnh: Trong khoảng 1 tháng qua, Đàn Chim Việt có đăng một loạt 5 bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn Ngân, phụ tá TT Thiệu. Trong đó ông Ngân muốn có tiết lộ một số bí mật, và có ý đổ hết trách nhiệm của việc mất miền Nam lên đầu ... Mỹ. Trong bài phản bác dưới đây, tôi phê bình ông Ngân là “khôn nhỏ, dại lớn” vì:

Khôn nhỏ: Ông Ngân tiết lộ rằng ông ta vừa là phụ tá vừa là cố vấn mật cho ông Thiệu, và chính ông ta đã cố vấn cho ông Thiệu vụ gia hạn 3 nhiệm kỳ TT VNCH thay vì hai nhiệm kỳ, và chính ông ta là người giúp mua chuộc 2/3 lưỡng viện quốc hội VNCH về phe ông Thiệu!, v.v....


Dại lớn: Ông Ngân ta thán rằng Mỹ không viện trợ cho miền Nam nhà máy đúc thép, còn Bắc Việt thì được Nga cho nhà máy đúc thép Thái Nguyên, như thể ông chính mắt ông nhìn thấy vậy! Ông nói tên VC Trần Đại Nghĩa biết cải tiến hỏa tiễn để bắn tới B52, trong khi ông chẳng có bằng cớ gì hết! Ông gọi Mỹ là “đế quốc kiểu mới”, v.v... Đó là hành vi vừa tự tay cầm dao cứa tay mình, lại vừa to mồm tâng bốc kẻ thù, mà theo tôi là không thể chấp nhận được cho vai trò cố vấn TT VNCH!


Bài dịch dưới đây thoạt tiên tôi muốn dùng để làm bằng chứng bẻ gãy cái gọi là “Tình XHCN anh em”. Chẳng ngờ Đàn Chim Việt ra loạt bài này nên nhân tiện tôi dùng đó để phản bác luận cứ của ông Ngân luôn.

Muốn đọc bài phỏng vấn này, xin quý bạn bắt đầu từ link:
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=2415

Phỏng vấn Phụ tá Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Ia)

Tại Ai???!!!

Nói tóm lại, theo lời ông Nguyễn Văn Ngân này thì tất cả là tại ... Mỹ!!! Vậy ta thử xem có đúng thế hay không???!!!

Theo chính sử Mỹ, thì “1968 là bước ngoặt của Chiến Tranh VN,” tức là trận Mậu Thân với hình ảnh tướng Nguyễn Hữu Loan bắn vào đầu tên VC nằm vùng đã gây “chấn động” về tâm lý trong quần chúng Mỹ và nhiều nước trong khối Tự Do, khiến Mỹ quyết định rút lui. Nhưng rút như thế nào thì ... Mỹ vẫn … chưa biết!!!

Thế có nghĩa là nếu ông Thiệu có được một cố vấn giỏi, như ông Nhu chẳng hạn, thì vẫn có thể đảo ngược tình hình khi ông đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 1967. Nhưng tiếc thay, ông lại không có một cố vấn hay một nhóm cố vấn giỏi, mà chỉ có một phụ tá bất tài như ông Ngân này, một phụ tá “khôn nhỏ, dại lớn” !!!

Do bỏ quá nhiều thời giờ, “thu vén” quyền lực vào tay, nhằm “đối phó” với Mỹ, ông Thiệu đã không nhìn thấy được rằng dù muốn dù không, VN vẫn đã trở thành một “con cờ” trên bàn cờ thế giới. Bài dưới đây tôi lược dịch từ link:


http://en.wikipedia.org/wiki/Sino-soviet_split


là một chứng minh cụ thể nhất, mang tựa đề Rạn Nứt Nga-Tầu:

“Rạn nứt Nga-Tầu (Sino-Soviet Split) bắt đầu ló dạng từ thập niên 1930 khi Mao viện cớ tại Tầu lúc đó không có giai cấp công nhân nên phải “cải biên” học thuyết Marx-Lenin, thay vì giai cấp công nhân thì dùng GC nông dân.

Sau Thế Chiến II, Stalin cố vấn cho Mao đừng gắng chiếm quyền mà hãy thương thuyết với Tưởng. Giữa năm 1945, Stalin ký với Tưởng Hiệp Ước Hữu Nghị và Đồng Minh. Mao chấp nhận tất cả nhưng trên thực tế lại khước từ tất cả, đánh Tưởng thua, phải chạy ra đảo Đài Loan năm 1949. Tuy nhiên năm 1950, Mao ký Hiệp Ước Hữu Nghị với Stalin để nhận được 300 triệu viện trợ và hiệp ước quân sự hỗ tương 30 năm chống Nhật.

Trong suốt thập niên 1950, Tầu, qua sự cố vấn của một loạt cố vấn Nga, đã đi theo khuôn mẫu Liên Xô, nhấn mạnh đến kỹ nghệ nặng xây dựng từ thặng dư của nông dân. Tuy nhiên đến cuối thập niên 50, Mao đã tự ý phát triển tư tưởng riêng, là nhảy thẳng sang CS bằng cách động viên toàn bộ lực lượng lao động Tầu, gọi là ”Đại Nhảy Vọt” .

Mặc dù phớt lờ sự chỉ đạo của Stalin, nhưng trên thực thế Mao vẫn chấp nhận tình trạng lãnh đạo khối CS của Stalin. Sau khi Stalin chết năm 1953, Mao tự coi mình là “lão thành” hơn, và không chịu làm đàn em Malenkov và Khrushchev.

Năm 1954, Khrushchev sang thăm chính thức Tầu nhằm làm dịu tình hình và trả quân cảng Lüshuen lại cho Tầu, đồng thời thuận hợp tác chặt chẽ hơn về kinh tế.

Mao tuy không công khai bày tỏ bất đồng sau khi Khrushchev đọc bài Diễn Văn Mật trước Quốc Hội Liên Xô (tố cáo Stalin là một tên sát nhân) năm 1956, nhưng Mao đã ủng hộ Stalin cả về tư tưởng lẫn chính trị. Trong khi Khrushchev lại đả phá chúng trong một loạt các bài diễn văn, cố tình phủ nhận mọi vị trí lãnh tụ của Stalin, mà nhất là khước từ cốt lõi của học thuyết Marx-Lenin, là đấu tranh bạo động giữa tư bản và CS. Từ đó rạn nứt đã bắt đầu lộ rõ. Mao gọi Liên Xô là “bọn xét lại” và Liên Xô gọi Mao là “bọn bảo thủ” , đồng thời coi Đại Nhảy Vọt không phải là thuần túy Marxist.

Các Diễn Biến

Năm 1959, qua cuộc họp thượng đỉnh với TT Mỹ Dwight Eisenhower, Khrushchev tìm cách ve vãn phương Tây: bãi bỏ chương trình giúp Tầu phát triển vũ khí hạch tâm như đã hứa và không ủng hộ Tầu trong cuộc tranh chấp biên giới Ấn-Hoa.

Do Đại Nhảy Vọt không thành, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đã âm mưu loại bỏ Mao. Nhưng rạn nứt Nga-Hoa đã giúp Mao có dịp chụp mũ cho Lưu và Đặng như hai tay sai ngoại bang, nhờ đó khích động được tinh thần Hán tộc ủng hộ cho mình.

Khởi đầu, hai đảng còn chống đối gián tiếp: Tầu phủ nhận thống chế Tito của Nam Tư và Liên Xô phủ nhận Tổng bí thư Enver Hoxha của Albania. Nhưng đến năm 1960, rạn nứt đã công khai bộc phát trong cuộc họp quốc hội Romania Cộng: Khrushchev gọi Mao là người dân tộc, mạo hiểm và xa rời đảng; Mao gọi Khrushchev là tên cải cách và coi đó là hành động ”kẻ cả, chủ quan và độc tài” . Để đáp lễ, Khrushchev đã phản công bằng một lá thư dài 80 trang, từ khước Tầu.

Năm 1960, phái đoàn Tầu đã cãi vã kịch liệt với LX và hầu hết các phái đoàn khác. Trong đại hội lần thứ 22 của Quốc Hội LX tháng 10-1961, bất đồng bộc phát mạnh; đến tháng 12, LX hạ thấp quan hệ ngoại giao với Albania, biến bất đồng giữa hai đảng thành bất đồng giữa hai nước.

Năm 1962, Mao chỉ trích Khrushchev vì đã nhượng bộ Mỹ trong vụ hỏa tiễn tại Cuba, trong khi Khrushchev lại cho rằng hành xử kiểu Mao sẽ dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Cùng lúc LX công khai ủng hộ Ấn trong cuộc chiến tranh biên giới với Tầu.

Hai sự kiện này dẫn đến việc tháng 6-1963, Tầu cho xuất bản Đề Án của Đảng CS Tầu Về Lằn Ranh Chung của Phong Trào CS Quốc Tế và LX đáp lễ với Thư Ngỏ của Đảng CS Liên

Năm 1964, Mao cả quyết rằng đã có một cuộc “phản cách mạng” nhằm tái lập chế độ tư bản tại Liên Xô. Quan hệ ngoại giao giữa đảng CS Tầu và đảng CS LX cũng như các đảng trong khối Warsaw bị cắt đứt.

Sau khi Khrushchev chết tháng 10-1964, TT Tầu Chu Ân Lai đã đến Moscow nói chuyện với TBT LX Leonid Brezhnev và thủ tướng LX Alexei Kosygin. Nhưng Chu đã thất bại ra về, và cuộc khẩu chiến lại tiếp diễn.

Từ Rạn Nứt Sang Đối Đầu

Sau năm 1965, rạn nứt Nga Tầu đã “lên giấy”. Cuộc CM Văn Hóa đã làm thiệt hại đến mọi mặt của quan hệ Nga-Tầu, mà trên thực tế, Tầu tự “bế môn tỏa cảng”, ngoại trừ việc cho phép chở đồ tiếp liệu và võ khí từ Nga sang Bắc Việt trong suốt cuộc chiến VN.

Năm 1967, từ chặng đầu của CM Văn Hóa, Tầu cho trương các poster, trong đó có: ”Đả đảo bọn xét lại Liên Xô. Đập nát đầu chó Brezhnev và Kosygin.”

Sau năm 1967, chỉ còn lại 2 đảng CS theo Tầu là Albania và Indonesia. Từ đó các đảng Maoist đã được thành lập ở nhiều nơi.

Năm 1967, Hồng Quân Mao bao vây tòa đại sứ LX tại Bắc Kinh. Quan hệ ngoại giao Nga-Tầu từ đó tuy không hoàn toàn bị cắt đứt nhưng cũng bị “đông đá”. Tầu cũng đòi LX phải thừa nhận hiệp ước biên giới xa xưa giữa nhà Minh và triều đại Czarist Nga là bất công, nhưng LX thẳng thừng từ chối.

Năm 1968, LX tăng cường quân đội dọc biên giới Nga-Tầu từ con số 6 quân đoàn, 200 phi cơ lên đến 25 quân đoàn, 1200 phi cơ và 120 hỏa tiễn tầm trung. Căng thẳng tiếp tục gia tăng mãi đến tháng 3-1969, khi đã có một số chạm trán giữa Tầu và Nga dọc theo sông Ussuri trên đảo Damansky.

Tháng 8-1969, Nga dọa dùng nguyên tử tấn công trung tâm nguyên tử Lập Nã (Lop Nor) của Tầu.

Tháng 9-1969, Kosygin bí mật sang Bắc Kinh hội đàm cùng Chu ân Lai. Sang tháng 10 thương thuyết biên giới bắt đầu.

Năm 1970, Mao nhận ra rằng Tầu có thể cùng lúc đối phó với Mỹ và Nga cũng như đàn áp nội bộ. Mặc dù cuộc chiến VN đang tới tột đỉnh, Mao vẫn cho rằng vì LX ở ngay sát bên, nên là mối nguy hiểm hơn cho Tầu. Do đó Mao tìm cách bắt tay với Mỹ chống Nga.

Năm 1971, Henry Kissinger bí mật sang Bắc Kinh, chuẩn bị cho chuyến công du của Nixon năm 1972. Mặc dù LX mới đầu cũng giận dữ, nhưng sau cũng tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Nixon, và từ đó quan hệ tay ba Washington-Bắc Kinh-Moscow hình thành, chấm dứt giai đoạn đối đầu căng thẳng nhất giữa Nga và Tầu.

Trong thập niên 1970, xung đột Nga-Tầu đã lan sang Phi châu và Trung Đông, là nơi Nga và Tầu viện trợ cho những cộng đảng và các nhóm Hồi Giáo cực đoan khác nhau. Vì thế đã có chiến tranh giữa Ethiopia và Somalia, nội chiến tại Zimbabwe, Angola và Mozambique, cũng như sự thù hằn giữa các nhóm Palestine quá khích khác nhau. Khác với LX, Tầu không gửi quân trực tiếp nhưng can thiệp ngầm để tạo bất ổn.

Bình Thường Hóa

Cái chết của Mao dẫn đến chế độ CS “bình thường” bên Tầu, cũng chấm dứt việc đối đầu quan sự giữa hai bên. Tuy nhiên, LX vẫn tăng cường quân số dọc biên giới.

Đến năm 1973, quân số của Nga tăng gấp đôi mức 1969. Trong khi Tầu tiếp tục gọi LX là ”Tên đế quốc xã hội Liên Xô” và lên án LX là kẻ thù của cách mạng thế giới. Mặc dù tăng cường viện trợ cho các nhóm CS phá hoại tại nhiều nước sau năm 1972, Tầu vẫn ủng hộ việc thương thuyết chấm dứt chiến tranh VN.

Năm 1980 sau khi nhóm Tứ Nhân Bang bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Sau khi Đặng đưa ra chính sách ”tìm kiếm sự thật từ thực tế” nhấn mạnh đến ”Con đường của Tầu đến CNXH”, thì việc lên án bọn xét lại LX cũng mờ nhạt dần...”

Phân Tích:

Rạn nứt Nga-Tầu quả thật là một cú đấm thẳng vào mặt những kẻ suốt ngày rêu rao cái gọi là ”Tình XHCN anh em” ! Trong khi trên thực tế cái “tình” này lại chỉ là việc tranh giành quyền lợi giữa các đảng CS khoác áo “tổ quốc”, “dân tộc”, “XHCN”.

Vậy thì ta phải nhìn thấy rằng đây là một “bàn cờ”, trong đó có 2 con cờ chính là Nam và Bắc VN – nhưng hai con đều có “nội lực” riêng! Còn hai tay chơi khởi đầu là Nga và Mỹ, với các ủng hộ viên là các nước ngoài như Anh, Pháp, Tiệp, Hungary, v.v.... Nhưng đến giữa cuộc thì lại lòi ra thành 3 tay chơi.

Trong một cuộc cờ kiểu này nếu Mỹ xé lẻ được Nga và Tầu thì sẽ làm bên địch suy yếu, hầu giành phần thắng về mình!

Ngoài ra, cả hai con cờ vẫn có thể lôi kéo cổ động viên về phía mình hầu gia tăng nội lực và làm thay đổi não trạng mấy tay chơi!

Con cờ Bắc Việt đã làm điều này khá hơn, trong khi con cờ miền Nam thì không!

Tuy nhiên, nếu biết Mao sinh năm 1892, tức là cũng cỡ tuổi Hồ, cũng trở thành con cháu Marx-Lenin khoảng 1920, ta thấy Mao có tư cách khác hẳn Hồ:

- Mao đã cúi đầu chịu nhịn 26 năm suốt từ sau cuộc Nổi Dậy Mùa Thu tại Tràng-sa, Hoa-nam, 1927, chịu làm đàn em Liên Xô cho đến khi Stalin chết mới vùng lên “giành độc lập”. Còn Hồ lại theo tinh thần ”Đồng chí Stalin và Mao lúc nào cũng đúng”, lúc chết lại muốn về gặp 2 thầy Mác, Lê!

- Mao đòi lại được đảo Lüshuen từ tay Liên Xô, trong khi Hồ lại dâng nạp cho Mao toàn bộ vùng biển trong đó có Hoàng Sa.

- Cả 3 đều phạm tội ác giết người hàng loạt, nhưng Stalin và Mao không theo lệnh ai, còn Hồ thì phải cúc cung sang Moscow gặp Stalin và Mao nhận chỉ thị!

Do đó Mao đã có một trong vài đặc tính chính của một anh Tầu, là bạo chúa ”trả thù 10 năm chưa muộn”, trong khi Hồ lại “thông suốt” cái đặc tính của Việt gian, là “làm tay sai cả đời chưa đủ” !

Mặt khác ông Thiệu mặc dù mang tiếng “tay sai Mỹ”, và Mỹ cũng chẳng lấy của ông tấc đất nào, thế mà cho đến chết ông vẫn còn hận Mỹ tuy rằng ông không đủ tài để đối phó!

Nếu ai đã từng ở Mỹ lâu năm và lưu tâm tới các diễn biến chính trị Mỹ, thì có thể hiểu một điều là cái yếu của Mỹ là dân chủ, mà cái mạnh của Mỹ cũng là ... dân chủ, là tiếng nói của nhiều người.

Ông Thiệu có thể thoát khỏi sự “kiềm tỏa” của Mỹ bằng cách tấn công trực tiếp vào điểm yếu của Mỹ! Tức là ngay lúc ông vừa nhậm chức nhiệm kỳ đầu năm 1967, thay vì dùng ông Ngân một cách bí mật, ông nên công khai dùng một nhóm nhiều người trong một ủy ban - thí dụ ủy ban đặc trách chiến thuật-chiến lược chẳng hạn - trong đó quy tụ những người giỏi về tình báo và “cờ”, thuộc mọi thành phần. Để có thể hình dung ra mọi tình huống có thể xảy ra cho “con cờ” VN, hầu có thể kịp thời tìm ra sách lược đối phó.

Làm như vậy, trong thì ông không bị tố cáo là độc tài, ngoài thì ông triệt tiêu được một phần áp lực của Mỹ để có thì giờ nhiều hơn cho đất nước; và từ việc nhờ có nhiều đầu óc giỏi phò trợ, ông có thể tạo được uy tín cần có trên thế giới, cũng như có nhiều cơ hội khám phá ra những tên nằm vùng nguy hiểm như Ẩn, Hạnh, Nhạ, Trọng, ... chẳng hạn. - hết! Ngoài ra, trong link


http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=2506
Nước đã về non

tôi cũng đã đưa ra nhận định về Mác, Lênin, và Hồ:

Có một vài điểm mà ta cần phân định cho rõ về cái gọi là ”Văn Hóa Marx-Lenin”!

Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng, triết học của mình, Marx muốn biện chứng (chứng minh “bằng mồm”) rằng vật chất đi trước tinh thần, rằng giai cấp vô sản phải dùng bạo lực đứng lên lật đổ giai cấp tư bản, ..., rằng sau cùng con người sẽ tiến lên một “thiên đàng hạ giới” trong đó không có giai cấp và mọi người có thể ”Làm theo năng suất, hưởng theo nhu cầu”!

Nhưng Marx đã hoàn toàn thất bại qua cao trào CS I!

Lenin ranh mãnh hơn, nhìn thấy Nga là một nước lớn có tiềm lực. Lúc ấy các nước ít tiềm lực hơn như Anh, Pháp, ... chẳng hạn, lại mạnh hơn nhờ có thuộc địa tại nhiều nơi. Cho nên Lenin mới lợi dụng học thuyết Marx, biến giai cấp “vô sản” thành giai cấp “nhân dân tại các nước thuộc địa”; biến “giai cấp tư bản” thành giai cấp “thực dân, đế quốc” để dễ dàng dụ dỗ người dân các nước thuộc địa đổ máu để bành trướng đế quốc Nga.

Dù sao đi nữa thì cái văn hóa Marx-Lênin cũng là văn hóa của một đế quốc - Đế quốc Đỏ.

Còn cái thứ “văn hóa” Marx-Lenin tại VN là gì???

Nó hoàn toàn khác hẳn, nó sặc mùi nô lệ, tay sai! Trong đó ”Stalin và Mao không bao giờ sai”! Trong đó ”Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”, và ”Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng Mỹ” , v.v....

Do đó văn hóa kiểu này không phải là văn hóa Marx-Lenin! Nó là thứ văn hóa Việt gian, tay sai, lừa bịp, đe dọa, ...., mà “cha” của nó là tên Hồ Chí Minh!

Trong khi anh nhận súng, nhận tiền, nhận gạo, nhận quần áo,..., của ngoại bang về làm chiến tranh trên quê hương bằng máu của đám dân tộc cực đoan VN, mà anh dám sánh mình với Trần Hưng Đạo:

"Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu tới đại đồng "


Vậy không phải là bịp bợm, lường gạt, tay sai, thì là gì??!!!

Thế cho nên đây là văn hóa Hồ Chí Minh theo định hướng XHCN, chứ không phải là văn hóa Marx-Lênin, lại càng không phải là văn hóa dân tộc VN! - hết!

http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=853

Aucun commentaire: