Lịch sử Việt Nam qua sách vở, tài liệu của chế độ và thế giới tự do bên ngoài
2007.05.30
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong cuộc gặp gỡ tuần trước, chúng ta đã có dịp nghe 5 bạn sinh viên, thanh niên, và du sinh thuộc thế hệ hậu 75 tranh luận sôi nổi về những sự khác biệt trong suy nghĩ và cảm nhận đối với lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh.
Bấm vào đây để nghe cuộc hội luận này
Tải xuống để nghe
Các bạn sinh viên từ Bình Thuận, Quảng Ngãi, Nghệ An đang theo học ngành lịch sử là Trang, Phương, và Thanh, với sự hiểu biết tích luỹ qua sách vở nhà trường tại Việt Nam, thì cho rằng nhân vật Hồ chủ tịch là một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Vượt Sóng (Journey from the fall), cuốn phim về thảm kịch của một gia đình sau ngày 30-4-1975. (Poster của phim Vượt Sóng)
Ngược lại, hai bạn có điều kiện tìm hiểu vượt xa những giới hạn của những nguồn thông tin nội địa là Thanh, một trí thức trẻ đã tốt nghiệp đại học hiện đang công tác tại phía Nam, và Hồng, vừa sang Mỹ du học hơn một năm, thì lại bày tỏ thái độ thất vọng khi biết được những thực tế lịch sử đã bị sử sách trong nứơc che dấu.
Về những gì đã diễn ra trong lịch sử, giữa những thông tin đã qua sự kiểm duyệt của nhà nước, được in ấn, lưu hành tại Việt Nam và các nguồn thông tin tự do, rộng lớn từ thế giới bên ngoài, phía nào chính xác hơn, đáng tin hơn? Và sự khác biệt giữa chúng ra sao? Mời quý vị nghe ý kiến của giới trẻ trong phần thảo luận tiếp theo.
Thông tin tự do và thông tin bị kiểm duyệt
Sinh viên Phương: Mình thừa nhận là bây giờ lên mạng sẽ tìm kiếm đựơc rất nhiều thông tin, nhưng mình tin chắc là những thông tin trên mạng không đúng sự thật 100%. Bạn cũng thừa biết hiện nay có rất nhiều phần tử lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để đưa lên mạng những điều không đúng sự thật để xuyên tạc đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh.
Thanh: Tức là theo bạn, những gì đã đựơc duyệt để xuất bản đều là sự thật? Bây giờ mình đưa ra một ví dụ rất đơn giản, mọi ngừơi đều biết hết nhưng trong sách vở tại Việt Nam không bao giờ có, và không bao giờ dám nói đến.
Các bạn đã học sử 12 năm ở nhà trừơng có bao giờ sách sử nói đến sự kiện là sau năm 1975 có hàng triệu người bỏ nứơc ra đi, có bao giờ thấy nhắc đến không, mà đó là sự thật hiển nhiên. Nếu đã là lịch sử thì phải ghi lại và ghi lại một cách trung thực chứ. Chưa bao giờ mình thấy sự kiện đó được nhắc tới cả.
Sinh viên Phương: Bạn nói sự kiện gì xảy ra sau 1975?
Thanh: Sau năm 1975 có cả triệu người bỏ nước ra đi, vựơt biển, tìm tự do.
Sinh viên Phương: Mình đảm bảo với bạn rằng không bao giờ có những tin đó trong sách giáo khoa hết. Mình học lịch sử trong 12 năm, đại học 4 năm, chưa bao giờ có sách nào nghiên cứu mà nói rằng sau 1975 có hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do hết đó.
Xem video clip trailer phim Vượ Sóng (Journey From The Fall)
Du sinh Hồng: Đó thật sự là sự thật đó bạn. Bây giờ nếu các bạn muốn tìm hiểu, các bạn có thể đến tìm hỏi ở từng tiểu bang của nước Mỹ, mà không chỉ có ở nước Mỹ, mà tất cả những nước lân cận xem có bao nhiêu người Việt đã bỏ nứơc ra đi sau 1975.
Giải phóng miền Nam và hàng triệu người bỏ nước ra đi
Trà Mi: Các bạn ở Việt Nam chưa bao giờ đựơc nghe đến sự kiện là có hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi. Thế các bạn có tự hỏi vì sao có cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại ngày nay hay không?
Sinh viên Thanh: Không, thật ra em có biết là có rất nhiều ngừơi sau giải phóng và trứơc năm 75 bỏ đi ra nứơc ngoài, nhưng em đặt một câu hỏi với họ rằng tại sao họ lại bỏ nứơc ra đi? Tại sao phải đi tìm tự do ở nước khác trong khi ở nứơc mình bao nhiêu triệu người đấu tranh vì nền độc lập, tự do đó?
Du sinh Hồng: Cái đó có thực sự là độc lập, tự do hay không? Các bạn có biết những chuyện như là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, những chuyện như cha Lý bị bắt..những chuyện như vậy thực sự các bạn có biết hay không?
Thanh: Khoan, khoan, theo Thanh nghĩ, mình không cần phải nói quá cao siêu như vậy, chỉ cần tự hỏi như vầy nè. Nếu quả thực đất nứơc có tự do sao cả triệu người lại bỏ nứơc ra đi? Trong lịch sử thế giới ngừơi ta đã ghi nhận một điều rất rõ ràng từ xưa nay chỉ có dòng ngừơi tị nạn từ chủ nghĩa cộng sản bỏ đi qua tư bản, chứ chưa có ai đi tị nạn từ “địa ngục tư bản” về “thiên đường cộng sản” cả.
Mình thấy như các trường hợp Đông Đức-Tây Đức, từ Bắc Triều Tiên qua Nam Triều Tiên, mà ngay Việt Nam cũng vậy thôi. Chỉ có một điểm chung duy nhất đó là người ta đều bỏ đi từ “thiên đường cộng sản”, nơi đựơc gọi là “tự do”. Lý do vì sao?
Các bạn tìm hiểu lịch sử thế giới cũng sẽ thấy như vậy. Tại sao người Cuba bỏ xứ? Tại sao người Bắc Triều Tiên bỏ chạy qua Nam Triều Tiên? Tại sao người Đông Đức bỏ chạy qua Tây Đức đến nỗi mà Liên Xô và Đông Đức phải xây bức tựơng Bá Linh để ngăn chặn dòng người đó? Lý do tại sao?
Các bạn phải tự tìm hiểu lấy chứ, lúc đó sẽ hiểu tại sao mà có cả triệu người Việt Nam bỏ quê hương ra đi? Nếu thực sự ở Việt Nam mà có tự do, hạnh phúc thì ai bỏ đi làm gì?
Sinh viên Thanh: Vì trong cuộc sống này có những ngừơi bất đồng phải không, ngừơi ta không bằng lòng với cuộc sống, không bằng lòng với chính quyền khi chính quyền áp đặt họ thì khi đó người ta sẽ cảm thấy xã hội này bất công với họ thì người ta sẽ bỏ đất nứơc ra đi.
Tại sao họ không ở lại xây dựng đất nứơc và củng cố chính quyền này tốt đẹp lên mà phải đi tìm đến những nứơc khác. Chắc gì ở nứơc khác người ta sẽ tìm đựơc tự do và hạnh phúc hơn?
Du sinh Hồng: Vì ở ngay tại Việt Nam người ta cảm thấy không đựơc tự do và biết chắc rằng không bao giờ có thể làm con kiến mà có thể chọi đá đựơc, không thể nào cùng củng cố, xây dựng đất nứơc theo ý người ta muốn. Người ta thấy không đựơc tự do nên người ta mới bỏ đi.
Yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội?
Thanh: Bây giờ cho mình hỏi một câu thôi. Các bạn có đồng ý là yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội hay không?
Sinh viên Trang: Đồng ý, mình sống trong đất nước Việt Nam, mình yêu tổ quốc thì mình yêu chủ nghĩa xã hội. Đấy là mục tiêu mà đất nước mình đang vươn tới. Xã hội đấy là một xã hội tốt đẹp thì mình yêu, còn nếu xã hội có những bất công và những cái xấu thì mình cũng không hẳn là sẽ yêu nó hoàn toàn.
Thanh: Như vậy là theo bạn, yêu tổ quốc chưa chắc là yêu chủ nghĩa xã hội?
Sinh viên Thanh: Mình nói là yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu cái xã hội tốt đẹp mà đất nứơc đang vươn tới, cái mà đảng cộng sản đang hướng mục tiêu đến.
Thanh: Thế bây giờ cho mình hỏi, cái chủ nghĩa xã hội mà các bạn đang vươn tới là ai chọn cho các bạn hay các bạn tự chọn?
Sinh viên Phương: Cái điều này đã chứng minh qua mấy nghìn năm rồi, mục tiêu đó là dân tộc chọn, những người Việt Nam tự chọn cho mình.
Thanh: Dân tộc chọn? Làm sao các bạn biết được đó là do dân tộc chọn hay chỉ có một số ngừơi như bạn chọn? Có một cuộc trưng cầu dân ý nào để biết đựơc có bao nhiêu phần trăm chọn xã hội chủ nghĩa chưa?
Sinh viên Thanh: Đúng là chưa có một cuộc trưng cầu dân ý nào cả, nhưng mình tìm hiểu qua sách báo thì biết đựơc điều đó. Nếu như đảng cộng sản Việt Nam không tốt đẹp thì làm sao nó tồn tại đựơc từ năm 1930 đến nay hở bạn?
Thanh: Khoan, khoan, cho mình nói, thật ra Liên Xô ngày xưa cũng tồn tại khá lâu đấy chứ, cũng phải 70 năm đấy chứ đâu có ít đâu nhưng những người dân người ta có đồng ý đi theo chủ nghĩa xã hội bao giờ? Nếu thực sự các bạn muốn tìm hiểu sự thật, rất đơn giản, có thể đi tìm hiểu ở nhiều nguồn tin khác nhau.
Sinh viên Phương: Thanh cho mình cắt ngang một tí. Bạn hiện đang ở đâu?
Thanh: Mình đang ở Sài Gòn.
Sinh viên Phương: Bạn sống ở Sài Gòn hiện tại bạn có thấy bất mãn với cuộc sống hiện tại của bạn ở đây không?
Thanh: Tại sao không có quyền bất mãn khi mà…
Vai trò và vị trí của Việt kiều?
Sinh viên Phương: Tất nhiên mọi người đều có quyền tự do bất mãn hay không. Từ năm 1930 bạn thấy xã hội ở Việt Nam đến nay như thế nào? Và hiện tại bạn cảm thấy đất nước Việt Nam như thế nào? Những Việt kiều khi ra nứơc ngoài quay lại Việt Nam, muốn ở lại đây để làm giàu lên, xin ở lại Việt Nam.
Du sinh Hồng: Con số đó có đựơc bao nhiêu người? Có bao nhiêu ngừơi trở lại Việt Nam?
Sinh viên Thanh: Chưa có con số thống kê, nhưng theo báo chí, mỗi năm Tết đến có rất nhiều đồng bào Việt kiều về nứơc..
Du sinh Hồng: Ngừơi ta chỉ muốn thăm gia đình người ta thôi, chứ không phải người ta quay về vì cái tốt đẹp của xã hội đó, bạn nên hiểu điều đó. Khi người ta ra đi, còn bỏ lại gia đình, người thân, nên họ quay về để thăm người thân, không có nghĩa họ quay về vì thoả mãn với chế độ của đảng cộng sản.
Sinh viên Phương: Mình nghĩ rằng nếu đảng cộng sản Việt Nam không thoả mãn điều đó thì tất cả đồng bào khi ra nứơc ngoài không bao giờ quay trở lại Việt Nam. Có những Việt kiều về nứơc dám bỏ tiền tỉ để đầu tư vô các công ty và giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam hay trẻ tàn tật. Họ còn giúp đào tạo nhân tài. Khi ra nứơc ngoài họ học cao, rồi quay về phục vụ cho đất nứơc Việt Nam. Thì bạn nghĩ như thế nào về những người đó? Họ suy nghĩ như thế nào?
Thanh: Cho mình trả lời câu hỏi này. Bạn chỉ nói có một chiều thôi, tức là những người từ ngoài đi vào, chứ có biết bao nhiêu ngừơi khác, kể cả bằng con đường học bổng, đi ra nứơc ngoài rồi ở lại luôn? Sao bạn không nói lên những trường hợp đó? Thứ hai, nói về Việt kiều, ở đâu ra những Việt kiều đó, nếu không nói đa số họ là những người đã bỏ nứơc sau 1975 ra đi, vượt biển, vào trại tị nạn từ Malaysia, Indonesia, cho đến HongKong…
Những người đó, khi ra đi, ngừơi thân của họ như vợ, con có thể bị bỏ thây trên biển. Đến nỗi bây giờ người ta xây dựng chỉ 1 tấm bia tưởng niệm để tưởng nhớ những người đó mà đảng cộng sản Việt Nam còn ép buộc chính phủ Malaysia phải phá những tấm bia đó nữa thì mất nhân tâm đến cỡ nào? Vô cùng thất nhân tâm.
Chẳng hạn, có hai anh em vựơt biên. Ngừơi em thì chết trên biển, ngừơi anh may mắn sống sót bây giờ thành đạt trở về Việt Nam đầu tư. Ngừơi em thì bị gọi là phản quốc, bởi vì sau 1975, ai vựơt biên thì họ lấy cả nhà cửa và gọi người ta là “phản quốc”, bắt đựơc thì bỏ tù. Người anh sống sót đựơc qua đến Mỹ, giờ là kỹ sư quay trở về đầu tư thì họ gọi là “Việt kiều yêu nứơc”, thành “khúc ruột xa ngàn dặm”.
Các bạn có thấy chuyện phi lý không. Con người ít nhất có liêm sỉ thì không ai làm như vậy cả. Tại sao lại kết tội ngừơi ta là “phản quốc”? Người ta sống không đựơc người ta phải bỏ đi.
Nếu các bạn tìm hiểu tại sao ngừơi ta bỏ đi, có rất nhiều lý do. Thứ nhất, do phân biệt đối xử, biết bao nhiêu người không đựơc học hành vì lý lịch. Các bạn cũng từng biết thời kỳ đó, xét lý lịch ba đời. Nếu các bạn trong trường hợp đó, các bạn có muốn ra đi hay không? Có điều kiện các bạn cũng ra đi chứ, đúng không?
Đã ra đi thì chấp nhận cả sự nguy hiểm, có thể chết trên biển, không bao giờ đến đựơc bến bờ tự do, mà ngừơi ta vẫn ra đi. Tại sao người ta phải bỏ đi như vậy? Nhà cửa bị lấy hết. Bây giờ biết bao nhiêu nhà cửa ở Sài gòn là của những người hồi xưa đã bỏ đi đó.
Các bạn hãy suy nghĩ đi. Xung quanh tôi có biết bao nhiêu người bạn đã từng đi vựơt biên, bị bắt vô tù, quy cho tội “phản quốc”. Còn những người bạn đã đi đựơc ra nứơc ngoài, giờ thành kỹ sư, quay về Việt Nam đầu tư thì trở thành “Việt kiều yêu nứơc”. Các bạn có thấy sự phi lý không?
(xin mời theo dõi toàn bộ cuộchội luận trong phần âm thanh bên trên)
Trà Mi: “Diễn đàn bạn trẻ” xin phép tạm dừng tại đây, hẹn tái ngộ cùng qúy vị và các bạn với phần hội luận tiếp theo, vào giờ này, sáng thứ tư tuần sau.
Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Trà Mi kính chào.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Canada nhận cho định cư những người Việt tị nạn còn sót lại ở Philippines
Nhân vật Hồ Chí Minh theo nhận định của giới trẻ Việt Nam
Tiếng nói và nguyện vọng của giới trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam và những nguyện vọng gởi đến giới lãnh đạo cao cấp
Vì sao phần lớn những người tự ứng cử bị gạt khỏi danh sách ứng viên?
Khánh thành Bia tị nạn tưởng niệm thuyền nhân ở nước Đức
Phản hồi của giới trẻ về cách thức chọn lựa ứng cử viên Quốc hội VN
Lễ khánh thành bia tỵ nạn, tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Đức
Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong cuộc vượt biển kinh hoàng
Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về cuộc bầu cử Quốc hội khoá 12?
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire