mardi 29 mai 2007

Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Sai lầm 1: Trong xã hội, bất kỳ thời đại nào đều có sự phân chia thành các giai cấp, thành các tầng lớp rõ rệt. Sự phân chia đó phản ảnh tính ưu việt của từng giòng giống, giòng họ cũng như sự cố gắng phấn đấu vươn lên của từng gia đình, từng cá nhân..Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo dựa trên học thuyết Mác đã lật ngược hoàn toàn trật tự đó. Một trật tự (tương đối) mà trải qua hàng nghìn năm mới có được. Tức là tầng lớp dưới đáy xã hội lại lãnh đạo tầng lớp phía trên mà hậu quả đáng tiếc là trong cuộc cách mạng ruộng đất không biết bao nhiêu người tài giỏi bị giam chết, bao nhiêu gia đình bị oan sai, bao nhiêu tài sản văn hoá quý giá bị đập phá hoặc rơi vào tay nông dân và trở thành vật vô dụng. Điều quan trọng hơn là dẫn đến một loạt những sai lầm sau này.

Sai lầm 2: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã vô hình đưa đất nước Việt Nam thành một bãi chiến trường của 2 phe trong đó cả ta và địch đều là người Việt và bắn giết lẫn nhau.

Sai lầm 3: Đưa đất nước tiến theo mô hình gọi là “Chủ nghĩa xã hội” trong khi chưa hiểu rõ ràng các quy luật phát triển của xã hội . Điều này dẫn đến một loạt các chỉ đạo sai lầm như : xây dựng một chế độ bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã, toàn bộ các cơ quan nhà máy đều nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và vận hành theo nền kinh tế kế hoạch hoá. Cho đến ngày nay chúng ta mới thấy hậu quả vô cùng khủng khiếp mà nó mang lại đó là nạn tham nhũng, thái độ vô trách nhiệm của các cán bộ, hàng loạt cơ quan Nhà nước làm ăn thua lỗ, lãng phí.

Sai lầm 4: Xây dựng một quy chế “Dân chủ tập trung” (trong xã hội chúng ta đều biết rằng người tài giỏi bao giời cũng chiếm số ít). Tất cả mọi vấn đề đều phải đưa ra lấy biểu quyết tập thể. Điều này dẫn đến “hoà cả làng” khi sự chỉ đạo đó là sai lầm và chẳng ai chụi trách nhiệm trước nhân dân, đất nước cả. Điều này cũng tạo nên một bộ máy lãnh đạo hoàn toàn không thể năng động được. Một cơ chế như vậy thì cho dù có chọn được một Chủ tịch nước hay một Thủ tướng tài giỏi thì cũng không thể phát huy được.(chúng ta thử nghĩ rằng nếu học thuyết của Anhxtanh phải đưa ra lấy biểu quyết của một tập thể nông dân và công nhân mới được công bố thì có lẽ cho đến hôm nay học thuyết đó đã mất rồi).

Sai lầm 5: Bưng bít và áp đặt thông tin, chỉ thông tin một chiều theo sự chỉ đạo của Ban Tư tường Văn hoá dẫn đến thiếu kiến thức trong việc nhận thức một vấn đề. Chúng ta đều biết những thông tin như báo chí, Truyền hình đóng một vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp nhưng những phương tiện này là chỉ để hô hào truyên truyền đề cao Đảng.

Sai lầm 6: Một đất nước mà nhân quyền hầu hết bị vi phạm. Mọi người không được hưởng quyền tối thiểu của mình đó là quyền được bầu cử thì làm sao đất nước chọn ra được những người thực sự có tài đức mà thay vào đó chỉ là một loạt những người xu ninh, cơ hội. Tạo ra một thị trường mua quan, bán chức. Một xã hội mà mọi người không được nói ra những điều mà trong đầu họ nghĩ thì làm sao Đảng có được một ban tham mưu trí tuệ được ?

Sai lầm 7 : Dùng hệ thống Chuyên chính vô sản để đè bẹp tất cả mọi sự phản đối trong tất cả các vấn đề. Chúng ta biết rằng dùng chuyên chính chỉ có hiệu quả trong một giai đoạn ngắn để ổn định một trật tự xã hội nào đó (như ban bố tình trạng giới nghiêm) chứ chuyên chính sẽ không bao giờ có hiệu quả trong một giai đoạn dài của đất nước, làm như vậy chẳng khác gì bịt miệng núi lửa.

Sai lầm 8: Bộ máy quản lý hết sức cồng kềnh. Trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân không rõ ràng, nhất là ở bộ phân Trung ương. Ở các nước trên thế giới, các đảng chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự để ứng cử tổng thống, sau khi bầu cử tổng thống xong thì đảng không bao giờ được can thiệp, chỉ đạo vào công việc của tổng thống. Còn ở nước ta, một ông Chủ tịch Nước tưởng là to nhưng thực chất không bao giờ có quyền quyết một vấn đề gì cả vì phía trên còn có Đảng, có Tổng Bí Thư, Có bộ Chính trị, có Ban Bí Thư…nhiều và nhiều.

Sai lầm 9: Ngay từ khi mới lên nắm chính quyền đã muốn xoá sạch tôn giáo, phật giáo mà không nghĩ rằng đó là một công cụ giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người kể cả những trẻ em hết sức có hiệu quả, thay vào đó là một nền giáo dục chay đại loại như dạy cho các cháu phải “yêu tổ quốc, yêu đồng bào..”. Một xã hội vô đạo và tình trạng thất nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến một thế hệ trẻ đa phần là hư hỏng về đạo đức và chẳng biết đến khi nào mới trở lại được như xưa.

Sai lầm 10: Không tôn trọng người tài giỏi, thực tế là trong một cơ quan nhà nước không ai dại dột thể hiện sự tài giỏi của mình vì như vậy chẳng khác gì thể hiện sự chê bai các “xếp” tự đưa bản thân mình vào một mối quan hệ phức tạp trong khi đó thì đồng lương vẫn phải “đến hẹn lại lên “. Vì vậy những trí thức, những người tài, giỏi muốn thể hiện mình thì chỉ một cách duy nhất đó là trốn ra nước ngoài để làm việc. Thử hỏi rằng trong một thời đại khoa học và công nghệ phát triển từng ngày nhưng biểu tượng duy nhất được đề cao suốt 70 năm qua là cái búa và liềm thì làm sao có thể theo kịp được các nước.



Ngày 4/5/2006

Thanh bình

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế

Aucun commentaire: