mercredi 13 juin 2007

Tâm tình Mobay

Tâm tình Mobay
Caubay

Đã gần nửa đêm mà Caubay vẫn còn cặm cụi tham gia diễn đàn, khi nhăn mặt nhíu mày, khi đăm chiêu suy nghĩ, khi cười mỉm, khi cười khì. Hỉ nộ ái ố coi mòi gồm đủ. Mobay xức dầu thơm nực, lượn tới lượn lui vài ba vòng mà hổng thấy ép phê, bèn lên tiếng nhắc khéo:

-Anh đi ngủ sớm cho khoẻ, việc nhà lo trước việc nước lo sau. Chuyện nhà còn bề bộn mà anh cứ ôm cái computer mãi em rầu quá. Hơn nữa hổm rày ba chú Mễ mần eo, đình công để phản đối ông Bush đưa vệ binh tới biên giới. Mai anh lại cày mình ênh đó nghen!

Caubay dỗ dành:

- Em ráng một chút. Anh đang đọcc ông Bùi Tín, Tâm tình với tuổi trẻ về Hồ Chí Minh đó.

Mobay, sắc mặt hơi ngạc nhiên, sốt sắng hỏi:

- Ủa, ổng còn sống hả anh? Hồ?i trước ổng ở gần nhà em bên Phú Nhuận đó. Thọ dữ nghen! Anh hỏi thử ổng còn mần dầu khuynh diệp không, để lại em vài chai. Cái loại dầu đó hay hơn dầu gió xanh nhiều lắm. Hồi nhỏ cả nhà em ai bị đau bụng, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi là... dùng được. Trúng gió, ăn không tiêu, ợ chua, táo bón là.. dùng được. Đau lưng, nhức mỏi, bong gân, trật khớp là dùng được…

Caubay vội vàng đưa tay ngăn lại phân trần:

-Em lầm rồi, không phải bác sĩ Bùi Kiến Tín chuyên chế dầu khuynh diệp. Ông bác sĩ này nghe nói qua đời đã lâu và cái Viện bào chế của ổng thì ổng vinh dự hiến cho nhà nước ngay từ ngày đầu. Bây giờ nếu ổng còn sống thì giỏi lắm người ta cho ổng sản xuất dầu khuynh… tả chớ khuynh diệp gì nữa em ơi. Anh nói đây là nói ông Bùi Tín, cựu đại tá Cộng sản, đã phản tỉnh, đang góp phần tranh đấu cho dân chủ cho nước ta. Ông này nguyên là nhà báo nên viết lách hay lắm. Anh đang đọc bài viết của ổng gởi các bạn trẻ nói về ông Hồ. Nhiều điểm rất đáng lưu ý.

Mobay hơi... quê độ, bèn làm mặt giận mà rằng:

- Em đã dặn anh hễ lên diễn đÃ?n có bài nào hay thì đọc cho em nghe với. Em cũng gần đến tuổi... hồi xuân, thì cũng coi như là bạn trẻ; sao anh lại không đọc bài ấy của ổng cho em nghe để em học hỏi.

Caubay thấy tuồng khó ở, bèn xuống nước vỗ về:

-Thì anh thấy em mê chú Ngạn, ch᡻? Kỳ Duyên, lại bận học tiếng Hồng Kông với tiếng Đại Hàn nên anh giả lơ, chớ đọc mấy bài viết trên diễn đàn thì có tốn tiền tốn gạo gì mà giấu. Thôi nếu em thích thì ngồi xuống đây anh đọc cho nghe. Nếu em có lòng thì góp vài cái cao kiến cho bạn đọc coi chơi.

Mobay vốn tính xuề xòa, giận đó vui đó, nên nũng nịu rằng:

-Ừa, thôi mình đọc cho tui nghe ccoi.

Và như thường lệ, Caubay lại làm cái màn đọc báo giùm. Mobay nghe xong mới phán rằng:

- Bác Bùi quả là học cao hiểu rrộng, nhiều điều ông ấy viết nghe rất thông. Tuy vậy có chỗ em coi cũng còn nghẹt.

- Viết báo mà em làm như thông ỻ?ng cống. Chỗ nào thông, chỗ nào nghẹt em nói anh nghe thử.

- Nói thì nói nhưng anh đừng chê? nghen; vì em luận theo cái lối tay ngang của người bình dân ít học.

- Em khách sáo làm chi. Quan điểm của người bình dân mới là đáng chú ý vì họ là đa số. Chắc mấy ông chính trị gia, mấy nhà lý luận cũng cần am hiểu người dân thường nghĩ gì mà đáp ứng cái nhu cầu, cái ước vọng của họ; chớ nói chuyện sâu xa trên trời thì hổng mấy gì thiết thực đâu em.

- Ừa, anh nói nghe cũng phải. Theoo em trong bài này ông Bùi Tín nói trúng khỏang 80%, còn lại 20 % thì cần coi lại cái đã. Cái phần 80% thì em xin phép anh khỏi bàn vì đó là phần nêu ra những sự thật về cuộc đời ông Hồ. Sự thật về cuộc đời ông Hồ là một sự kiện khách quan và do vậy nó không thể thay đổi đựợc theo cảm tính của người viết. Sự thật về ông Hồ dù được che giấu, bóp méo trong thời gian qua đã lần lần được đưa ra ánh sáng. Người ta không thể che giấu mãi sự thật và bác Bùi Tín đã trung thực trình bày lại cho bạn trẻ biết những gì ông tìm hiểu, sưu tập được về cái sự thực đó. Đại khái cái phần thực này là phơi ra cái xấu xa của ông Hồ mà từ bấy lâu nay chính ông ta và đảng Cộng sản đã che giấu, sửa đổi, tô hồng. Bây giờ em có bình luận thêm cũng hơi nhàm. Vì vậy em chỉ mong chia sẻ với anh cái phần 20% mà em không đồng ý với ông Bùi Tín; cái phần mà em cho rằng ông Bùi Tín… bị nghẹt đó.

- Ừ thì em làm ơn giúp khai cái ttrí cắt cỏ của anh. Theo anh thì thế hệ đàn anh lúc nào cũng nợ thế hệ trẻ kế tiếp một món nợ rất lớn. Đó là sự minh bạch của lịch sử. Mình không được vì quan hệ bản thân hay bất cứ tình cảm nào để bóp méo sự thật. Đã nói với bạn trẻ thì cần rõ ràng, nếu không thì dễ gây hiểu lầm lắm. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết nhưng thiếu sự từng trải chín chắn, lại dễ tin. Hơn nữa hình tượng về ông Hồ đã bị tập đoàn Cộng sản lợi dụng để làm chiêu bài mị dân hàng nửa thế kỷ nay, nó ăn sâu vào suy nghĩ của người mình lắm. Mình phải hết sức cẩn thận đó em.

- Em nhứt trí với anh về điểm đó thành ra mới vô phép mà lạm bàn như vầy. Theo em thì trong bài đó, ông Bùi Tín nói nhiều điều không thật. Em không dùng chữ "không đúng" vì tin rằng với trình độ của ông Bùi, ông không thể không thấy được để viết sai. Ông Bùi thấy nhưng…né nên gọi là không thật.

- Rắc rối dữ nha!

- Để em trở lại bài viết củaa ông Bùi mà giảng cho từng điểm một. Ổng viết: “...Mặt tích cực của ông Hồ không phải là nhỏ." Nói rằng ông Hồ lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám và 9 năm kháng chiến để đuổi người Pháp là mặt tích cực là sai. Khi cho rằng một người làm điều tích cực thì phải xét cái động cơ của hành động. Cái động cơ có trong sáng thì việc làm mới được gọi là tích cực. Ngay từ đầu cái động cơ của ông Hồ là đuổi Pháp để áp đặt chủ nghĩa Cộng sản. Ông Hồ không có cái tâm vì dân tộc Việt Nam khi đánh Pháp. Vì sao em dám nói như vậy? Vì khi còn nhỏ thì ông xin làm tay sai cho Pháp mà không được. Việc ông theo Cộng sản biết đâu không vì cay cú bởi việc này. Nếu ông đậu vào trường thuộc địa của Pháp thì sao? Biết đâu ổng trở thành một kẻ tay sai đắc lực cho Pháp? Thế rồi khi có thế lực ông ta quay qua giết hại những người yêu nước khác. Ông Hồ giết người yêu nước tức là ổng không vì quyền lợi của dân Việt mà vì ý đồ cá nhân của ổng, vì chủ của ông, tức là vì Quốc tế Cộng sản. Nói cách khác ông dùng người Việt để đánh Pháp cho Quốc tế Cộng sản thì không nên gọi đó là tích cực. Lợi dụng xương máu người Việt để tháo cái gông này mà tròng vào cái gông khác thì không thế gọi là tích cực. Ông Hồ đánh Pháp với cái tâm vì (Stalin) không giống như cái tâm (vì dân) của các nhà cách mạng khác. Cái ý tưởng hy sinh đến người Việt cuối cùng cũng phải đánh để thực hiện cho đươc việc "giải phóng" để áp đặt chủ nghĩa Cộng sản đã có ngay từ đầu. Đó là tham vọng xấu xa, không thể gọi là tích cực.

- Em nói nghe có lý sự lắm.

- Chớ còn gì nữa. Rồi ông Bùi Tín viết: "Đáng chú ý là hai thành tựu tích cực trên đây gắn liền với lãnh tụ Hồ Chí Minh không dính dáng trực tiếp gì đến học thuyết cộng sản, thậm chí chính vì không dính dáng trực tiếp với học thuyết cộng sản mà mới có thắng lợi; ông Hồ phải tuyên bố giải tán đảng vào tháng 11/1945, và một mực thanh minh rằng: không! Tôi không phải là người cộng sản. Sự khôn ngoan của ông là ở đó." Cho rằng thành công của Cách mạng tháng Tám và chiến thắng Điện Biên Phủ là "thành tựu tích cực" của ông Hồ là sai. Nếu hiểu nghĩa thành tựu là đạt được kết quả thì được chớ không có gì tích cực qua hai kết quả đó bởi vì đối với ông Hồ đó chỉ là thành quả của hai giai đoạn trong một chuỗi dài các giai đoạn để đạt được mục đích tối hậu là áp đặt chế độ Cộng sản tại Việt Nam. Đó là mục tiêu cuối cùng mà ông Hồ đã cố đạt được bằng mọi giá. Khi thực hiện hai mục đích trên, ông Hồ không đặt quyền lợi của dân tộc Việt Nam lên trên hết. Lập lờ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, yêu nước và yêu chủ nghĩa Mác Lênin chỉ là mánh khóe mị dân của ông Hồ mà thôi. Nhìn xa hơn chút nữa, 76 năm qua từ ngày có đảng CSVN, ông Hồ và cái đảng đó chưa mang một thành tựu nào cho dân tộc Việt Nam. Chưa có gì là thành tựu cả. Độc lập ai nói có, em nói chưa. Liên Xô, Tàu kêu đâu dạ đó, sai đâu làm đó sao gọi là độc lập. Hơn nữa, "Tự do không có, Độc lập quí gì". Cái "thành tựu" của ông Hồ chính là tai hoạ bởi không có nó thì chúng ta, theo trào lưu của thời đại, chắc chằn đã có cuộc cách mạng khác cũng đuổi được Tây mà không điêu tàn như hiện tại. Anh nhìn qua các lân bang mà xem.

- Nhìn làm chi cho thêm buồn em. Đ?ến như nước Campuchia nhỏ bé mà coi bộ cũng muốn khá hơn ta. Cũng bởi họ chỉ có ông Pôn Pốt mà không có ông Hồ chi Minh.

- Em cũng cho rằng ông Bùi Tín có? lẽ vì "quá thương" hay sơ ý mà cho ông Hồ “khôn ngoan”. Khôn ngoan khác với điêu xảo, điếm đàng, lừa dối, tráo trở. Anh nghĩ coi. Cộng sản rặt mà xưng tôi không là Cộng sản để rồi thừa cơ đâm sau lưng các phe phái Quốc gia là đồ bất nhơn, không phải khôn mà là bá đạo, lưu manh. Mong các bạn trẻ đừng cho như vậy là khôn, là ngoan.

- Lời dặn dò của em nghe rất chhí tình.

- Còn cái chuyện sai lầm của ônng Hồ khi đi theo chủ nghĩa Mác Lênin thì ông Bùi Tín viết: "Lầm lẫn - mà không phải cố tình phạm sai lầm, vì lúc 30 tuổi, anh Nguyễn Tất Thành sau khi có ý định gần mười năm trước vào học trường thuộc địa để thành đạt trong cuộc đời vẫn có thể đổi ý trong môi trường chính trị tự do Pháp để chân thành chọn con đường của Lê-nin như không ít thanh niên và trí thức Pháp hồi ấy." Phần này thì em cũng không có gì phản bác ông Bùi Tín, nhưng cũng em không dám võ đoán kết luận vì sao ông Hồ chọn con đường bất nhơn đó. Bởi vì ai thì không nói chớ với "anh Ba" (trợn) thì phải coi lại cái "lầm lẫn không cố tình" này cái đã! Muốn như vậy ta hãy xét lại cái bản chất ông Hồ từ trẻ tới già. Một người với bản chất lương thiện có thể phạm sai lầm một vài lần, tất nhiên là không cố tình, rồi sau đó thấy sai thì ăn lăn hối cải, làm lành chuộc tội. Ông Hồ thì ngược lại. Cuộc đời ông Hồ cho thấy ông không phải là người lương thiện. Bao nhiêu sách vở, nhân chứng trong và ngoài nước đã cho thấy. Trong bài này của ông Bùi Tín chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy chi tiết hậu thuẫn cho nhận xét đó. Từ việc phụ nghĩa (lấy vợ đồng chí), phụ tình (lơ đẹp vợ cũ Tăng tuyết Minh), giết nàng hầu (Nông thị Xuân), bỏ con rơi (Nguyễn Tất Trung), vô tình với anh chị em, vắt chanh bỏ vỏ với người cộng sự (LS Nguyễn Mạnh Tường...), bất nghĩa với người ơn (bà Nguyễn Thị Năm). Từ suy nghĩ đó, em cho rằng ông Hồ sẵn sàng đi theo bất cứ thế lực nào để thoả mãn tham vọng cá nhân. Không thể kết luận rằng vì thấy lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản hay đẹp (vào thời điểm đó) mà ông Hồ theo. Cái gì đáp ứng tham vọng của ông thì ông theo. Thực dân hay Cộng sản không quan trọng. Cái bản chất ác độc của ông Hồ còn có thể được suy diễn khi đọc đoạn này của ông Bùi Tín: "...ta có thể trách ông Hồ là ông từng sống ở Moscow suốt từ 1924 đến 1938, giữa những năm khủng bố đỏ rùng rợn nhất của Staline,- khi mỗi ngày báo đảng Pravda đăng tin xử bắn hết uỷ viên bộ chính trị này đến ủy viên trung ương khác, và hàng xâu “tên phản động”, vậy mà ông vẫn sùng bái “trùm tội ác của các thời đại” đến tuyệt đối, sùng bái chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp đến tuyệt đối, thì cái “tâm” và cái “trí” ông ở đâu?" Ông Hồ thấy cái ác mà vẫn theo thì ông còn ác hơn gấp bội. Lịch sử cho thấy ông Hồ không bao giờ biết nghĩ đến cái nỗi đau của nguời dân. Từ cải cách ruộng đất với bao nhiêu oan nghiệt mà ông vẫn dửng dưng; nếu có khóc chỉ là nước mắt cá sấu, bịp bợm bởi vì liền sau đó ông lại khởi xướng xâm lăng miền Nam để gieo bao tang tóc, phân ly cho dân lành. "Còn cái lai quần cũng đánh" chính là tư tưởng ông Hồ. Hãy mường tượng một dân tộc xác xơ như cái lai quần rách thì ai mà không thương cảm. Họa chăng là kẻ vô tâm.

Caubay vốn là anh học trò lười, ham chơi nhiều hơn ham học, nghe bấy nhiêu đã muốn ngáp; bèn lựa lời nói khéo như vầy:

- Em luận như vậy thì thiệt là hết sức thông, thiên hạ hiếm có, nhưng cũng đã hơi dài. Anh học cho thuộc chừng ấy cũng bả hơi tai. Chuyện ông Hồ thì nói chừng nào cho hết. Anh đồ rằng đến thế kỷ sau cũng còn. Thôi em tóm gọn gọn một chút để nhắn gởi các bạn trẻ vài lời được không?

Mobay nghe khen nịnh lấy làm khoái chí nhưng cũng nói khiêm như vầy:

- Cái trí em nhỏ như hột cỏ. M᡻?t là anh thương, hai là anh dốt mà khen chớ chắc gì đã trúng. Tuy vậy em cũng có vài lời chia sẻ, không riêng gì với các bạn trẻ mà ngay cả…bạn già em cũng xin nhắn luôn một thể. Lời em nhắn không nhiều mà cũng cũ rích. Đó là cái chữ “ta” nó tai hại lắm, nó làm mờ đi cái nhìn trung thực khách quan. Hơn nữa cái chữ "ta" đôi khi nó rất nhập nhằng. Vậy thì từ nay về sau cố gắng bỏ bớt giùm em cái chữ “ta”; nhất là cái chữ "ta” trong câu biểu ngữ này: “Hồ chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Mobay nói xong ngoe nguẩy đi, phần như vội vã, nửa như giận hờn. Caubay nhìn theo và chợt hiểu câu phải tề gia rồi mới trị quốc. Đứng dậy bước theo, tinh thần hớn hở, lòng dạ thông thoáng, nhưng nghĩ lại vẫn còn giận ông Hồ, lại vốn sính thơ, Caubay bèn ngâm nga mấy câu Kiều tân thời như vầy:

Cho hay muôn sự tại Người
Người kia vốn dĩ là phường bất nhân…


Caubay
San Diego, May 21, 2006
(Copyright @ DCVonline)

Aucun commentaire: