THẦN TƯỢNG HỒ CHÍ MINH CÓ THỂ CỨU CÁNH CHO ĐẢNG CSVN !
HỮU-HẢI
(can bo tuyen huan cs phan tinh)
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, bộ chính trị đảng cộng sản việt nam ra chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh".
Mục đích của cuộc vận động là: "làm cho toàn đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ chí minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh. . . nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội". Cuộc vận động bắt đầu được phát động đúng vào ngày mồng 2 tháng 3 năm 2007, ngày đảng cộng sản việt nam tròn 77 tuổi. Hàng năm sẽ sơ kết vào ngày 19 tháng 5, ngày sinh của Hồ chí minh và sẽ tổng kết cuộc vận động vào ngày 19 tháng 5 năm 2011, năm kết thúc nhiệm kỳ đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10.
Hồ chí minh, người sáng lập và rèn luyện đảng cộng sản việt nam, người đưa chủ nghĩa mác-lê nin vào việt nam, một chủ nghĩa đối lập với chủ nghĩa tư bản, luôn hô hào tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, vậy mà đến nay đã bị phá sản trên toàn thế giới. Sinh thời Hồ chí minh tuyên bố: "đảng ta là đảng cầm quyền" với luận điểm này, Hồ chí minh đương nhiên trở thành lãnh tụ của quần chúng nhân dân. Hồ chí minh luôn nói rằng, "đảng là người đầy tớ trung thành của nhân dân", "đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân". . . với những tuyên bố như vậy Hồ chí minh đã thu hút được nhiều quần chúng nhân dân ủng hộ, ông trở thành thần tượng của đảng và đương nhiên trở thành thần tượng của đông đảo quần chúng nhân dân. Khi ông qua đời, các học trò của ông luôn trích lời ông, sử dụng những bài nói, bài viết, những tư tưởng của ông, coi đó là công cụ, phương tiện có hiệu quả nhất để huy động sức người, sức của tiến hành cuộc chiến tranh chống mỹ, giải phóng miền nam, thống nhất nước nhà. Kháng chiến thắng lợi, cả nước đi lên "chủ nghĩa xã hội", người ta thấy vai trò Hồ chí minh dần dần bị phai nhạt. Vào những năm 80, người ta thấy ở hệ thống trường đảng các bài giảng ít trích dẫn các luận điểm của Hồ chí minh; thay vào đó là các trích dẫn các bài nói, bài viết của tổng bí thư lê duẩn. Tác phẩm: "dưới lá cờ vẻ vang của đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghã xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới" của lê duẩn được coi là cuốn sách gối đầu giườg cho các học viên trường đảng. Người ta nói Lê Duẩn muốn xây dựng cho mình một chủ nghĩa riêng, khác với thứ chủ nghĩa Hồ chí minh tạo dựng; chẳng hạn như ông định nghĩa về chủ nghĩa xã hội là: "quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động". Chuyện kể rằng: có một ông thứ trưởng đi học trường đảng cao cấp trung ương, một hôm gặp Lê Duẩn, tổng bí thư hỏi rằng đã học bài "quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động chưa", thứ trưởng trả lời: chưa; thư ký riêng tổng bí thư điện ngay cho nhà trường và được biết trong thời gian diễn ra môn học này thứ trưởng nghỉ; ngay lập tức thứ trưởng được một phó giáo sư nhà trường trực tiếp giảng riêng cho thứ thứ trưởng bài: quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Tôi được nghe ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông Hồ chí minh nói chuyện rằng: nguyện vọng của ông Hồ là sau khi ông qua đời, hãy hoả táng ông và chia thành ba phần để lập đền thờ ở ba miền bắc, trung, nam để nhân dân thăm viếng dễ ràng. Thế mà các học trò của ông lại làm khác đi. Các bậc anh hùng dân tộc tiền bối khi chết thường chôn cất bí mật, các thế hệ sau không biết được chính xác nơi chôn cất của các ngài vì sợ rằng giấc nghìn thu không được trọn vẹn do các chính biến của thế hệ sau xẩy ra. Hồ chí minh hẳn đã có tầm nhìn như vậy, đáng tiếc các học trò của ông lại nghĩ không ra, đang tâm làm trái ý nguyện của ông; quyết định tổ chức ướp thi thể ông và xây lăng hoành tráng với diện tích bao la giữa thủ đô để tỏ lòng "tôn kính". Đến cả Lê nin, người thầy vĩ đại của Hồ chí minh thì người nga đã không để yên nằm mãi trong lăng kính được, huống hồ các học trò của lê nin. Tổ chức biên chế đội quân hùng hậu để bảo vệ và duy trì các hoạt động theo một khuôn mẫu là làm mất đi tính thiêng liêng trong đời sống tâm linh của phong tục dân tộc việt nam. Chúng ta thấy lăng các vị vua chúa ngày xưa chẳng cần một lực lượng nào bảo vệ, song nó vẫn tồn tại hết thế hệ này đến thế hệ khác, khách đến thăm viếng nườm nượp chẳng kém gì lăng Hồ chí minh. Vấn đề đặt ra là tại sao bộ chính trị đảng cộng sản việt nam lại cố tình làm trái với di huấn Hồ chí minh? bởi có một lý do mà đến giờ không phải người dân việt nam nào cũng biết đó là bộ chính trị chủ trương (ra nghị quyết tối mật) ở hai bên cửa trước mặt lăng sẽ là nơi mai táng các uỷ viên bộ chính trị, thay cho việc mai táng ở nghĩa trang mai dịch; với mục đích nhân dân trong nước cũng như khách nước ngoài đến thăm viếng Hồ chí minh cũng là thăm viếng các uỷ viên bộ chính trị. Đó mới là mục đích chính việc dựng lăng hồ chí minh. Tuy nhiên ý đồ trên đã bị dư luận phản đối quyết liệt và bộ chính trị đã phải từ bỏ.
Hồ chí minh để lại di chúc rằng: sau khi giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, nhà nước hãy miễn thuế nông nghiệp cho nông dân ít nhất là hai năm vì nông dân đã hy sinh quá nhiều cho kháng chiến. Vậy mà bộ chính trị đã lờ đi, đến khi vỡ lở ra mơi buộc phải thực hiện.
Theo cương lĩnh của đảng cộng sản việt nam thì chủ tịch đảng là người sáng lập ra đảng, theo quy định trên thì chỉ có Hồ chí minh mới là chủ tịch đảng. Vậy mà năm 1985 trong văn kiện trình đại hội đảng lần thứ 6, khi đưa ra lấy ý kiến đóng góp cuả các đảng viên, người ta thấy trong văn kiện dự thảo có phương án ban chấp hành trung ương có chủ tịch đảng, có phó chủ tịch đảng và có tổng bí thư riêng. Vậy là các học trò của Hồ chí minh đang muốn hạ ông xuống và đưa Lê duẩn lên thay, tuy nhiên lập tức bị các đảng viên trung kiên với Hồ chí minh phản đối và Lê duẩn qua đời, người ta không bao giờ nhắc đến nữa.
Một việc tầy đình nữa là ngày mất Hồ chí minh, mất ngày mồng 2 tháng 9 mà bộ chính trị dám công bố ngày mồng 3 tháng 9, đến khi không dấu nổi nữa buộc phải sửa lại đúng ngày. Rồi không biết còn bao nhiêu vấn đề nữa mà bộ chính trị đảng cộng sản việt nam phản trác các giáo huấn của Hồ chí minh mà chúng ta không thể biết được. Tuy nhiên những gì Hồ chí minh để lại mà có lợi cho bộ chính trị thì bộ chính trị bám riết lấy để không những thi hành một cách triệt để mà còn phát triển nó lên những đỉnh cao mới, thí dụ câu nói của Hồ chí minh: "đảng ta là đảng cầm quyền", thì ngày nay bộ chính trị phát triển thêm: quyền lãnh đạo của đảng là tối cao, rằng đảng sẽ không chia sẻ cho bất cứ ai về quyền lãnh đạo của mình. . .
chế độ độc đảng mà trực tiếp cai trị đất nước là mảnh đất mầu mỡ giành riêng cho giới lãnh đạo cộng sản , ở đó họ thoải mái tung hoành làm mưa làm gió, thâu tóm quyền lực về trong tay, đặt ra các chế độ đặc quyền, đặc lợi, giành riêng cho giới lãnh đạo, làm cho đất nước ngày càng tụt hậu, nhân dân lầm than. . . cực chẳng đã, nhiều tầng lớp nhân dân đã lên tiếng phản đối với nhiều hình thức như khiếu kiện đông người, tự phát biểu tình, rồi hàng loạt các tổ chức, phong trào ra đời đòi lại quyền , lợi ích hợp pháp cho nhân dân lao động như phong trào 8406, liên minh dân chủ, tổ chức công đoàn độc lập, đảng dân chủ, đảng thăng tiến. . . lần lượt ra mắt đã cổ vũ và khích lệ quần chúng nhân dân ngày càng đông đảo lên tiếng đòi lại sự công bằng và dân chủ ở trong nước. Lo sợ trước nguy cơ trên, bộ chính trị đảng cộng sản việt nam đã dùng nhiều chiêu bài để củng cố trước nguy cơ mất độc quyền lãnh đạo của đảng và đến hôm nay bộ chính trị quyết định vực Hồ chí minh dậy, dùng thần tượng của ông để thu phục trong đảng, tạo dựng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với đảng, với hy vọng tiếp tục duy trì và kéo dài sự độc quyền cai trị đất nước. Tôi dám khẳng định rằng nếu ông Hồ chí minh có phép thần linh sống lại thì chắc chắn các học trò số một của ông sẽ bị ông xử trảm vì không người thầy nào lại chấp nhận những người học trò của mình đang tâm đi phản thầy, làm trái với di huấn của thầy, gây bao nhiêu tội lỗi đối với nhân dân, đẩy dân tộc việt nam tụt hậu so với các dân tộc cùng khu vực và thế giới. Mỗi chính đảng đều có lãnh tụ của mình và cứ khi nào đảng có nguy cơ sụp đổ mà cứ bới móc lãnh tụ mình lên để cứu vãn tình thế được thì Lê nin sao không cứu vãn được sự tan rã của đảng công sản liên xô đã thống trị đất nước xô viết trên bẩy thập kỷ qua. Hồ chí minh đã nhiều lần căn dặn các học trò mình về câu nói của khổng tử: đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Không một thần tượng nào có sức mạnh cứu cánh cho một chính đảng đã có quá nhiều sai phạm đối với dân tộc mình, một chính đảng đã mất lòng tin với nhân dân mà mất lòng tin là mất tất cả. Nhân dân việt nam có đầy đủ trí tuệ và sức lực để phán xét.
Lấy thần tượng Hồ chí minh ra để núp dưới bóng ông, hòng tiếp tục bám lấy quyền lãnh đạo đất nước là báo hiệu sự khủng hoảng chính trị mới, sự bế tắc về đường lối chính trị của đảng cộng sản việt nam. Thần tượng Hồ chí minh sẽ không phải là lá chắn che chở, không phải là phương tiện để khi nào cần thì bộ chính trị đảng cộng sản việt nam lôi ra một cách tuỳ tiện phục vụ ý đồ của mình. Thật không thể tưởng tượng nổi chỉ vì lợi ích của một nhóm người mà đến người chết cũng không yên thân. /.
HỮU-HẢI
22/02/2007
(Nguồn: http://ptdcvn.org/modules.php?name=News&file=article&sid=804)
mercredi 13 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire