HCM Là Cán Bộ CS Chuyên Chính
Hay Là Người Ðấu Tranh Có Tinh Thần Quốc Gia?
Trần Viết Ðại Hưng
Trong mấy mươi năm qua, không ai còn nghi ngờ gì nữa về chuyện Hồ chí Minh là ông tổ Cộng sản ở Việt Nam, là người thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam và là cha đẻ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Liệu bây giờ đặt câu hỏi ông tổ Cộng sản Việt Nam Hồ chí Minh có phải là một người đấu tranh có tinh thần quốc gia thì đó có được coi là một nghi vấn sai sự thật và nghịch lý quá hay không? Thật ra, không phải ai khác mà chính là Stalin của Ðảng Cộng sản Liên xô là người đầu tiên nghi ngờ Hồ chí Minh là một người đấu tranh chính trị mang tinh thần quốc gia chứ không phải là một cán bộ Cộng sản chuyên chính và do đó quyết định cho Hồ chí Minh ngồi chơi xơi nước trong vòng mấy năm liền. Chuyện này được các sử gia và ngay cả Tổng biên tập báo Nhân Dân là Hoàng Tùng ghi nhận. Cho nên tìm hiểu yếu tố Cộng sản và khuynh hướng quốc gia trong con người Hồ chí Minh là một chuyện làm nghiêm chỉnh và minh bạch giúp thế hệ sau có cái nhìn đúng đắn hơn về con người chính trị muôn mặt này.
Khi nói về cuộc đời của Hồ chí Minh, những tài liệu của Cộng sản ở Việt Nam thường nhấn mạnh ông là “ một chiến sĩ kiên cường giỏi giang của Quốc tế thứ 3 “ , riêng báo chí Liên xô xưng tụng ông là “ cán bộ trung kiên trung thành của Quốc tế thứ 3 (Cominternchik). Ðây là danh hiệu duy nhất dành cho một người Cộng sản trên toàn Á châu. Hồ sau này có viết sách báo kể lại rằng ông rất tâm đắc khi được đọc về “ Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa “ nổi tiếng của Lê nin trong khoảng thời gian từ ngày 17/7 đến ngày 7/8/1920 và sau đó quyết định bỏ Ðảng Xã hội của Pháp, cùng với vài người cấp tiến khác, quyết định bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ 3, rồi sau đó thành lập Ðảng Cộng sản Pháp, loại bỏ những đảng viên xã hội ôn hòa tại hội nghị Ðảng vào cuối năm 1920 tại Tours, Pháp. Quan trọng hơn nữa, đó là ngày mà người công dân Việt Nam mang khuynh hướng quốc gia trở thành một đảng viên của một Ðảng Mác-xít, một đảng vô tổ quốc. Nói như thế cũng không có gì phản lại Mác vì theo những điều lệ của Quốc tế thứ 3, Liên xô được coi như là quê cha của những đảng viên xã hội.
Khi đọc luận cương Lênin, Hồ nghĩ Lênin đã làm sáng tỏ một chiến thuật Cộng sản trong những lãnh vực thuộc địa, có vẻ như cung cấp những phương tiện tốt nhất để giải phóng Việt Nam khỏi ách thực dân của Pháp. Hồ chí Minh sau này có kể lại cảm giác sung sướng tột cùng khi đọc luận cương Lê nin nói trên và ông đã nói lên cảm nghĩ trong tiếng khóc, “ Ngồi một mình trong phòng mà tôi như đứng trước đồng bào. Tôi muốn hét to lên “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ. Ðây là con đường giải phóng cho chúng ta khỏi ách nô lệ “.“ . Nhưng khi quyết định tham gia vào Quốc tế thứ 3, Hồ phải rũ bỏ tư tưởng quốc gia và phải tuân hành những chiến lược đề ra của Lê nin trước và sau khi Việt Nam được giải phóng ra khỏi gông xiềng thực dân. Ðược trang bị bởi đường lối Bôn se vích của Lênin vốn đấu tranh cương quyết không khoan nhượng với chủ nghĩa thực dân toàn thế giới, Hồ tỏ ra có tài nghệ tuyên truyền trong vòng 2 năm khi ở trong nhóm cấp tiến theo Quốc tế thứ 3. Nguyễn thế Truyền cũng ở trong nhóm này nhưng bỏ nhóm từ năm 1927. Nhóm này được triệu tập vào tháng 3 năm 1921 và sau đó vào tháng 7 năm 1921 để lập nên “ Hội liên hiệp thuộc địa “ thuộc Ðảng Cộng sản Pháp, cho ra đời tờ báo “ La Paria “ ( Người cùng khổ ) ( ấn hành từ tháng 4 năm 1922 đến tháng 4 năm 1926) và Hồ là người phát ngôn viên khéo léo cho nhóm này. Nhóm này nhìn Lênin như là một người thầy, một người lãnh đạo. Khi nhìn Việt Nam dưới lăng kính này, Hồ xem tất cả những người không Cộng sản không đồng ý với ông như là “ thứ tay sai của những tên đế quốc “, tức là những tên bán nước. Từ ngày đó, Hồ tuyên chiến không những với phe thực dân mà với những người Việt không đồng chính kiến với ông để đạt cho được mục tiêu mà luận cương Lênin đã đề ra.
Sự hành xử theo đường lối chuyên chính vô sản và cá tính không thỏa hiệp của Hồ đã làm cho Mạc tư khoa chú ý và năm 1923, đã cho gọi Hồ về Mạc tư khoa để làm việc trong tổng hành dinh của Quốc tế cộng sản ( Comitern). Hồ tham dự những lơpÔ tuyên truyền cổ động tại phân khoa người lao động Ðông phương của Học viện Stalin, đây là một trung tâm huấn luyện cho những nhà cách mạng của Thế giới thứ ba. Chuyến đi này làm cho Hồ ngập sâu, thấm đẫm hơn nữa vào chủ thuyết Mác -Lê nin. Hồ ở đây hơn một năm để học về chủ nghĩa. Và trong năm 1924, Hồ trở thành hội viên sáng lập của tổ chức “ Nông dân thế giới “ và tham dự Ðại hội lần thứ 5 của Quốc tế Cộng sản vào mùa hè năm 1924, đó cũng là nơi ông đả kích những đồng chí người Pháp vì họ thất bại không tạo ra đủ sự chú ý thích hợp cho vấn đề thuộc địa. Vì vấn dề này, trung ương đã khuyến khích cho sự thành lập của một phong trào cách mạng Mác-xít ở Việt Nam : Hồ được chọn lựa làm chất xúc tác. Có gì đã xảy ra sau khi ông bỏ ra hơn một năm học tập chủ nghĩa Mác ố Lê nin và những chiến thuật đẫm máu ở Mạc tư khoa ? Ðó là thời điểm mà Nguyễn tất Thành trở thành một người đảng viên Bôn se vích vững vàng hơn của Quốc tế thứ 3, một tổ chức quốc tế của phong trào Cộng sản.
Từ năm 1924 trở về sau, Hồ trở thành một cán bộ cao cấp, hữu hiệu và trung thành được Quốc tế thứ 3 tin tưởng. Là một nhân viên của Quốc tế Cộng sản, Hồ phải chấp nhận những quan điểm, những mục tiêu và những chiến thuật chiến lược của Quốc tế thứ 3 một cách cẩn thận hơn, và của Lênin là người thành lập ra Quốc tế thứ 3 và là người đứng đầu tổ chức này. Những mục tiêu của Quốc tế thứ 3 bắt nguồn từ Lênin là tìm cách tạo ra một cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, lật đổ và tiêu diệt bọn tư bản và những người không Cộng sản khắp thế giới bằng những nhãn hiệu mà những người Cộng sản gán cho họ. Những mục tiêu này là những điều Lênin đòi hỏi và là những điều lệ của Quốc tế thứ 3. Là một nhân viên của Quốc tế Cộng sản , Hồ phải tuân theo những nguyên tắc ấy. Thật ra không cần phải ràng buộc ông với những luật ấy vì chính ông ta vui vẻ thi hành những luật ấy để phục vụ tổ chức. Theo cuốn sách “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch “ với cái tên giả Trần dân Tiên , Hồ chí Minh cho biết “ Những ngày cũ ở Nga là những ngày vui vẻ nhất trong cuộc đời ông “.
Sau khi tốt nghiệp vào khoảng mùa thu năm 1924, Hồ được Quốc tế Cộng sản cử làm thông dịch viên tiếng Tàu cho viên lãnh sự người Nga là Michael Borodin ( đây cũng chỉ là chức vụ giả trang mà thôi ). Michael Borodin là một cán bộ của Quốc tế Cộng sản và làm chức vụ lãnh sự Nga với chính phủ cách mạng của Tôn dật Tiên ở Quảng Ðông, Trung Hoa. Ðây là công tác đầu tiên của một cán bộ chuyên nghiệp của phong trào Cộng sản quốc tế. Sau khi tới Quảng Ðông, Hồ tập hợp những phần tử yêu nước và cấp tiến Việt để lập nên tổ chức “ Việt Nam Cách Mệnh Thanh Niên Hội “ , là tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản Việt Nam, vốn có khuynh hướng lôi kéo và khuyến khích những người thanh niên Việt Nam quốc gia trẻ tuổi vào trường võ bị Hoàng Phố để học tập về quân sự từ những huấn luyện viên Liên xô. Hồ tìm cách lôi cuốn hai thành phần : đưa chiêu bài quốc gia để khuyến dụ những thanh niên trẻ ngây thơ, và xây dựng một tổ hạt nhân nòng cốt có chừng 5 hay 6 hội viên trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin. Ý định của Hồ là dùng tổ hạt nhân nòng cốt này làm thành phần cán bộ chủ yếu cho Ðảng Cộng sản tương lai. Với sự tài trợ tiền bạc từ Quốc tế Cộng sản, Hồ xây dựng nên tổ chức với “ hai thành phần “ như đã nói trên và lôi kéo khuyến dụ những người quốc gia và từ từ chuyển biến họ sang những cán bộ Cộng sản nòng cốt.
Trong môi trường này, Hồ bí mật tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản cho những người mới tập sự. Tuy nhiên khuynh hướng của chủ nghĩa quốc gia đã chiếm ưu thế đã là một sự đe dọa cho mục tiêu của Hồ và làm chậm kế hoạch của ông đi tới chủ nghĩa cộng sản. Ðể truyền bá chủ nghĩa Mác và lôi kéo họ, Hồ viết một tập tài liệu có tên “ Ðường Kách mệnh “ giảng giải quan điểm của Lê nin, nêu rõ rằng giai đoạn một là giành cho được độc lập dân tộc và giai đoạn hai là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và thiết lập chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới. Có nghĩa là con đường thiết lập chủ nghĩa xã hội sẽ được tiến hành ngay sau giành được độc lập dân tộc. Nhiều người tin vào Hồ nên trở về Việt Nam thành lập những tổ bí mật rồi tuyển mộ và huấn luyện những thành viên mới; hạt nhân của tổ chức Cộng sản lớn mạnh dần lên và nhiều đảng viên được đưa qua Mạc tư khoa học tập và huấn luyện thêm. Số người còn lại theo chủ nghĩa quốc gia khi về nước bị chính quyền Pháp phản bội hay lo ngại bị phản bội , đã gia nhập quân đội Quốc dân đảng.
Hồ tiếp tục làm công việc này cho đến năm 1927, là năm mà Tưởng giới Thạch chia tay với phe Cộng sản Tàu. Lúc ấy Hồ mang trong người một giấy thông hành Liên xô, đã trốn về Liên xô cùng chung với một phái đoàn Liên xô. Vài tháng sau đó, Hồ được gửi về vùng Ðông Nam Á châu như là một đại biểu chính thức của Quốc tế Cộng sản (Comintern) và làm việc cho văn phòng viễn đông được bí mật thiết lập ở Thượng Hải. Từ căn cứ địa này, Hồ nhận nhiệm vụ đi đến vùng Ðông Bắc Thái Lan và ngụ ở làng Ban Dong để tái tổ chức hạt nhân Cộng sản trong nhóm người Việt lưu vong ở đây. Trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1928 đến tháng 4 năm 1930, Hồ thành lập Ðảng Cộng sản Thái có đa số hội viên là người Tàu và người Việt, và đồng thời ông thành lập Ðảng Cộng sản Singapore vốn là tiền thân của Ðảng Cộng sản Mã lai á.
Vào tháng 12 năm 1929, Hồ tái xuất hiện ở Hồng Kông với vai trò là tìm cách kết nối, chuyển tải tiền, bài vở và mệnh lệnh giữa văn phòng Viễn Ðông của Quốc tế Cộng sản và những Ðảng Cộng sản ở Ðông Dương, Thái Lan, và Mã lai á. Tất cả những hoạt động trên được Hồ báo cáo lại với văn phòng trung ương ở Mạc tư khoa. Trong khi ở Thái Lan, Hồ được coi là đại diện của Quốc tế Cộng sản được 3 đảng Cộng sản ở Việt Nam mời để làm công việc thống nhất : ngày 3 tháng 2 năm 1930, Ðảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở Macao. Tuy nhiên hành động kết hợp có vẻ “ đoàn kết quốc gia “ này lại bị Mạc tư khoa nghi ngờ và đã gửi mệnh lệnh yêu cầu Hồ phải đổi tên thành Ðảng Cộng sản Ðông Dương vào tháng 10 năm 1930 ở Hồng Kông. Từ đó về sau, Hồ coi như mất hết uy tín đối với ông chủ của ông ở Mạc tư khoa.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1931, Hồ bị bắt ở khu Kow Loon ( Cửu Long) ở Hồng Kông khi đang sống ở nhà vợ của Hồ tùng Mậu tại địa chỉ 186 Tam Kaw. Hồ bị bắt không phải là chuyện gian dâm bậy bạ với vợ bạn mà vì cảnh sát Anh nghi ngờ Hồ chính là Nguyễn ái Quốc, một cán bộ Việt Nam của Quốc tế Cộng sản. Tòa án chần chừ xử mãi cho đến ngày 28 tháng 12 năm 1932 là ngày Hồ được thả ra. Theo yêu cầu của sự trục xuất, Hồ phải đi tới Singapore nhưng Hồ tìm cách trở lại Hồng Kông vào ngày 11 tháng 1 năm 1933. Hồ bị cảnh sát Anh bắt lại vào ngày 21 tháng 1 năm 1933 và bị ra lệnh phải rời đảo thuộc địa của Anh này. Hồ giả trang làm một thương gia Tàu trong vòng vài tháng cho đến khi liên lạc được với ông Paul Vaillant-Couturier và ông này giúp Hồ lên một chiếc thuyền Liên xô ở Thượng Hải và vào tháng 7 năm 1933 Hồ “ về nhà “ ở bến Vladivostok, Nga xô. Dù tìm cách cứu Hồ khi Hồ bị tù tội, Quốc tế Cộng sản đã tạm thời loại trừ ông ra khỏi tổ chức vào cuối năm 1933.
Những gì Hồ đã làm trong 5 năm ( 1933-1938) tại Liên xô không được ghi lại rõ ràng nhưng đây là khoảng thời gian tệ hại nhất trong đời hoạt động cách mạng của Hồ như một cán bộ quốc tế vì “ lỗi lầm” như đã nói trên, nghĩa là Quốc tế Cộng sản nghi ngờ Hồ đặt chủ nghĩa quốc gia lên trên chủ nghĩa Cộng sản trong khi hoạt động. Hồ hoàn toàn vắng mặt tại Á châu trong khoảng thời gian từ 1933 đến 1938 và chỉ tái xuất hiện ở Diên An năm 1938 để làm việc gần gũi với Ðảng Cộng sản Trung quốc. Vào mùa đông năm 1940, Hồ được nhìn thấy ở Côn Minh thuộc Vân Nam dưới cái tên Hồ Quang và đóng vai một viên chức của quân đội Hồng quân Trung quốc. Từ vị trí này, Hồ liên lạc với Phùng chí Kiên, Hoàng văn Hoan, Vũ Anh để hồi phục lại quyền lãnh đạo từ nước ngoài của Ðảng Cộng sản Ðông Dương.
Năm 1941, Hồ thực sự bước chân lên đất Việt và tổ chức Hội nghị lần thứ 8 của Ðảng Cộng sản Việt Nam tại Pắc Bó gần biên giới Việt ố Hoa và chọn Trường Chinh làm tổng bí thư cho đảng. Ðồng thời Hồ thành lập một tổ chức ngoại vi lấy tên là Việt Minh ( viết tắt của Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh), tập hợp những tổ chức kháng chiến lãnh đạo bởi Cộng sản nhắm mục đích chống lại quân Nhật.
Vào tháng 8 năm 1945, với sự giúp đỡ của tổ chức tình báo của Mỹ là OSS, thời gian này có nạn đói xảy ra và chuyện Nhật đầu hàng sau khi bị Mỹ dội hai trái bom nguyên tử, Việt Minh nhanh chóng cướp chính quyền. Ðây là lần dầu tiên cái tên Hồ chí Minh được dùng và Hồ trở thành chủ tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mới được thành lập.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hồ ký Hiệp ước Sơ Bộ cho phép Pháp trở lại Bắc Việt Nam. Hồ hợp tác với Pháp để triệt hạ những thành phần chống Pháp không Cộng sản và rồi sau đó chiến tranh bùng nổ giữa Hồ và Pháp. Cho đến khi Mao trạch Ðông lên nắm quyền lực ở Trung Hoa vào năm 1949, Hồ liên lạc với phe Cộng sản Tàu từ những vùng biên giới phía Bắc Việt Nam. Những cán bộ của Mao huấn luyện và thành lập ra những sư đoàn quân đội cho Hồ, cùng viện trợ dồi dào và đồng thời những cán bộ của Mao đã thiết lập guồng máy cố vấn trong chính phủ của Hồ trong khi giúp Hồ đánh đuổi Pháp ra khỏi Bắc Việt Nam. Có ít nhất một sư đoàn pháo binh của Hồng quân cùng chiến đấu với quân đội Hồ ở Ðiện Biên Phủ. Mỹ miễn cưỡng phải giúp Pháp từ năm 1951 vì Mỹ cần Pháp trong mặt trận Âu châu.
Rồi sau khi chiến thắng ở Ðiện Biên Phủ với sự giúp đỡ mạnh mẽ của Trung Cộng, Hồ chiếm được một nửa nước Việt Nam là Bắc Việt Nam . Sau chiến dịch cải cách ruộng đất tàn bạo trong 3 năm ( 1953-1956), Hồ lên tiếng nhận có sai lầm và đưa ra biện pháp sửa sai. Năm 1959, Lê Duẩn được cử giữ chức vụ Tổng bí thư Ðảng Cộng sản, còn Hồ thì trở về chức vụ Chủ tịch nhà nước.
Sau cuộc Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968, Hồ trở nên đau nặng hơn và cuối cùng đã qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969. Tuy nhiên Lê Duẩn đợi đến ngày 4 tháng 9 năm 1969 mới công bố cái chết của Hồ với nhân dân miền Bắc.
Vào dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 70 Hồ chí Minh cho biết “ Từ ban đầu, chính chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa Cộng sản đã khiến tôi tin vào Lê nin và Quốc tế thứ 3. Nhưng dần dần tiến theo từng bước trong cuộc đấu tranh, và phối hợp sự ứng dụng lý thuyết chủ nghĩa Mác ố Lênin trong những hoạt động cụ thể, tôi trở nên ý thức rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản có khả năng giải phóng công nhân và những người cùng khổ trên toàn thế giới.
“ Ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa người ta thường nói đến sự kỳ diệu của cái cẩm nang thần kỳ; bất cứ ai gặp phải vấn đề rối rắm thì chỉ cần đơn giản mở cái túi cẩm nang thần kỳ này ra là kiếm được ngay cách giải quyết sẵn có. Ðối với cách mạng và nhân dân Việt Nam, chủ nghĩa Mác _ Lênin không chỉ là cái cẩm nang thần kỳ đó, hay cái la bàn chỉ phương hướng, là một mặt trời thật sự chỉ lối soi đường đến thắng lợi cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản. “
Rõ ràng là ngay từ đầu Hồ chỉ xem chủ nghĩa Cộng sản như là một phương tiện hữu ích tiện lợi để đạt cho được cứu cánh yêu nước, nhưng sau này ông thấm nhiễm sâu đậm và chủ nghĩa Cộng sản trở thành cứu cánh của ông. Trong những năm tháng gần đây khi chủ nghĩa Cộng sản đã sụp đổ hầu hết trên toàn thế giới thì những người cầm quyền ở Việt Nam tìm cách bịt mắt dân chúng bằng cách đề cao và kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Cộng sản của Hồ chí Minh. Họ phải dùng hào quang của hồ chí Minh để lấp liếm và bào chữa cho những sai lầm nghiêm trọng mà chế độ đang gặp phải .
Trong suốt cuộc đời Hồ không có đóng góp gì thêm cho chủ nghĩa Mác- Lênin mà chỉ thực hành nó . Ông tâm đắc với hai điều căn bản trong chủ nghĩa ấy như sau:
1) Sự chuyên chính vô sản phải được hoàn thành trong hai giai đoạn, đầu tiên là cách mạng dân chủ tư sản và rồi cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2) Chỉ có giai cấp công nhân mới được cầm quyền lãnh đạo cuộc cách mạng, nông dân chỉ là đồng minh lâu dài mà thôi.
Hồ đánh giá chủ nghĩa Lênin bằng nhiều nhận định khác nhau. Năm 1926 Hồ cho chủ nghĩa Lênin là một “ học thuyết đúng đắn “.Năm 1960 Hồ nhận xét chủ nghĩa này là một học thuyết “ thêu hoa dệt gấm “, là “ vũ khí không thay thế được “, là “ mặt trời soi sáng chúng ta đi đến chiến thắng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản “ và đến năm 1962 thì cho chủ nghĩa này làm nòng cốt “ trong mọi công tác cách mạng, trong sự hình thành ra nhà nước cách mạng và cũng tham gia xây dựng kinh tế và văn hóa, chúng ta tất cả đều phải theo đúng những con đường mà Lênin đã vạch ra.”.
Hồ rất tàn nhẫn khi theo đuổi những mục đích chính trị của ông và thành công trong chuyện che dấu sự cuồng tín của mình sau cái hình dạng hiền hòa của Thánh Gandhi, cho nên ông tránh được sự nguyền rủa mà người đời dành cho Stalin và Hitler, dù Hồ cũng tàn ác trong chuyện giết người không kém Stalin và Hitler. Ngay cả nhà sử học Duiker cũng đánh giá Hồ là “một nửa Lênin và một nửa Lênin” , nghĩa là Hồ vừa tàn bạo, độc ác như Lê nin, vừa thánh thiện hiền hòa như Gandhi. Nói như vậy để thấy Hồ đã thành công trong chuyện làm cho người đời nhìn mình như một con người đạo đức, hiền từ dù ông là con người sắt máu.
Có người cho rằng Hồ chống Pháp là chống cho phe Cộng sản chứ chưa chắc là vì lòng yêu nước. Ông đã xây dựng một chế độ xã hội theo cơ cấu bạo lực. Trong những năm cuối thập niên 1969, nhà nghiên cứu chính trị Na uy tên Johan Galtung đã viết một bài báo nhan đề, “ Bạo lực, hòa bình, và sự tìm kiếm hòa bình.” ( Trích trong tập san “ Tìm kiếm hòa bình “, vol 6, no. 3, 1969 ) đã đưa ra một cách nhìn mới trong lãnh vực bang giao quốc tế. Ðó là ý niệm về cấu trúc bạo lực. Theo đó, những người bị giết hay thương tổn do những cơ cấu, hệ thống, và cấu trúc chính trị xã hội bất công đều là những nạn nhân của cấu trúc bạo lực. Dù cấu trúc bạo lực không làm hại nạn nhân một cách trực tiếp, hậu quả thiết thực của nó vẫn gây hệ quả hủy hoại tương tự giống như bạo lực trực tiếp : Cấu trúc bạo lực vẫn gây ra sự giết chóc hay làm hại những nạn nhân của nó bằng nhiều phương pháp còn hơn những hành vi giết người thật sự.
Từ ý niệm về cấu trúc bạo lực và giết người trực tiếp, người ta có thể có một cái nhìn về tình trạng thực sự của chế độ Cộng sản Việt Nam và tiến trình phát triển của Ðảng Cộng sản Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề , “ Ai là kẻ giết người xấu xa, đồi bại “
“ Kết quả sự thành công của nhân dân Việt Nam đều bắt nguồn từ những tư tưởng Hồ chí Minh “ ( Trích trong bài “ Những tư tưởng cứu nước của Hồ chí Minh bắt nguồn từ đâu? “ của Duc Vuong, tạp chí Cộng sản, số 2 trang 33 năm 1993 ). Ðó là lối suy nghĩ của một cán bộ sử học cao cấp dùng để ca tụng Hồ chí Minh và những người kế tục ông đã để lại một di sản tinh thần cho ba thế hệ người Việt. Các cán bộ tuyên huấn thường tuyên truyền rộng rãi là công lao vĩ đại nhất của Hồ chí Minh là mang lại sự độc lập cho nhân dân Việt Nam. Nhưng loại độc lập mà nhân dân Việt Nam có hôm nay, nói theo nhà thơ Cộng sản Bùi minh Quốc là “ một thứ độc lập không có nghĩa lý gì cả “ ( Trích trong Ðối thoại số 3 năm 1994). Lý do rất đơn giản . Quốc gia được độc lập nhưng nhân dân mất tự do và có một cuộc sống buồn thảm như khi đất nước còn bị ngoại bang cai trị; bây giờ nhân dân còn bị kiểm soát, tra tấn và tiêu diệt còn dữ dội hơn ngày xưa.
Là người đi theo Lênin, Hồ phải biết những hậu quả đổ vỡ trên con người nhưng vì quá tin vào sự thần kỳ của chủ nghĩa Lênin nên Hồ áp dụng chủ nghĩa này một cách vội vàng thô bạo lên nhân dân Việt Nam.
Một cán bộ Cộng sản lão thành là Nguyễn Hộ đã nói như sau trong bài “ Quan điểm và cuộc sống “ ( Trích từ “ Ðối Thoại “ số 3 năm 1994, trang 50) như sau:
“ Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội trong nhiều thế kỷ đã bộc lộ ra bản chất của nó: quyền độc đoán kinh tế và chính trị .. tước đoạt mọi quyền tự do, biểu lộ tư tưởng.. chế độ xã hội tồn tại bằng cách dựa vào bạo lực . ( An ninh nhân dân và quân đội là công cụ của Ðảng chứ không phải của nhân dân ). Ðàn áp, giam giữ, tù đày đối với ai không theo Ðảng. Thậm chí họ còn giết người và gây nhiều tội ác kinh tởm dã man.. Rõ ràng bàn chất độc tài về kinh tế và chính trị đi ngược lại với luật tự nhiên, và chủ nghĩa xã hội bản thân nó đã giam hãm người Việt trong sự nghèo đói liên tục “
Hồ rõ ràng là một cán bộ cách mạng Cộng sản cuồng tín và nồng nhiệt và là người đi theo Lênin và Stalin. Chuyện ông chống Pháp và Mỹ vì lòng yêu nước hay vì làm nghĩa vụ cho quốc tế vô sản chống tư bản đế quốc là một vấn đề gây tranh luận và bàn cãi. Người ta khó có thể hiểu một người yêu nước mà lại đi giết dân một cách tàn bạo trong cuộc cải cách ruộng đất ( 1953-1956) sau khi cuộc chiến chống Pháp chấm dứt. Có người đưa ra con số từ 15000 đến 100000 bị thiệt mạng. Bernard Fall đưa ra con số 50000, không kể số người nhiều gấp đôi bị đưa vào “ những trại cải tạo “ và có chừng 11000 Ðảng viên bị thanh trừng và giết chết .Không có cách giải thích nào hơn là Hồ đã làm chuyện tàn bạo này chỉ vì quá tôn thờ chủ nghĩa Lênin và Stalin. Chuyện giết dân tàn bạo này không liên quan gì đến nền độc lập của Việt Nam . Hồ luôn áp dụng chủ nghĩa Mác- Lênin một cách máy móc và vì thế đã gây ra nhiều tội ác giết người mà chuyện giết người hàng loạt trong cuộc cải cách ruộng đất là thí dụ điển hình nhất. Có thể Hồ đã quá lệ thuộc vào Liên xô và Trung Cộng để rồi phải làm theo lệnh của đàn anh giết dân ruột thịt của mình. Hay ông Hồ thuộc loại yêu nước chứ không thương dân. Ông tranh đấu cho đất nước được độc lập nhưng sẵn sàng ra tay giết dân lành vô tội vì tôn thờ chủ nghĩa. Ông đồng hóa lòng yêu nước với chủ nghĩa xã hội qua câu nói nông nổi của ông, “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” . Mà yêu chủ nghĩa xã hội thì phải đấu tranh giai cấp, phải cải cách điền địa. Thế là ông làm ngay để xây dựng thiên đường xã hội chủ nghĩa. Thiên đường chẳng thấy đâu, chỉ thấy dân chúng sa vào địa ngục có thật trên dương thế bởi những chính sách độc ác, tàn bạo của ông.
Dân và quân đã đổ máu nhiều để đưa đến chiến thắng oanh liệt Ðiện Biên Phủ năm 1954. Ai cũng nghĩ rằng sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh sẽ tạo được nền độc lập cho dân tộc. Nhưng chuyện đời không đơn giản như vậy. Khi hội nghị Geneve nhóm họp sau đó, chính Chu ân Lai của phái đoàn Trung Cộng và Molotov của Nga xô đã quyết định chia cắt Việt Nam thành hai miền và ranh giới chia cắt là vĩ tuyến 17. Phái đoàn chính phủ Cộng sản Việt Nam do Phạm văn Ðồng cầm đầu hoàn toàn không được quyết định gì trong bàn hội nghị cảƯ. Nói thế để thấy sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hồ chí Minh đã không mang lại độc lập cho Việt Nam mà hoàn toàn lệ thuộc vào Nga và Tàu và mọi chuyện trọng yếu của quốc gia Việt Nam đều do Nga, Tàu định đoạt. Thật đau lòng để thấy Hồ chí Minh chỉ là một thứ tay sai của Quốc tế Cộng sản không hơn không kém. Bao nhiêu máu xương dân Việt đổ ra để rồi đất nước lâm vào cảnh “ dịch chủ tái nô “, đuổi được giặc Pháp đi rồi nhưng lại để cho Nga và Tàu khống chế số phận của Việt Nam. Ôi ! Thân phận nước Việt Nam nhược tiểu chỉ là con cờ của đám cường quốc ố tư bản cũng như Cộng sản - lúc nào cũng chỉ mong banh thây xẻ thịt nước Việt vì quyền lợi của họ chứ hoàn toàn không có ý trợ giúp hay cải tiến đất nước Việt tí nào cả. Kể từ năm 1954 trở về sau, lãnh đạo của cả hai miền Nam Bắc lúc nào cũng cho mình đang nắm chính nghĩa trong cuộc chiến, nhưng thực sự chỉ là một thứ thừa sai, đui mù thi hành nhiệm vụ do quan thầy giao trong một cuộc chiến ủy nhiệm, bày ra cảnh “ gà nhà bôi mặt đá nhau, giết nhau “ một cách tàn bạo để làm vừa ý quan thầy. Nước mắt của mẹ Việt Nam cứ tuôn trào vì những đứa con mù quáng làm tay sai cho ngoại bang, nô lệ cho ý thức hệ quốc tế ,chém giết nhau không thương tiếc để đất nước rơi vào cảnh nồi da xáo thịt, thù hận ngày càng chất ngất mãi không nguôi. Máu vẫn tiếp tục chảy sau ngày 30/4/75 vì những người lãnh đạo Cộng sản miền Bắc kế nghiệp Hồ chí Minh vẫn say sưa chém giết đồng bào ruột thịt miền Nam để xây dựng thiên đàng Mác ố Lê, giết chóc đồng bào máu mủ miền Nam như giết kẻ thù. Ðiều đáng buồn là cho đến giờ phút này cũng vẫn có một số người chưa nhìn thấy bản chất của cuộc chiến Việt Nam chỉ là cuộc chiến ủy nhiệm. Và khi không nhìn thấy bản chất cuộc chiến thì khó có thể mở một sinh lộ để cứu nguy cho dân tộc được.
David G. Marr viết trong cuốn sách “ Xem xét truyền thống Việt Nam 1920-1945 “ như sau, “ Thật là một sai lầm khi cho rằng Hồ chí Minh hay bất cứ cấp lãnh đạo cao cấp nào của Ðảng Cộng sản Việt Nam là người quốc gia. Ngay từ năm 1922, Hồ chí Minh đã coi chủ nghĩa quốc gia ( nationalism) là một thứ còi hú nguy hiểm có tác dụng lôi kéo dân thuộc địa ra khỏi chủ nghĩa Cộng sản ( communism).” ( trang 320). Riêng Jean Saintery trong cuốn sách “ Au Viet Nam, Face A Ho chi Minh “ ( Ở Việt Nam, đối diện với Hồ chí Minh) đã cho biết rằng, “ Chúng ta có thể nói chắc chắn rằng người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn ái Quốc tôn sùng chủ nghĩa Mác-Lênin với sự thành thật hoàn toàn không hạn chế. Trong thời gian hợp tác tạm thời giữa Pháp và Việt Nam, Hồ chí Minh đã có yêu cầu người Pháp loại bỏ nhiều đối thủ chính trị , trong đó bao gồm những người quốc gia.” Khi quyết tâm mượn tay người Pháp để tiêu diệt người quốc gia, Hồ chí Minh đã chứng tỏ ông là một cán bộ Cộng sản chuyên chính, sẵn sàng ra tay giết hại người quốc gia mặc dầu phe quốc gia và phe Cộng sản cùng có một mục đích chung là chống thực dân Pháp.
Người Cộng sản thường nói đến chuyện tranh đấu cho độc lập dân tộc nhưng vì đứng chung chiến tuyến với khối xã hội chủ nghĩa nói chung và Trung Cộng nói riêng nên Hồ chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam đã vì nghĩa vụ với quốc tế vô sản mà “ hy sinh “ đi quyền sở hữu đất đai của dân tộc. Lịch sử sẽ lên án nặng nề lối hành xử của Hồ chí Minh khi đặt quyền lợi Ðảng lên trên quyền lợi tối thượng của tổ quốc.
Trong khi theo đuổi những quyền lợi quốc gia, Việt Nam đã làm những hành động có tính cách khiêu khích cao độ đối với quan điểm của Trung Cộng. Chẳng hạn trong thời gian dài tranh đấu cho nền độc lập, Việt Nam đã không có sự chống đối công khai nào về chuyện Trung Cộng tuyên bố sở hữu chủ quyền về đất đai ở biển Nam Hải ( South China Sea), thậm chí lại còn ủng hộ chuyện lên tiếng công nhận chủ quyền đất đai của Trung Cộng nữa. Người ta còn nhớ năm 1974 khi Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Việt hoàn toàn im lặng, không đưa ra nổi một lời phản kháng. Chỉ sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất và có đụng chạm với Trung Cộng trong cuộc chiến biên giới năm 1979, Việt Nam mới thay đổi hẳn thái độ của mình, để rồi gần đây lại rơi vào vòng lệ thuộc Trung Cộng.
Năm 1975 Việt Nam chiếm một số đảo trong quần đảo Trường sa ( Spartly), rồi sau đó công bố quyền sở hữu lãnh thổ trên toàn biển Nam Hải. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm cho biết như sau trong lời tuyên bố trước báo chí vào ngày 2 tháng 12 năm 1992:
“ Những lời công bố trước đây về quần đảo Hoàng Sa ( Paracel) và Trường Sa ( Spartly) đã dựa trên phạm vi hoàn cảnh như sau: Vào lúc đó, với sự tuân thủ Hiệp định Geneve ở Ðông Dương, lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía Nam bao gồm hai quần đảo nói trên nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Hơn nữa, Việt Nam cần phải tập trung mọi nỗ lực để đạt lấy mục tiêu cao nhất là chống lại sự xâm lược của Mỹ để bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam tranh thủ sự giúp đỡ của nhiều bạn bè trên khắp thế giới. Trong lúc đó mối quan hệ Hoa-Việt rất gần gũi và hai nước tin tưởng nhau. Trung Cộng đã hỗ trợ và cung cấp nhiều sự giúp đỡ giá trị. Trong khung cảnh và xuất phát từ sự đòi hỏi khẩn cấp của nhu cầu chiến tranh nói trên, nên sự công bố của cấp lãnh đạo của chúng tôi ( ủng hộ sự lên tiếng sở hữu chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và tự do của quê hương. Cụ thể hơn nữa còn có nhu cầu cấp bách là ngăn cản đế quốc Mỹ dùng những quần đảo đó để tấn công chúng tôi. Ðiều đó không liên quan gì đến những căn bản lịch sử và pháp lý đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.”
Phải nhớ là dưới chế độ Hồ chí Minh năm 1958, khi Trung Cộng ra tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, quốc tế không ai công nhận điều này, chỉ có Thủ tướng Phạm văn Ðồng đã viết văn thư ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng xác nhận chủ quyền của Trung Cộng thừa nhận điều này một cách mau mắn như sau:
“ Chúng tôi trân trọng thông báo đến quý vị rằng : Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và công nhận tuyên bố vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa liên quan đến lãnh thổ của Trung Hoa. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định này và sẽ ra lệnh cho các cơ quan liên hệ phải triệt để tôn trọng vùng biển nội địa của Trung Hoa được xác định là 12 hải lý trong mọi tương quan trên biển với Trung Hoa. Thưa đồng chí thủ tướng, xin nhận nơi đây lời chào trân trọng của tôi “
Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Phạm văn Ðồng
Trước đó ngày 15 tháng 6 năm 1956 Thứ trưởng bộ ngoại giao nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Ung văn Khiêm tiếp kiến Ðại sứ lâm thời của Trung Hoa tại Việt Nam là Li Shimin, chính thức tuyên bố như sau, “ Theo những tài liệu mà Việt Nam hiện có, những quần đảo Tây sa ( Xisha) và Nam Sa ( Nansha ) trên quan điểm sử học, thì thuộc về Trung Hoa “.Ôạng Lê Lộc. Chủ tịch lâm thời Châu Á sự vụ cũng có mặt đã nói rằng, “ Trên quan điểm lịch sử , các quần đảo Xicha và Nansha đã thuộc về Trung Hoa từ thời nhà Tống “.
Như vậy dưới chế độ Hồ chí Minh, Thủ tướng Phạm văn Ðồng và Thứ trưởng Ung văn Khiêm đã chính thức công nhận hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Cộng. Ðúng là chế độ Hồ chí Minh bán nước có văn tự hẳn hoi. Khi đóng vài trò là tên lính xung kích của Quốc Tế Cộng Sản , Hồ chí Minh đã đặt quyền lợi của nước Cộng sản đàn anh Trung Cộng lên trên quyền lợi của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng dâng hiến đất đai lãnh thổ quý báu của tổ quốc cho ngoại bang không một chút chần chừ, do dự.
Ðến năm 1976, sau khi chiến thắng ở miền Nam, những người hậu duệ của Hồ chí Minh như Lê Duẩn, Trường Chinh và Phạm văn Ðồng vẫn theo đuổi con đường hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa. Hãy đọc một đoạn trong báo Sài gòn giải phóng vào tháng 5 năm 1976 để thấy cái quan điểm chủ quyền dân tộc của chính phủ Cộng sản Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mù mờ như thế nào trước dã tâm xâm lăng của Trung Cộng:
“ Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam hay thuộc Trung Quốc cũng vậy thôi ! “
Rồi đến cuộc chiến biên giới Việt ố Hoa năm 1979. Trung Cộng đánh Việt Nam để trả thù cho chuyện Việt Nam đem quân qua Kampuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol ố Pốt, vốn là đàn em thân thiết của Trung Cộng. Lúc này thì hai bên Trung Cộng và Việt Cộng công bố ra những Bạch thư để nói xấu nhau đủ điều. Bên này tố cáo bên kia là vô ơn bạc nghĩa, lừa thầy phản bạn. Và cho tới hôm nay thì các hậu duệ của Hồ chí Minh như Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Ðỗ Mười, Lê đức Anh đã cam tâm ký hiệp định bán đất và nhượng biển cho Trung Cộng để mua lấy sự bảo trợ của Trung Cộng đối với chính quyền Cộng sản đương thời. Ngày xưa Hồ chí Minh cũng đã nhân nhượng và quỳ lụy quan thầy Trung Cộng thì ngày nay lớp lãnh đạo Ðảng kế nghiệp ông đã công khai bán nước cho Trung Cộng thì đó cũng là chuyện tất yếu phải đến mà thôi. Trong mấy mươi năm qua người Cộng sản thường tự hào đã vận động chống thực dân để giành độc lập cho dân tộc, nhưng nay cứ nhìn vào chuyện Hồ chí Minh nhân nhượng nước đàn anh Trung Cộng, trong đó có chuyện Hồ chí Minh đồng ý cho cố vấn Tàu Cộng vào giết dân lành Việt Nam trong cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo, và đàn em của Hồ chí Minh bán nước, dâng biển cho Trung Cộng thì thấy cái chiêu bài đấu tranh giành độc lập cho dân tộc của người Cộng sản cần phải xem xét lại để định công, luận tội một cách nghiêm khắc chứ không thể coi đó là điểm son của phe Cộng sản được.
Nói tóm lại, để có phương tiện chống lại thực dân Pháp, Hồ chí Minh đã đi theo Quốc tế thứ ba, nhận viện trợ quân sự và kinh tế của Quốc tế thứ ba để trang bị cho lực lượng kháng Pháp, tôn thờ chủ nghĩa Mác ố Lênin và dùng nó như một kim chỉ nam để hành động. Hành động chống Pháp đã làm cho nhiều sử gia đánh giá Hồ chí Minh là một người tranh đấu có tinh thần quốc gia. Nhưng Hồ chí Minh đã trở thành một cán bộ Cộng sản chuyên chính khi đi theo Quốc tế thứ ba, Hồ được huấn luyện và được cử về Á châu hoạt động theo chỉ thị của cấp trên. Có chuyện trớ trêu là không ai khác mà chính Stalin nghi Hồ theo khuynh hướng quốc gia và Stalin đã cho Hồ ngồi chơi xơi nước một thời gian. Hồ đánh Pháp với tinh thần của một người đấu tranh giành độc lập cho quốc gia nhưng lại sử dụng chiến thuật chiến lược của một cán bộ Cộng sản chuyên chính. Sau này khi đánh Pháp thành công vai trò cán bộ Cộng sản chuyên chính càng rõ nét và làm lu mờ thui chột tinh thần quốc gia có trong tâm trí ông lúc đầu. Ðối với Hồ chí Minh, ông coi tổ quốc xã hội chủ nghĩa cao hơn tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Ngay trong di chúc viết trước khi từ trần để lại cho chế độ Cộng sản Hà nội, Hồ chí Minh mong sau khi lìa đời sẽ được đi gặp cụ Mác, cụ Lênin chứ không mong về với các vua Hùng của dân tộc. Tinh thần quốc tế vô sản đã lấn át tinh thần dân tộc quốc gia trong con người ông, phải nói tinh thần quốc tế vô sản đã giết chết tinh thần quốc gia trong người Hồ chí Minh. Ðể đạt được cái cứu cánh là cứu quốc gia Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân, Hồ chí Minh đã sử dụng cái phương tiện lý thuyết và viện trợ của Quốc Tế Cộng Sản. Ông đã thành công trong chuyện đánh đuổi người Pháp nhưng lại trở thành một tên lính xung kích cuồng tín của Quốc Tế Cộng Sản và từ đó đem đất nước Việt Nam vào vòng lệ thuộc của các nước đàn anh xã hội chủ nghĩa Nga, Tàu. Ông không đủ bản lãnh để gỡ bỏ vòng kim cô ý thức hệ sau khi kháng chiến kháng Pháp thành công.
Ðất nước Việt Nam ngày hôm nay vẫn còn loay hoay trong vòng kim cô ý thức hệ bùng nhùng Cộng sản. Ðó là di sản độc hại Hồ chí Minh để lại cho nước cho dân. Ðám lãnh đạo ngày nay đang buôn dân, bán nước, làm tay sai cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Ngày nay ngồi suy ngẫm lại con đường Hồ chí Minh đã đi để phân tích ra cái sai, cái đúng để thế hệ sau học hỏi và suy ngẫm. Quê hương Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn bế tắc trong sự phát triển và chủ quyền đất nước bị khuynh đảo bởi đám cầm quyền ăằn hại, đái nát.
Những người tâm huyết còn nghĩ đến quê hương, đất nước phải tìm ra một con đường đúng đắn, khôn ngoan để cứu nước, cứu dân. Rút tỉa kinh nghiệm xương máu của những bậc tiền bối cách mạng như Phan bội Châu, Phan chu Trinh và xem xét lợi hại con đường đi của người cán bộ Cộng sản có khi bị đánh giá là một người đấu tranh có khuynh hướng quốc gia Hồ chí Minh, và trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, những anh hùng hào kiệt đi cứu dân, cứu nước sẽ tìm ra được con đường đúng đắn, có chính nghĩa, hợp tình hợp lý, để đi tới thành công. Chắn chắn và dứt khoát con đường này không phải là con đường “ bi đát” mà “ Bác đi” gần một trăm năm trước.
Lawndale, Một sáng mùa thu mát lạnh đầu tháng 10 năm 2004
TRẦN VIẾT ÐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com
(Theo Web Con Ong)
mercredi 13 juin 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire