mercredi 13 juin 2007

Con Người Muôn Mặt Hồ Chí Minh

Con Người Muôn Mặt Hồ Chí Minh
Trần Viết Ðại Hưng

Cách đây không lâu, tôi đã viết cuốn sách " Bí ẩn về quyền lực và tình ái của Hồ chí Minh" và nghĩ rằng như thế là đủ, không có gì để viết thêm về Hồ chí Minh nữa.

Nhưng sau này đọc những bài viết của Bùi Tín và Lữ Phương và thêm những tài liệu độc đáo khác, tôi quyết định viết thêm về Hồ chí Minh, một con người mà ai cũng công nhận là muôn mặt, muôn hình.

Ðã có nhiều học giả và sử gia bỏ ra nhiều thì giờ để nghiên cứu và tìm hiểu về Hồ chí Minh. Sử gia Mỹ William Duiker bỏ ra trên 20 năm để nghiên cứu về Hồ chí Minh để viết cuốn tiểu sử đồ sộ " Ho chi Minh" , sử gia Pháp Pierre Brocheux cũng bỏ ra trên nửa thế kỷ tìm hiểu về Hồ chí Minh. Ông Pierre Brocheux cũng là người cho biết Hồ chí Minh bị tước mất quyền lực trong những năm cuối đời và bị biến thành một biểu tượng trong cuốn sách nghiên cứu về Hồ chí Minh của ông. Bà học giả Mỷ Sophia Quinn-Judge cũng bỏ ra nhiều năm tìm tòi về Hồ chí Minh, đi các văn khố Pháp, Anh , Liên xô sưu tập tài liệu và bà là người đã cho thế giới biết Hồ chí Minh và Nguyễn thị Minh Khai có lúc chung sống với nhau như vợ chồng

Tuy nhiên có hai sự kiện quan trong mà những sử gia và học giả ngoại quốc chưa nắm được về Hồ chí Minh. Chuyện thứ nhất qua một bài báo của Vũ Kỳ thuật lại trên báo Xuân trong nước cách đây trên 10 năm. Vũ Kỳ đã khôn khéo kể lại âm mưu phe nhóm Lê đức Thọ và Lê Duẩn đã tạo dựng ra tai nạn máy bay để dứt điểm Hồ chí Minh nhưng không thành công. Ðiều đó nói lên Lê Duẩn và Lê đức Thọ coi Hồ chí Minh không ra gì. Bài báo của Vũ Kỳ mới đọc thì người ta tưởng lầm đó là một chuyện trục trặc kỹ thuật về máy bay ( mà miền Bắc thường gọi là sự cố ) nhưng đọc và suy luận kỹ thì người ta mới thấy Vũ Kỳ đã khéo léo tố cáo âm mưu hãm hại Hồ chí Minh. Báo trong nước cũng không thấy điều này nên mới đăng bài của Vũ Kỳ lên. Nhà đấu tranh Trần dũng Tiến đã nhận ra điều này sau khi đọc bài viết của Vũ Kỳ nên đã viết bài gửi ra quốc ngoại tố cáo âm mưu giết Hồ chí Minh của phe nhóm Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Chuyện thứ hai là có một chúc thư viết tay viết ngày 14 tháng 8 năm 1969 của Hồ chí Minh do báo Con Ong tỵ nạn ở Pháp công bố năm 1981. Báo Thức Tỉnh và Việt Nam Hải Ngoại ở San Diego ở Mỹ có đăng lại toàn bộ bức thư này. Có đọc bức di chúc này người ta mới hiểu nguyên nhân tại sao Hồ chí Minh bị thất sủng. Những sử gia Tây phương có ghi nhận chuyện Hồ chí Minh bị mất quyền lực vào lúc cuối đời nhưng vì không biết đến chúc thư này nên họ không đưa ra được một lời giải thích hợp lý cho chuyện Hồ chí Minh bị thất sủng.

Các học giả và sử gia ngoại quốc có ưu điểm là họ có phương tiện dồi dào đi tới những văn khố khắp thế giới để tìm những tài liệu mật có liên quan đến Hồ chí Minh. Nhưng họ có một khuyết điểm là khi qua Việt Nam nghiên cứu về Hồ chí Minh thì guồng máy tuyên truyền của Hà Nội đã vẽ vời hình ảnh ông Hồ giỏi giang , thánh thiện như một ông thánh nên sự phê phán về Hồ chí Minh của các tác giả ngoại quốc kém phần chính xác. Học giả và nhà báo Mỹ Stanley Karnov không dấu diếm nổi tình cảm dành cho những nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam như Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp nên sự biên khảo và bình luận của ông về chế độ Cộng sản Việt Nam cũng kém phần vô tư, trung thực. Làm sử gia cần phải có thái độ lạnh lùng, vô tư khi biên khảo về sử. Ðem thiên kiến và sự thương, ghét của mình vào chuyện viết sử thì khó viết được sách sử giá trị.

Ngoài ra, sử gia Pierre Brocheux lại phạm thêm khuyết điểm tuy nhỏ nhặt khi ông đã bất cẩn và tắc trách cho rằng Hồ chí Minh được Unesco của Liên Hiệp Quốc phong chức " Danh nhân văn hóa ". Bộ máy tuyên truyền của Hà nội cũng ầm ỉ khoa trương về chuyện này. Thật ra, theo Bác sĩ Nguyễn ngọc Quỳ ( Pháp ), qua những lần diễn thuyết ở Mỹ, cho khẳng định là Hồ chỉ mới được làm ứng viên " Danh nhân văn hóa " nhưng chưa được Unesco phong chức thật sự vì khi tin Hồ được đề cử, những người Việt quốc gia toàn thế giới đã gửi về cho Unesco những bằng chứng cho thấy Hồ đạo thơ, đạo văn của người khác nên chuyện Unesco đã ngưng lại không phong chức cho Hồ. Một sử gia nghiên cứu nhiều năm về Hồ như Pierre Brocheux mà còn lầm lẫn như vậy thì đủ biết nhận định chính xác về cuộc đời muôn mặt của Hồ chí Minh là chuyện làm khó khă như thế nào.

Phải nhìn thấy một điều là không ai hiểu người Việt Nam bằng người Việt Nam. Ngay vụ án thủ tiêu cô Nguyễn ( Nông?) thị Xuân ( vợ của Hồ chí Minh)thì phải hiểu mọi tình tiết mới đưa nhận định chính xác khách quan được. Nhà văn Vũ thư Hiên và ông Nguyễn minh Cần đã cho biết mọi tình tiết trong vụ án mạng này, nhưng phải cần thêm nhiều nhân chứng mới có thể kết án là Hồ chí minh có phải là thủ phạm hay những người đã tước quyền lực của Hồ chí Minh làm chuyện ấy? Phải thấy Trần quốc Hoàn chỉ là người thừa hành đi sát hại bà Xuân mà thôi.Phải đọc và suy luận thật kỹ những bài viết của Hoàng Tùng và Lữ Phương và bài báo Vũ Kỳ thì mới hiểu thêm những " thâm cung bí sử " về con người Hồ chí Minh được. Những sử gia Tây phương khó có thể đọc và suy luận những bài viết tiếng Việt này để hiểu thêm về Hồ chí Minh như một người Việt dù có người đó nói được tiếng Việt khá sõi như Sử gia Sophia Qiunn-Judge.

Sách viết về Hồ chí Minh nhưng cũng xin đưa vào hai bài viết thời sự chính trị có liên quan mật thiết đến đất nước và con người Việt Nam là bài " Bệnh liệt kháng thể xác và liệt kháng tinh thần" và bài " Lương tâm và nhiệm vụ " . Ðất nước đang chảy máu từng giờ vì những di sản độc hại do Hồ chí Minh để lại. Cần phải vạch rõ những vấn đề cấp thiết này để tìm ra lối ra cho tương lai. Chuyện nghiên cứu về Hồ chí Minh cũng nhằm mục đích vạch ra những sai trái của Hồ nhằm báo động cho thế hệ tương lai đừng phạm phải khuyết điểm " bi đát " mà " Bác đi" gần một trăm năm trước.

Bề ngoài thì chế độ Cộng sản vẫn ngự trị lừng lững ở Việt Nam nhưng bên trong có sự thay đổi từng giờ, từng phút vì sự chuyển biến tâm thức do người dân trong nước đã hiểu biết và nhận thức được những vấn đề của đất nước do thông tin hải ngoại chuyển về và do mộ số người trong nước có điều kiện đi ra nước ngoài. Nhà cầm quyền Cộng sản không còn thể cai trị nhân dân Việt Nam một cách cứng ngắt như trước. Họ đang tìm cách sửa sai theo kiểu " sai đâu sửa đó " những khuyết điểm, sai lầm ngày càng phơi bày lộ liễu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Sáu năm sau khi Hồ chí Minh qua đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã đi đến tột cùng vinh quang với chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam. Nhưng rồi sau đó thời kỳ xuống dốc bắt đầu vì những chính sách kinh tế sai lầm, trả thù sĩ quan và công chức miền Nam trong những trại tù cải tạo tàn ác, quân đội bị sa lầy tại Kampuchia với sự tổn thất 50000 quân. Cộng sản phải đề ra chủ trương " đổi mới hay là chết " . Chế độ quốc doanh gần như phá sản và được thay thế bằng công tư hợp doanh và làm khoán. Nhưng truyền thống đoàn kết bị đổ vỡ trầm trọng với sự vượt biên của cựu Bộ trưởng tư pháp của Mặt trận giải phóng miền Nam Trương như Tảng, chuyện trốn qua Trung cộng của Phó chủ tịch quốc hội Hoàng văn Hoan trên đường đi chữa bệnh và sau đó là chuyện tỵ nạn chính trị ở Pháp của Ðại tá Bùi Tín trong một chuyến đi công tác nước ngoài. Ðiều đó cho thấy sự rạn nứt trầm trọng không hàn gắn nổi trong guồng máy đảng. Và mới đây nhất là nổ ra trận chiến của Ðại tướng chột mắt Lê đức Anh và Ðại tướng cai đẻ Võ nguyên Giáp. Phe Lê đức Anh tố cáo phe Võ nguyên Giáp bị tình báo CIA Mỹ mư

a chuộc. Phe Võ nguyên Giáp lại tố phe Lê đức Anh làm tay sai cho Trung Cộng để rồi dẫn đến chuyện " dâng đất, hiến biển " cho quan thầy Trung Cộng. Ðây là một biến cố siêu nghiêm trọng có thể đưa đến sự sụp đổ không tránh khỏi của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ chí Minh dạy dỗ cán bộ, " cần kiệm liêm chính chí công vô tư " nhưng những lời dạy này đã không còn tác dụng đến đám quan chức tham ô, hủ hóa ngày nay. Sự kiện tướng công an Bùi quốc Huy nhận tiền hối lộ của băng đảng Năm Cam, chuyện thứ trưởng Lương quốc Dũng ăn chơi phè phỡn rồi sinh tật, đi hiếp dâm một em bé 13 tuổi cho thấy sự thoái hóa phẩm chất của cán bộ Cộng sản đã đi đến cùng cực. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn không thể chữa và sẽ là một trong những nguyên nhân làm sụp đổ chế độ. Những chính sách sửa sai của chế độ Cộng sản chỉ có tác dụng chữa bệnh tạm thời đối với một căn bệnh hiểm nghèo đã đến hồi hết thuốc chữa.

Phải thấy rằng cái sai của chủ nghĩa Mác- Lênin không phải là cái sai phiến diện mà có thể sữa chửa, vá víu được. Phải hủy bỏ toàn bộ hệ tư tưởng Mác-Lê thì mới mong đem đất nước ra khỏi vũng lầy. Có điều đáng mừng là ngày càng có nhiều người tâm huyết sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến đấu gian khổ nhưng đầy vinh quang đó. Cộng sản Việt Nam cho đến ngày nay cũng chỉ có cái bài bản cũ rích để đàn áp những người đòi tự do dân chủ là tù đày, bắt bớ. Nhưng những ngày tháng qua cho thấy tù đày không còn có hiệu quả để bịt tiếng nói của những nhà đấu tranh trong thời đại thông tin toàn cầu ngày hôm nay. Những nhà đối kháng vẫn tiếp tục viết bài phê phán sự sai trái của nhà cầm quyền chuyển ra hải ngoại mà nhà cầm quyền không có cách gì để ngăn chận nổi.

Triều đại Hồ chí Minh trước sau gì cũng tới hồi chấm dứt vì những tội ác không thể bỏ qua và những sai lầm không thể chấp nhận. Cuốn sách này được viết ra nhằm làm sáng tỏ những mảng tối trong đời Hồ chí Minh, hy vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại. Một giai đoạn lịch sử đẫm máu, đau thương mà ai cũng phải công nhận là Hồ chí Minh đã đóng vai chính.

Có hiểu lịch sử thì mới hy vọng làm nên lịch sử. Những người còn có chút lòng với quê hương đất nước, cho dù ở quốc nội hay hải ngoại, cần cố gắng tìm tòi, học hỏi thêm về lịch sử nước nhà để trang bị cho mình một số kiến thức vốn cần thiết cho con đường cúu nước hôm nay và sự nghiệp xây dựng nước trong tương lai.

Lawndale, Một ngày đầu thu có mưa rơi và gió lạnh cuối tháng 10 năm 2004
Trần viết Ðại Hưng
(http://geocities.com/tranvietdaihung/connguoimuonmat.html)

Aucun commentaire: