dimanche 1 juillet 2007

Tại sao bỏ Đảng, bỏ Bác mà chạy trốn? (I)

Tại sao bỏ Đảng, bỏ Bác mà chạy trốn? (I)


Minh Võ

Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác (Hồ) như sợ ma. Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. (1)


Hoàng Hữu Quýnh sinh năm 1942 tại xã Bích Khê, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình bần Nho, mặc dù đã có lúc ông nội ông làm quan trong triều. Theo ông cho biết thì cha ông bị Việt Minh giết, nhưng ông đã khai với cộng sản là cha ông theo Việt Minh kháng chiến và bị Pháp giết. Nhờ thế ông đã vào được đảng Lao Động năm 1967. Dĩ nhiên ông đã không dám khai mình là cháu ruột của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đang nổi tiếng ở miền Nam. Ông mừng vô hạn. Ba năm trước ông đã tốt nghiệp kỹ sư nhưng không được lãnh bằng vì không phải đảng viên. Nay với thẻ đảng ông sẽ được lãnh bằng và sinh hoạt như một thanh niên có tương lai. Ông viết: “Tôi nhớ mãi mùa xuân năm ấy. Mùa xuân mà đảng đã cho tôi một ân huệ.” (2)

Trong hồi ký Tôi Bỏ Đảng (tập một) ông đã nói gia đình ông quá nghèo mẹ ông phải gửi ông cho một người cậu làm đại úy Việt Minh, đại đội trưởng, để ông này đem cháu tập kết ra Bắc, cho nhà “bớt một miệng ăn”. Trong những năm đầu (từ 1955 đến 1960) ở Vinh ông theo học trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng. Từ 1960 đến 1964 thì ra Hà Nội học trường bách khoa. Sau khi tốt nghiệp ông hăng say hoạt động đoàn thể để được gia nhập đảng. Năm 1969 với tư cách bí thư đảng ủy của trường ông được cử đi du học ở Liên Xô trong 4 năm. Trong nhật ký ông ghi: “18/10/1969. Đây rồi tôi đã đến thiên đường Liên Xô.” (3)



Hoàng Hữu Quýnh
Nguồn: Tôi Bỏ Đảng/MV
--------------------------------------------------------------------------------

Giữa năm 1974, sau gần 5 năm tu nghiệp, Hoàng Hữu Quýnh được lệnh làm luận án trước thời hạn 3 tháng để kịp về nước vào tiếp quản các trường khoa học kỹ thuật ở miền Nam. Và ngày 01/09/1974 ông lên tầu về nước qua ngả Trung Quốc. Một tháng sau ông được bộ trưởng Nguyễn Thanh Bình điều đi phục vụ chiến trường B, tức gia nhập đoàn quân đi đánh chiếm miền Nam. Ông viết: “Tôi kiêu hãnh được đứng vào đội ngũ giải phóng quân đó.”(4)

Khi miền Nam đã được “giải phóng” rồi Hoàng Hữu Quýnh mới mở mắt ra và nuôi tư tưởng bỏ đảng. Thì may thay thời cơ đến như một phép lạ. Chẳng những cấp trên không biết được tư tưởng phản đảng của ông, mà những cuộc gặp gỡ tiếp xúc liên lạc của ông với gia đình, bạn bè, toàn những người thuộc phe quốc gia, cũng không gợi lên trong đầu họ mối nghi ngờ nào. Nhờ lý lịch không bị lộ, lại có thành tích hoạt động đảng và kiến thức cao về chuyên môn, nghĩa là “được cả hồng lẫn chuyên”, ông đã được bộ cử vào phái đoàn kinh tế kỹ thuật của nước CHXHCNVN do thứ trưởng Nguyễn Hồ cầm đầu và chính ông làm phó trưởng đoàn đi công tác ở Ý. Một vài bạn thân đã khuyên ông nên nhân dịp này bỏ trốn cho rồi. Và ông thực hiện ngay điều đó. Không phải như hồi 1960, lúc ông có dịp trở lại Vĩnh Linh, đến tận vùng phi quân sự, vào đồn binh Quốc Gia đánh cờ với “những người lính bờ Nam trẻ, khỏe mạnh, vui tính cũng giống như những đứa em và bạn học tôi” (trang 101). Lúc ấy ông cũng nhớ nhà muốn vượt tuyến trở lại miền Nam với mẹ và các em mà không dám. Đàng khác cũng vì lúc ấy ông còn suy tư về lời khuyên của ông thầy dậy sử lớp 7 say sưa với lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam sau này. Nhưng năm 1979 thì Hoàng Hữu Quýnh vẫn chưa quên rằng ông thầy dậy sử đó cũng đã trở thành nạn nhân của cộng sản trong cuộc đấu tố 1955, bị quy oan là địa chủ và bị bắn (trang 103). Kinh nghiệm ấy càng làm cho Hoàng Hữu Quýnh dứt khoát ở lần này.

Ngày 6 tháng 9 năm 1979 phái đoàn rời Việt Nam sang Ý. Sau khi tham quan thủ đô Ý và Tòa Thánh Vatican, trở lại Turin là nơi công tác, ông đã đang đêm rời khách sạn, rời thành phố, rời nước Ý, để trực chỉ Giơ Ne Vơ (Geneva), Thụy Sĩ. Nhưng rồi lại đổi ý trở lại Pháp, đến Nancy gõ cửa nhà người cậu (anh ruột mẹ), có vợ Đức và mấy cô con gái không cô nào nói được tiếng Việt. Đó là người thân duy nhất trong họ ngoại của ông còn sống, sau bốn chục năm cậu cháu xa cách. Đúng ra là người cậu bỏ đi lúc ông chưa ra đời. Từ đây ông có thể liên lạc đuợc với người em ruột ở California, rồi tháng sau với người em nữa ở Thái Lan, mới ra khỏi Việt Nam. Đỉnh cao của cuộc hạnh ngộ này được đánh dấu bằng “bản giao ước sống hạnh phúc với Thu Tuyền.” Cuốn Hồi Ký ông cho ra 10 năm sau đó (tập một) với nhan đề “Tôi Bỏ Đảng, Bản cáo trạng chế độ Hà-nội” kết thúc như thế đó.

Cũng năm 1989 ông cho ra tiếp tập II, nhan đề “Tôi Bỏ Đảng, Giai cấp phong kiến mới” viết về những năm ông làm việc trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong tập hai này ông đi sâu vào chi tiết những gì ông đã nói qua trong tập một, với mục đích phơi bày những điều dơ dáy xấu xa trong chế độ, mà ông cũng gọi bằng hai chữ phong kiến giống hệt Hà Sĩ Phu.

Đại cương, tập một gồm có 6 chương: Tập kết ra Bắc. Chứng nhân đấu tố. Phấn đấu vào đảng. Tu nghiệp Liên Xô. Tiếp quản miền Nam. Và Vĩnh biệt đảng.

Tập hai gồm 11 chương: “Ông thủ trưởng của tôi. Tôi cũng là lãnh đạo. Chuyện móc ngoặc. Chuyện tình trên bãi biển Đồ Sơn. Kỹ nữ hộ lý. Dấu chân tròn trên cát. Làm thì đói nói thì no. Nỗi buồn tập kết. Thủ trưởng về vùng mới giải phóng. Ông chánh văn phòng huyện. Tôi đã thấy.”

Mười một chương trong tập hai này không phải là phần II của cuốn hồi ký mà chỉ là những đoản văn rời rạc viết tại nhiều nơi trong thế giới tự do từ Paris, Amsterdam, Nice cho đến Hồng Kông, Athens, và Stokholm, trong nhiều giai đoạn thời gian khác nhau từ 1981 đến 1989, được tập trung lại làm một tập.

Mở đầu tập I, tác giả đã cho biết ông không phải nhà văn, nhà báo, lại vốn kém về văn, nên ông chỉ muốn biết gì nói nấy cho người khác biết thêm về chế độ cộng sản mà ông đã sống trong 25 năm trường. Dĩ nhiên trong những điều ông viết cũng có nhiều sự việc nói lên lý do để ông gạt bỏ chủ nghĩa cộng sản, rời xa chế độ cộng sản, từ bỏ đảng cộng sản.
Bây giờ thử xem trong hai tập “Tôi Bỏ Đảng” này, tác giả đã nhận xét thế nào về Đảng, về các lãnh tụ, và thực trạng xã hội xã hội chủ nghĩa.


Về chủ nghĩa cộng sản

Ngay trong “Lời Đầu” ông đã viết: “… chủ nghĩa cộng sản tự nó là một cái gì đó không tưởng và những người ngụp lặn đi tìm cái đích của chủ nghĩa ấy thật là ngu ngơ khờ khạo. Rồi đưa cái ngu ngơ khờ khạo ấy vào chính sách, vào chủ trương. Họ tự tạo ra một khoảng cách khiếp đảm giữa con người thật của họ và cá nhân họ là một cán bộ thực thi chủ nghĩa.” (5)

Hoàng Hữu Quýnh còn châm biếm một cách cay độc khi nhắc lại lời Hồ Chí Minh đã có lần gọi “Chủ nghĩa Mác Lenin là cái xẻng xúc phân”, bởi vì - ông Hồ giải thích - cái xẻng đó đã không làm mất lòng dân mà đi đúng ý nguyện của dân thôn bản phải sạch sẽ.” (tập một, trang 86-87) Độc giả nào muốn biết rõ đầu đuôi câu chuyện này xin đọc Hoàng Hữu Quýnh hai trang trên.


Về Hồ Chí Minh



Võ Nguyên Giáp & Hồ Chí Minh
Nguồn: voltairenet.org
--------------------------------------------------------------------------------

Khi còn là đôi viên đội thiếu niên tiền phong ở Nghệ An Hoàng Hữu Quýnh đã được nghe nhiều huyền thoại của “bác Hồ” như Tạ Đình Đề bắn súng như thần, xuyên qua lỗ đồng xu, khi theo giặc Pháp ám sát bác, đã bị bác thôi miên, rồi chinh phục. Hay như Thụy An, bạn thân của Tạ Đình Đề, cũng ám sát hụt bác, bị bắt nhưng cũng được bác cảm hóa. “Nghe những chuyện như vậy tôi rất thích thú, rồi được đọc những bài thơ nói về bác, như ‘đêm nay bác không ngủ’: ... Bác thức thì mặc bác. Cháu cứ ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc…” hay những câu thơ trong sách: “Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Bác Hồ hơn cả mẹ cha. Mênh mông trời biển, bao la biển trời.” Từ đó tôi đã mến yêu và tôn thờ bác.” (trang 76) Nhưng càng trưởng thành và càng chứng kiến tận mắt những gì ông Hồ và đồng đảng làm cho nhân dân, Hoàng Hữu Quýnh càng thận trọng, nghi ngờ rồi thay đổi.

Sau khi cộng sản chiếm được miền Nam, tác giả đã thấy tận mắt xã hội miền Nam qua Đà Nẵng, Huế, Saigon là những thành phố ông được đi qua hay sinh sống 4, 5 năm, và so sánh với xã hội miền Bắc là nơi ông đã sống trong 20 năm, khi có dịp trở lại Hà-nội ông đã nhận xét:


Quảng trường Ba Đình kia ngày xưa tôi mến mộ biết bao thì ngày nay trở thành xa lạ với tôi, vì cái nấm mồ của bác quá khổng lồ, quá tốn kém. Dại dột xây to hơn cả nấm mồ của Lê-nin. Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đình, trong đó chỉ có một xác xanh xao tái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con người cung phụng ở đó….. Thực tế ở miền Nam đã làm tôi bừng tỉnh. Sự kính yêu đối với bác đã phai mờ dần trong tôi. Lần này, dù là lần chót, tôi quyết định sẽ không thèm viếng bác nữa…(6)


Nhắc lại lúc ông Hồ còn sống, trong một chuyến đón Vua Lào đến thăm trường đại học Bách Khoa Hà-nội, nơi tác giả công tác, Hoàng Hữu Quýnh đã viết về những ý nghĩ trong đầu mình khi nghe “bác Hồ” huấn thị như sau:

Nghĩ đến đó tôi bỗng giật mình, sợ bác như sợ ma.

Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cái gì bí ẩn, giấu giếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. Tôi lại sợ bác biết được ý nghĩ của tôi lúc này, chắc gia đình tôi sẽ bị tru di tam tộc.” (1)


Hồ Chí Minh là đảng và đảng là Hồ Chí Minh. Họ quyết dùng trận chiến Tết Mậu Thân như là một trận chiến thử lửa….Hồ Chí Minh thừa biết cuộc thử lửa nào lại không chết chóc. Và phần chết chóc ấy trước hết thuộc về phần người tập kết. Tôi bàng hoàng khi nghe nói đến sự thật ấy.” (7)

Muốn thấy lòng dân đối với ông Hồ ra sao, hãy nghe Hoàng Hữu Quýnh tả cảnh nhà trường chuẩn bị đón Vua Lào và chủ tịch nước tới thăm:


“…Những lớp học, các hội trường, nhà tiêu chuồng xí đều được phân chia dọn vệ sinh quét vôi trắng xóa. Bí thư đảng ủy đã đích thân chui vào hàng trăm nhà cầu để kiểm tra. Vôi mới được quét mà khẩu hiệu đã xuất hiện. “Đả đảo đảng lao động Việt Nam”. Đả đảo Hồ Chí Minh”. “Hồ Chí Minh cõng rắn cắn gà nhà”…Nhà cầu là nơi kín đáo, thường được công khai tư tưởng bởi những truyền đơn, khẩu hiệu. Do đó bác đến đâu là bác chui vào nhà tiêu, hố tiêu trước rồi sau đó mới bắt đầu bài huấn thị. (8)


Về Võ Nguyên Giáp


Thời kỳ này (1967) trung ương đảng và bộ chính trị chia làm hai phái. Phái bồ câu do đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm đầu chỉ muốn giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng giải pháp hòa bình…

Để đối phó với phe VNG, và răn đe cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh và bộ chính trị cho ra môt loạt nghị quyết….195…,228…Thực chất nghị quyết 195 nhằm loại trừ và thanh trừng phe phái của VNG. Rồi người ta đã gán ghép cho Giáp đủ thứ tội nào là xét lại, nào là để cho cố vấn Trung Quốc can thiệp thô bạo chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ… (9)


Còn tiếp


© DCVOnline

--------------------------------------------------------------------------------

(1) “Tôi Bỏ Đảng”, tập 1: Bản cáo trạng chế độ Hà-nội. Xuất bản
năm 1989, trang 130. Nguyn văn: "... Nghĩ đến đĩ tơi bỗn giật mình, sợ bc như sợ ma. Tơi klhơng tin ở Bc. Hình như bc cĩ ci gì bí ẩn giấu giếm. Vẻ mặt bc gian c, con người bc nhiều thủt đọan. Tơi lạnh tĩat mồ hơi." (2) Sách đã dẫn trang 132. Ở trang sau ông đã cho biết lý do tại sao ông mừng đến thế:Tôi phải vào đảng mới cất đầu nên nổi. Nếu không vào đảng tôi không thể nào nhận được mảnh bằng kỹ sư và sẽ không bao giờ có một chỗ đứng nào cả,”
(3) SĐD trang 169.
(4) SĐD trang 207.
(5) SĐD trang 7.
(6) SĐD trang 292-293.
(7) SĐD trang 136
(8) SĐD trang 124
(9) SĐD trang 138-139
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3538
Tại sao bỏ Đảng, bỏ Bác mà chạy trốn? (Kết)

Diễn đàn DCVOnline — Điều lệ sinh hoạt
Đọc DCVOnline trên Google
---



http://www.youtube.com/watch?v=3mA35Pu6JY0

Từ bài chủ: "Hồ Chí Minh là đảng và đảng là Hồ Chí Minh" vậy "Tôi không tin ở bác." đồng nghĩa với "Tôi không tin ở đảng CSVN"

Này kẻ cướp nước, người giải phóng cho ai ...
Người nói tự do, sao ta bị tù đày ...
Người nói ấm no, sao ta bị đói rét ...
Người nói hạnh phúc, sao ta bị khổ đau ...
Là kẻ nói láo sao lại bắt ta tin ...
Đoàn kết toàn dân, sao ngươi gây hận thù ...
Độc đảng độc tôn, sao ngươi gọi dân chủ ...
Người nói công lý, nhưng lại chơi luật rừng ...
Một lần không tin, trăm lần không tin, vạn lần không tin ... người ơi ...
Một lần nói dối, trăm lần nói dối... vạn lần cũng thế mà thôi ....
Làm sao ta tin được, làm sao ta tin được, làm sao ta tin được...
Những lời sảo trá trơn tru... những lời trót lưỡi đầu môi ...
Đỉnh cao trí tuệ đã sinh ra ngươi?
Là kẻ lắc léo, người đổi trắng thay đen
Ngươi là loài giun dế nên hay là người ...
Người bắt toàn dân trở thành người câm điếc
Vì mất tự do, ta liều chết ra đi…

Aucun commentaire: