Ngày 5 tháng 7 năm 2001
Phụ nữ Việt Nam dưới thời cộng sản
Hàng năm, cứ đến ngày 8-3, chính quyền CSVN lại tổ chức “ngày hội” của phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam được đề cao trong thơ, văn, ca nhạc, điện ảnh... chính thống. Các giới chức cộng sản có thẩm quyền, từ ông Hồ Chí Minh đến Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Văn Linh và nay là Ðỗ Mười, đều có bài viết về vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Bởi vì lý luận kinh điển của chủ nghĩa cộng sản là chừng nào phụ nữ chưa được giải phóng (khỏi công việc gia đình) và chưa được quyền bình đẳng về chính trị với nam giới - tức quyền bầu cử và ứng cử, thì cách mạng vô sản dù có nắm được chính quyền cũng mới chỉ là thành công một phần mà thôị Tiếc thay, cái lý thuyết nghe đầy “nhân ái” như vậy nên đã lừa được không chỉ những người nghèo khổ, những phụ nữ đã từng là trung tâm cấu trúc gia đình mà ngay những trí thức, học giả uyên bác cũng bị lóa mắt. Thực tiễn của Việt Nam hiện nay đã cho thấy rằng người cộng sản hoặc đứng trên lập trường của người cộng sản thì trong mọi lĩnh vực của xã hội đều được giải quyết giữa lý luận và thực hành hoàn toàn trái ngược nhaụ Cứ xét năm mục tiêu mà ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đề ra cho nhân dân và đất nước Việt Nam thì thấy :
1) Gọi là một nước Việt Nam dân chủ nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh chưa bao giờ nhân dân Việt Nam lại bị thống trị một cách độc tài, khát máu như dưới chế độ Hồ Chí Minh và những người thừa kế; ghê tởm hơn cả thời Minh thuộc và Pháp thuộc;
2) Gọi là cộng hòa nhưng thực tế ông Hồ Chí Minh và những kẻ thừa kế còn “vua hơn cả vua”;
3) Gọi là tự do nhưng thực tế người dân bị tước trọn vẹn mọi quyền tự do như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do lập hội v.v... mà ngay thời thực dân Pháp thống trị cũng không đến nỗi như vậy;
4) Gọi là độc lập nhưng thực tế cho thấy Việt Nam dưới sự thống trị của ông Hồ Chí Minh và những người thừa kế hoàn toàn bị lệ thuộc nước ngoài về mọi mặt, từ chính trị, ngoại giao, thương mại cho đến văn hóa tư tuởng. Ngay về đất đai, cũng chính quyền Hồ Chí Minh đã ký giấy nhượng các quần đảo Trường Sa cho Trung Cộng. Những điều khoản trong hiệp ước “hòa bình và hữu nghị” với Nga sô còn ràng buộc Việt Nam với Nga sô một cách ô nhục rất nhiều so với hiệp ước Patenôte mà vua nhà Nguyễn đã ký với thực dân Pháp;
5) Còn về hạnh phúc ư ? Năm 1945, khi ông Hồ Chí Minh nắm quyền thì dân số Việt Nam là 18 triệu dân. Hơn 40 năm cầm quyền và phát động chiến tranh, ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đã làm chết khoảng 2 triệu 1 người, mất tích gần 300 ngàn người, thương tật các loại gần 5 triệụ Thuế và sưu dịch (núp dưới tên lao động xã hội chủ nghĩa và thanh niên xung phong) còn hơn thời Pháp thuộc. Miền Bắc Việt Nam thiếu ăn và chết đói thường trực mà ngay vựa lúa miền Nam, người dân cũng bị đói, như huyện Duyên Hải thuộc Sàigòn cũng cần cứu đói thường xuyên cho hàng trăm hộ; ở các thành phố lớn như Sài-gòn, Hà-nội, Hải-phòng v.v... nhiều gia đình công nhân, viên chức vẫn ngày bữa cơm, bữa cháọ Lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến, sau mỗi cuộc chiến tranh cứu nước, nông dân được “tha thuế” 3 năm, có nơi còn hơn thế. Nhưng dưới chế độ Hồ Chí Minh, chiến tranh kết thúc hơn 15 năm mà nông dân chỉ được “hứa lèo” tha thuế một năm!!! Ấy vậy mà bộ máy tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam ra sức tô vẽ cho việc tha thuế đó như là nét đặc trưng của chế độ cộng sản, như là “tư tưởng” lấy dân làm gốc của ông Hổ Chí Minh ! (?) Cho nên, thử xét lại cái mà ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta tự hào rằng đã giải phóng cho thân phận người phụ nữ Việt Nam, rằng đã cho phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng trong mọi sinh hoạt xã hội, thực chất là cái gì ?
Tư bản được tăng gấp đôi
Chế độ xã hội chủ nghĩa (hay cộng sản) là một chế độ độc đảng trị, lấy đấu tranh giai cấp, xóa bỏ bất công xã hội làm bình phong; lấy đàn áp, khủng bố làm phương tiện để gò ép quần chúng dưới sự thống trị của một dúm nhân vật chóp bu của đảng cộng sản; dùng các hội đoàn để quản lý quần chúng nhân dân. Cho nên khái niệm “dân chủ” và “tự do” hoàn toàn xa lạ trong xã hội xã hội chủ nghĩạ Bởi vì ngay nội bộ đảng cầm quyền - tức đảng cộng sản - cũng không hề có dân chủ và tự dọ Từ việc bầu ra các cấp uỷ cho đến việc định ra đường lối chính sách và chỉ đạo thực hiện các chính sách ấy hoàn toàn nằm trong tay của các uỷ viên bộ chính trị có thực quyền - thường là kiêm thêm uỷ viên ban bí thự Tất cả nhân sự còn lại, kể cả uỷ viên ban bí thư cho đến dự khuyết trung ương chỉ là những kẻ thừa hành có quyền hạn ở các mức độ khác nhau tùy theo quan hệ “thân tình” với các uỷ viên bộ chính trị có thực quyền. Ngay cả một vài nhân vật tuy đã được vào bộ chính trị nhưng cũng chỉ là cái bóng, cái tay nối dài của các uỷ viên bộ chính trị có thực quyền và vẫn có thể bị quăng sọt rác nếu chót quên thân phận (như trường hợp Trần Xuân Bách...). Một thí dụ điển hình về hình ảnh “dân chủ” và “tự do” của nội bộ đảng CSVN là kỳ đại hội đảng lần thứ 4 (có ông Gorbachev của Nga-sô tham dự), các đại biểu được cho học tập để bầu ban chấp hành trung ương và phải bầu thử. Bầu thử đến lần thứ hai vẫn chưa vừa ý “lãnh đạo” nên Lê Ðức Thọ (trưởng ban tổ chức trung ương) và Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng công an) phải đến từng tổ hăm dọa là “ghi âm” các đại biểu khi phát biểu và lưu các phiếu bầu chuyển cho Ban bảo vệ đảng xem xét. Cho nên lần bầu thử thứ ba đã khớp với ý kiến chỉ đạo của “trên” nghĩa là Lê Duẩn được cao phiếu nhất để từ bí thư thứ nhất chuyển danh xưng thành Tổng bí thư, hoàn toàn thắng thế phe Trường Chinh. Hai triệu đảng viên cộng sản chỉ được phép bầu (có chỉ đạo) ra hơn một ngàn đại biểu đi dự đại hội đảng - cơ quan quyền lực cao nhất của đảng (như ghi trong điều lệ), mà còn không được hưởng cái quyền “tự do” và “dân chủ” chỉ trong gần một tuần lễ đại hội thì hỏi rằng làm sao quần chúng nhân dân Việt Nam (ngay cả công nhân và cốt cán lẫn đảng viên thường) lại được phép biết đến “tự do” và “dân chủ” trong cuộc đời mình, dưới sự thống trị của một dúm đảng viên chóp bu cầm quyền !!!
Phụ nữ Việt Nam nằm trong phạm trù “quần chúng nhân dân Việt Nam” nên đương nhiên cũng không thể biết được mùi vị của các khái niệm “tự do” và “dân chủ” chừng nào nước Việt Nam còn bị CS thống trị. Bởi lý thuyết kinh điển của CS coi “con người là tư bản quý nhất” (Lõhomme est le capital le plus précieux), nghĩa là so với các thứ khác như ruộng đất, trâu bò v.v... Còn Hồ Chí Minh giải thích thêm cho đệ tử rằng :”Nhân dân là vô tận”. Chính vì con người là “tư bản quý nhất”, vì đó là nguồn gốc sinh ra mọi loại tư bản khác, mọi giá trị khác cho nên người phụ nữ Việt Nam được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta lôi ra khỏi vị trí “nội tướng” trong gia đình và được ban cho quyền bình đẳng như nam giới, nghĩa là làm cái việc như hiến pháp của nhà nước công sản ghi rằng :”Có nghĩa vụ và quyền lợi lao động”. Trong chế độ cộng sản, dù có tô màu bằng mọi uyển ngữ thì thực tế cho thấy thân phận người dân chỉ là “nô lệ” của tập đoàn cộng sản chóp bu cầm quyền. Mọi người chỉ được phép ước mơ và thực hiện cho sự hy sinh vì sự nghiệp của đảng và “bác” - tức một dúm chóp bu cầm quyền và Hồ Chí Minh, chứ không được phép bàn bạc việc nước, được ước mơ ngồi vào vị trí cầm lái con tàu tổ quốc, được xây dựng hạnh phúc cho đồng bào của mình, cho gia đình của mình và cho bản thân mình. Cho nên thực chất của cái mà Hồ Chí Minh và đảng của ông ta gọi là giải phóng phụ nữ chính là tước đoạt quyền xây dựng hạnh phúc gia đình và cá nhân của người phụ nữ, đưa lực lượng phụ nữ - chiếm ít ra là một nửa dân số - vào phạm trù “tư bản quý nhất” để tăng “tư bản quý nhất” đó lên gấp đôi một cách “nhẹ nhàng”. Như thế là chỉ cần một chữ ký ban bố sắc lệnh “giải phóng phụ nữ” và thi hành “luật hôn nhân và gia đình”, Hồ Chí Minh và các đệ tử đã nhân đôi được lực lượng có “nghĩa vụ và quyền lợi lao động” để “xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là Xây dựng và hoàn thiện lối hưởng thụ vương giả cho Hồ Chí Minh và đồng bọn (như xây lăng cho cả cha con Hồ Chí Minh; như bắt dân lục tỉnh đi lao động nghĩa vụ đào đất lấp sông xây biệt thự cho Lê Duẩn ở An Phú, Thủ Ðức...). Còn một vấn đề nữa là cộng sản và chiến tranh như bóng với hình. Bởi chiến tranh là sức sống của cộng sản. Làm chiến tranh để cướp chính quyền, để củng cố chính quyền, để mở rộng bờ cõi thống trị. Cho nên lôi lực lượng phụ nữ ra khỏi tổ ấm gia đình, ra khỏi chức năng người mẹ, người vợ để trở thành lực lượng chủ yếu trong sản xuất và phục vụ sản xuất - tức là cấu thành nền tảng cho cuộc sống hưởng thụ của tập đoàn cộng sản cầm quyền - còn nam giới sẽ được xử dụng chủ yếu cho mục đích chiến tranh bành trướng, núp dưới cái tên mỹ miều là “cách mạng vô sản toàn thế giới”.
Phụ nữ tham chính
“Cơ cấu thành phần” là khái niệm về tổ chức, một quái thai “dân chủ” do chế độ xã hội chủ nghĩa (hay cộng sản) đẻ rạ Nghĩa là từ bộ máy của đảng (cộng sản) cho đến quốc hội (bù nhìn), chính phủ, các đoàn thể và thậm chí đến cả đoàn chủ tịch các hội nghị (kể cả cấp tổ!), các cuộc mít tinh v.v... thì về nhân sự phải đủ các thành phần nam, nữ, già, trẻ, người sắc tộc, quân sự, dân sự, công nhân, nông dân v.v... Nói theo ngôn từ của cán bộ tổ chức (cộng sản) là phải “đủ mâm đủ bát”. Trò hề này là sáng kiến của ông Hồ Chí Minh nhằm “cụ thể hóa” cái gọi là “sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân xung quanh đảng (cộng sản) và bác (Hồ)”! Và, phụ nữ bao giờ cũng được ông Hồ Chí Minh và những kẻ kế thừa ông ta quan tâm cho “ngồi cạnh”, cho “chụp ảnh chung” - biểu hiệu cho việc “giải phóng” và “được bình đẳng” của phụ nữ !(?) Ðó cũng là sự cụ thể hóa cái gọi là “dân chủ tập trung” của chế độ xã hội chủ nghĩa của ông Hồ Chí Minh và những kẻ kế thừa ông tạ Người phụ nữ trong chế độ Hồ Chí Minh vì đã được “giải phóng” và được “bình đẳng” nên đương nhiên có đại biểu của giới mình tham chính, có đại biểu của mình trong cơ quan lãnh đạo của các đoàn thể được đặt tên là “đoàn thể quần chúng”. Ðiểm qua những nhân vật được cho nổi lên, ta thấy có : Nguyễn Thị Thập, Hà Thị Quế, Ðinh Thị Cẩn, Trương Thị Mỹ, Nguyễn Thị Ðịnh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng, Hồ Thị Bi, Nguyễn Thị Chiên, Cù Thị Hậu, Lê Thu Trà, Kim Hạnh... Nếu tìm hiểu nguyên nhân sự nổi lên của những người đó thì thật là... buồn cho chị em phụ nữ. Bởi vì, không thiếu gì người vừa có lòng yêu nước vừa có trí thức nhưng chỉ được dùng có tính chất đối phó với thời cuộc, một thứ bù nhìn trong sân khấu “dân chủ, hòa hợp, hòa giải”. Ðó là trường hợp của các bà như Trịnh Thục Viên, uỷ viên ban thường vụ của quốc hội khóa I; Phan Thị An (nguyên hiệu trưởng trường nữ học Hoài Ðức, Hà-nội từ trước 1945) phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam; bác sỹ Vũ Thị Chín, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ; bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, phó chủ tịch quốc hội (khóa 8); các anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên, Hồ Thị Bi v.v... thì được dùng làm cái mồi “vinh hoa rởm” để lừa chị em cố mà hy sinh thật nhiều cho “đảng và bác”. Còn lại, số có quyền thực sự ở các mức độ khác nhau là ai ? Ðó là Hà Thị Quế, uỷ viên trung ương đảng từ khóa 3, từng giữ các chức phó ban kiểm tra trung ương đảng, phó ban tổ chức trung ương đảng, hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ xuất thân từ du kích Yên Thế, từng là giao liên đặc biệt và bộ hạ thân tín của Trường Chinh. Ðó là Ðinh Thị Cẩn, uỷ viên dự khuyết trung ương đảng khóa 3, đã giữ các chức thứ trưởng thứ nhất kiêm bí thư đảng đoàn bộ y tế (thời kỳ bác sỹ Phạm Ngọc Thạch làm bộ trưởng) rồi phó chủ nhiệm phụ trách thường trực uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, xuất thân là cấp dưỡng (tức đầu bếp) của ông Hồ Chí Minh. Ðó là Trương Thị Mỹ, phó chủ tịch tổng công đoàn Việt Nam (thời kỳ Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch), xuất thân là cần vụ (tức hầu phòng) của ông Hồ Chí Minh. Ðó là Lê Thu Trà, phó chủ nhiệm thường trực uỷ ban thiếu niên và nhi đồng, vợ thiếu tướng Lê Liêm, từng là chủ nhiệm tổng cục chính trị (trước Nguyễn Chí Thanh), có bồ đỡ đầu là Nguyễn Côn, bí thư trung ương đảng kiêm phó thủ tướng (thời kỳ Phạm Văn Ðồng làm thủ tướng). Ðó là Nguyễn Thị Ðịnh, nhờ cặp bồ với trung tướng Trần Ðộ mà được thoát ra ẩn số, đẩy lên chức phó tư lệnh lực lượng vũ trang miền Nam (của CS trước 1975), được cho làm uỷ viên trung ương đảng từ khóa 4 và thay Hà Thị Quế trong chức chủ tịch hội phụ nữ. Ðó là Nguyễn Thị Bình, vợ lẽ của một đốc phủ sứ, ngán cảnh “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” nên được Nguyễn Thị Thập giác ngộ theo cộng sản, bỏ chồng có cưới xin lấy một đệ tử của Nguyễn Thị Thập và từ đó - nhờ có học - trở thành thư ký riêng của Nguyễn Thị Thập (chủ tịch đầu tiên của hội phụ nữ, luôn cặp bồ với ông Hồ và được ông ta cho chức uỷ viên trung ương đảng từ khóa 2); được bà Thập giới thiệu sang giữ chức vụ phó vụ lễ tân bộ ngoại giaọ Nhờ ở vị trí này bà Bình được bộ trưởng ngoại giao lúc đó là Xuân Thủy, bí thư trung ương đảng, để mắt tới, nên khi Xuân Thủy sang hội đàm Paris đã “lôi” bà Bình đặt vào cái ghế bộ trưởng ngoại giao của Mặt Trận Giải Phóng, đá Trần Bửu Kiếm về vườn, để được gần nhau bàn việc “thơ văn” và việc... nước. Từ đó bà Bình được lên như diều và nay là phó chủ tịch Hội đồng nhà nước! (mặc dù nhà xuất bản quân đội cộng sản có cho in một cuốn sách phơi bày toàn bộ mánh khóe và sự sa lầy của bà Bình trong mánh mung, tham nhũng khi giữ ghế bộ trưởng bộ giáo dục). Ðó là Nguyễn Thị Hằng, xuất thân từ xã viên dệt chiếu ở hợp tác xã dệt chiếu cói thị xã Thanh Hóạ Ðúng ngày máy bay Mỹ đánh phá thị xã Thanh Hóa, cô dân quân Nguyễn Thị Hằng bị thương ở ngực , cô dân quân Nguyễn Thị Tuyển mặc dù nhỏ yếu nhưng đã vác được những thùng đạn nặng hàng tạ tiếp tế cho pháo binh và được đơn vị pháo binh tuyên dương công trạng. Báo Tiền Phong (Hà-nội) nêu gương cô Nguyễn Thị Tuyển - Phóng viên ảnh của báo Tiền Phong là Mai Nam đi “thực tế” Thanh Hóa thấy cô Hằng cao đẹp, nét mặt như lai, cũng bị thương, chụp lên ảnh dễ “ăn khách” hơn nên đã chụp và đưa hình cô Hằng lên... các báọ Nhờ đó cô Hằng đã... lọt vào “mắt xanh” của bí thư trung ương đảng, phụ trách trưởng ban đối ngoại trung ương đảng, kiêm bộ trưởng, kiêm phó chủ tịch và tổng thư ký uỷ ban thường vụ quốc hội Xuân Thủỵ Thế là cô Hằng được ông Xuân Thủy đưa vào chức uỷ viên uỷ ban đối ngoại của quốc hội kiêm uỷ viên ban bí thư đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh; được Xuân Thủy đề cử vào danh sách ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 (nhưng cô Hằng xin rút tên), được đưa sang giữ ghế thứ trưởng lao động và xã hội (thời kỳ này bị tố giác là buôn lậu thuốc lá ngoại) và khóa đại hội đảng kỳ 7 vừa xong được “trúng” uỷ viên trung ương đảng chính thức !!! Còn Kim Hạnh, cô sinh viên của trường đại học Sài-gòn nhờ chống quốc gia trốn vào bưng làm cấp dưỡng (tức đầu bếp) cho Mai Chí Thọ nên đã được giữ ghế tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (Sài-gòn)! Nay thì Kim Hạnh mất chức vì cho đăng lại tin của báo Nhân Dân rằng ông Hồ Chí Minh từng có vợ (nghĩa là không phải trai tân như ông Hồ và đảng của ông ta tự hào), nhưng ở Việt Nam thì ai cũng biết đó là cái “cớ rẻ tiền” còn sự thực là phe Mai Chí Thọ lung lay thì loại tầm gửi như Kim Hạnh tất phải rụng.
Qua những dẫn chứng về “người thật việc thật” kể trên, có thể kết luận rằng số phụ nữ tham chính trong chế độ cộng sản ở Việt Nam từ trước đến nay, loại trừ một số bù nhìn chắp vá cho cái áo rách “dân chủ”, hầu hết là kẻ ăn người ở của vài viên chức công sản chóp bu hoặc là “nhân tình nhân ngãi” của những nhân vật cộng sản có thế lực.
Từ ông Hồ Chí Minh cho đến các đệ tử gần gũi của ông ta đều lớn tiếng kêu gào rằng trong chế độ cũ (phi xã hội chủ nghĩa), người phụ nữ là “đồ chơi”, là “đồ trang sức” cho đàn ông và giai cấp thống trị. Buồn thay, ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đã “giải phóng” phụ nữ khỏi cái chế độ cũ ấy để bước vào chế độ Hồ Chí Minh với thân phận vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”.
Nữ nô lệ của thế kỷ 20
Ngày ban hành bộ luật “Hôn nhân và gia đình”, ông Hồ Chí Minh đắc ý tuyên bố rằng thể chế chính trị ở Việt Nam là tiến bộ nhất vì là nước đầu tiên ở khu vực Á-Phi đã xóa bỏ chế độ đa thệ Nhưng cũng chính ông Hồ Chí Minh đã giới thiệu (không qua bầu bán) Lê Duẩn thay ông ta giữ ghế bí thư thứ nhất của trung ương cộng đảng Việt Nam có lẽ vì... Lê Duẩn cùng lúc ba vợ. Cũng chính ông ta bổ nhiệm Lê Ðức Thọ cùng lúc hai vợ, vào chức vụ trưởng ban tổ chức trung ương cộng đảng. Cũng chính ông ta đưa ra danh sách bộ chính trị trong đại hội đảng cộng khóa 3 (1960) những nhân vật có vợ lẽ hoặc bồ nhí như Phạm Hùng (2 vợ), Hoàng Văn Hoan (bồ nhí tên là Hoa, hiện ở Pháp); những nhân vật trong ban bí thư như Tố Hữu (bồ nhí), Nguyễn Văn Trân (bồ nhí), Nguyễn Côn (bồ nhí), Văn Tiến Dũng (bồ nhí), Xuân Thủy (bồ nhí); chủ tịch tổng công đoàn, kiêm viện trưởng viện kiểm sát tối cao, kiêm chủ tịch đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là Hoàng Quốc Việt (bồ nhí). Ðược phép bỏ vợ già lấy vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Nguyễn Ðức Lạc, Cù Huy Cận... Cho phép lấy thêm vợ lẽ như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám... Phải chăng những đảng viên thân cận của ông Hồ vẫn được phép đa thê ? Và, thực sự trong con mắt của ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, phụ nữ vẫn là “đồ chơi”... rẻ tiền nhất. Vì, ông ta cũng hay quất ngựa truy phong.
Sau khi được ăn hai cái bánh vẽ của ông Hồ Chí Minh là “được giải phóng” và “được bình đẳng”, người phụ nữ Việt nam bị khoác vào cổ một lô gông xiềng “3 đảm”, “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”.
Trong “3 đảm” có hai khoản là “đảm đang việc nước” và “đảm đang việc xã hội”, nghĩa là thay người đàn ông làm lính và nhận gánh nặng lao động sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc phòng cũng như sức nặng của sưu dịch - tức một năm tự túc lương thực đi dân công 3 tháng hoặc gia nhập các đội thanh niên xung phong thường trực.
Người phụ nữ xưa kia làm nhiệm vụ thờ chồng, nuôi con, vun vén gia đình mình ở vị trí “nội tướng” thì nay được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta cho làm cùng lúc vừa là lính vừa là nông hoặc công nhân, vừa là phu phen tạp dịch.
Không chỉ ở lãnh vực sản xuất mà ngay trong lãnh vực nghệ thuật, phụ nữ cũng được xử dụng như những nữ nô lệ của giới chức cầm quyền chóp bụ Các “cô văn công” tài sắc thường để mua vui cho “lãnh đạo” khi mệt mỏi, ốm đau và được dùng trong một số mưu đồ chính trị. Thí dụ : nữ ca sỹ Khánh Vân được theo ông Hồ đi Ấn Ðộ chỉ vì nghe nói thủ tướng Nerhu và con gái là Indira Gandhi thích giọng ca của Khánh Vân. Xong việc, Khánh Vân đau ốm bị bịnh tâm thần cũng chẳng được chữa chạy và chết thật thảm khốc. Thúy Quỳnh (nay là giám đốc nhà hát nghệ thuật) là diễn viên múa, có chửa con so đã được năm tháng mà chỉ vì yêu cầu của Fidel Castro muốn có đoàn múa Việt nam (cộng sản) nhân quốc khánh Cuba nên chính quyền Hồ Chí Minh đã buộc Thúy Quỳnh phải “phá thai” và chỉ được nghỉ 10 ngày sau khi làm “đọa thai nhân tạo”, đã phải lên đường đi Cuba “phục vụ nước bạn”! Aí Loan (chị Aí Vân) một nghệ sỹ cải lương tài sắc, trước ngày cưới bị bắt đi vét bùn ở sông Tô Lịch do cống thành phố chảy ra nên bị chết vì uốn ván. Ca sỹ Tường Vi của đoàn văn công Tổng cục chính trị, người có giọng hát quyến rũ đã “được” anh chàng đại úy Koong-Le của Lào chết mê chết mệt. Mặc dù Tường Vi đã có chồng con, nhưng chính quyền cộng sản Hà-nội lúc đó cũng định “ghép đôi” để lợi dụng Koong-Lẹ May mắn sao đại úy một bước lên trung tướng Koong-Le bị ngã ngựa chính trị ! Nguyễn Thị Hằng (nay là ủy viên trung ương cộng đảng) được một đô đốc hải quân Nga-xô có “tình cảm đặc biệt” nên được bổ xung vào đoàn quân sự đi xin vũ khí về giết dân và đặc biệt là được “đi trước” và “về sau” đoàn.
Ðể chắp vá thêm cho tấm bình phong che đậy bộ mặt bán nước hại dân, ông Hồ Chí Minh đích thân viết thư mời bà Hoàng Thị Thế con gái cụ Ðề Thám, ở Pháp về (1960). Sau khi chụp ảnh, quay phim, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đã tới mức “quá đầy đủ” thì bà Hoàng Thị Thế bị đưa về “lưu đày” ở Bắc Giang. Cũng may chính quyền ở tỉnh và huyện hầu hết là binh lính hoặc con em binh lính cụ Ðề Thám nên bà Thế không bị khó khăn lắm. Thế là ông Hồ cho lôi bà về Hà-nội, ở một phòng thuộc lầu 2 nhà tập thể trong ngõ Khâm Thiên, tháng tháng ra Mặt Trận Tổ Quốc lĩnh một số tiền vừa đủ khỏi chết đóị Bà Thế xin trở lại Pháp không được và đã chết già trong cô đơn và nghèo khổ.
Ngay “được” làm vợ của các “ông lớn” thì nhiều phụ nữ cũng vẫn chỉ như “con ở”; chẳng có chút bình đẳng nào trong quan hệ vợ chồng. Thí dụ như vợ chồng Trường Chinh, trong khi ông ta ngồi ăn cơm thì bà vợ mặc áo dài đứng hầu cơm. Hay như Lê Duẩn, bà vợ cả được cho qua “gánh việc nước” ở sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung cộng). Còn Xuân Thủy, ngự tọa trong tòa vi-la liền tường với trường Nguyễn Trãi (cũ) ở đường Lý Thường Kiệt, sang trọng tiếp các Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng v.v... để bàn “việc nước” ở nhà trên; còn bà vợ già răng đen, ăn trầu thuốc, lấy ông ta từ khi Xuân Thủy còn thái dao cầu, tán thuốc bắc ở ga Ða Phúc thì... ăn ngủ ở nhà ngang, chỗ xưa chủ Tây cho bồi bếp và chị hai ở! Nữ ca sỹ Diệu Thúy, giọng hát trẻ đang lên, vừa tốt nghiệp trường đại học âm nhạc Hà-nội, trong chuyến đi Chili - thời kỳ A-gien-đê cầm quyền - với bí thư thứ nhất đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh là Vũ Quang, bị “ăn cơm trước kẻng” (tức ngủ trước khi cưới) khi ghé qua La Habana; về làm vợ Vũ Quang, không còn được
*
***
*
về làm vợ Vũ Quang, không còn được hát “phục vụ” nhân dân nữa mà ngày ngày cơm nước, giặt giũ và tưới nước cho những giỏ phong lan do các chi đoàn thanh niên trong quân đội và thanh niên xung phong ở Trường sơn gửi biếu. Bà vợ già của Trần Xuân Bách - là đảng viên “lão thành” - cùng hoạt động từ thời kỳ bí mật cho đến lúc bật mí, chồng làm chánh văn phòng trung ương đảng (cộng), chiếm một tòa vi-la đồ sộ tại Hà-nội, có kẻ hầu người hạ còn đông hơn của “tư sản mại bản”, lại có cả một cô “đầu bếp” mới 20 tuổi, đã tốt nghiệp trường trung cấp nấu ăn, phục vụ nhưng bà vợ già vẫn phải ở Nam Ðịnh làm “việc nước” và “xã hội”. Ðùng một cái, từ bộ chính trị “phôn” về Nam Hà lệnh cho bí thư tỉnh uỷ là Lê Ðiền phải cho tòa án tỉnh xử ly hôn khẩn cấp cặp vợ chồng “vừa là đồng chí vừa là phu thê” ấy để ông Trần Xuân Bách kịp cưới cô đầu bếp 20 tuổi - bằng 1/3 tuổi của ông Bách - kẻo con biết bò vào dịp đầy năm cưới của mẹ.
Những thí dụ về “người thật việc thật” hay “con người mới xã hội chủ nghĩa” đó kể cả đời người cũng không hết. Trên đây tạm dẫn chứng như là nền của bức tranh của ngày hội được “giải phóng” và “bình đẳng” của phụ nữ Việt nam do “công ơn” ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ta ông đem lại.
Nhân dân là vô tận
Ðầu đề trên là khẩu hiệu đầy “sáng tạo” của chính ông Hồ Chí Minh khi phát triển khái niệm kinh điển của chủ nghĩa cộng sản rằng “người là tư bản quí nhất”. Chính vì thế ông Hồ Chí Minh đã tung ra lệnh cho đảng của ông ta là “dù có phải đốt cháy Trường sơn” hay “tát cạn biển đông” - một dạng khác của tư bản (bình thường) thì cũng phải giải phóng (tức thôn tính) miền Nam Việt Nam (còn hàm ý cả Lào và Cam-bốt) để thu được “tư bản quí nhất” là “quần chúng nhân dân” trong đó bao gồm “quần chúng phụ nữ”. Biểu hiện thành chính sách cụ thể cái tư tưởng “tàn bạo, khát máu” đó của ông Hồ, trước năm 1975, phụ nữ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều bị lợi dụng theo những phương thức khác nhau.
Ở miền Bắc, phụ nữ vừa là lính; vừa là lao động chính thay trâu cày bừa trên đồng ruộng, thay máy trong các công trường xí nghiệp; vừa là phu đi đắp đường, khẩn hoang, xây dựng các công trình phục vụ quân sự, hoặc có thời hạn - mỗi năm 3 tháng phải tự túc lương thực, hoặc phải thường trực - tức thanh niên xung phong. Người phụ nữ phải làm tất cả những việc nặng nhọc nhất, hoàn toàn không phù hợp với giới tính; bị bóc lột sức lao động tàn khốc dưới cái trò thi đua “làm thay cho đồng bào miền Nam”, làm thay cho anh “anh Trổi, chị Quyên” để phải lao động cả 3 ca/ngày và hoàn toàn không có ngày nghỉ trong suốt 3 tháng đi sưu như vậy trong mỗi năm. Còn nữ thanh niên xung phong ? Ðược nuôi cơm... độn, một năm 2 bộ quần áo, được đi phép 10 ngày/năm, được lương tháng đủ ăn... những 2 tô phở theo giá mậu dịch quốc doanh (nếu là nam giới thì chỉ đủ tiền một lần hớt tóc). Ðiều đáng nói là chị em phải lao động không kể giờ giấc, hoàn cảnh, địa hình, tình trạng sức khỏe. Nghĩa là ngày kinh nguyệt cũng phải lội sông, ngâm bùn, gánh nặng; ốm bệnh cũng phải lao động; lao động không kể ngày đêm : từ làm đường ở Trường Sơn cho đến phá bom nổ chậm; từ tải thương cho đến gánh vác súng đạn. Ấy thế mà trong thực tế người nào cũng phải làm đơn “xin hiến” 10 ngày phép năm cho “đảng” và “bác” cho đến khi “cách mạng thành công” và còn thi đua “mặc áo cũ không lãnh áo mới” để tiết kiệm tiền của vào việc “đánh Mỹ-Ngụy”! Mỗi tháng còn vài lần nhịn ăn lấy gạo “giúp đồng bào miền Nam ruột thịt” (vì như sách, truyện của đảng cho biết : miền Nam đói khổ đến nỗi lính Mỹ còn phải “cưỡi trực thăng đi cướp từng bao gạo” và nhà buôn thì trộn hạt ny-lông vào gạo để bán)!!! Bị chôn vùi cả tuổi trẻ trong rừng sâu, bị lừa đảo niềm tin, bị tước đoạt sức khỏe và hạnh phúc, bị làm “trò giải khuây” cho những người lính “sinh Bắc tử Nam” trên đường hành quân... nên hầu hết nữ thanh niên xung phong bị bệnh phụ khoa, bị rong kinh, bị sốt rét rừng, bị bệnh đường ruột, bị tâm thần... mà không được chữa chạy, bị... phá thai chôn gốc cây rừng v.v... Có ai thoát về làng thì cũng... quá lứa lỡ thì ! Ông Hồ Chí Minh kêu gọi thanh niên rằng :“Ðâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” cũng như bài “Thanh niên xung phong ca” có câu :
“Bác Hồ dạy chúng ta Không có việc gì khó Ðào núi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên”
Nhưng chỉ có “thơ ghế đá” mới nói đúng số phận của nữ thanh niên xung phong :
“Em là thanh niên xung phong Ðắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày Ðảng nuôi hai bữa một ngày Cơm độn ba bát, muối đầy lòng tay Aó quần hai bộ đổi thay Một năm đi phép mười ngày... “có lương” Cho nên chẳng có người thương Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau Nói ra bảo kể khổ đau Thời gian thấm thoát bước mau về già Sốt rừng da mái, mắt lòa Ðảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm ! Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng Về làng chân bước ngập ngừng Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong Biết khôn đã chót vào tròng !!!”
Hai chính sách nữa rất tàn bạo của ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta đối với phụ nữ miền Bắc Việt Nam (kể cả một số vùng trong Nam gọi là “vùng giải phóng”) là đem phụ nữ làm cái mồi câu, làm vật khen thưởng mua bán (nhất là phụ nữ ở nông thôn): một là tổ chức theo lối cưỡng bức để buộc nữ thanh niên lấy chồng là thương bệnh binh - nhất là những người lính bị tàn phế nặng - làm chồng mà còn phải làm đơn tình nguyện “lao động nuôi chồng” không nhận một thứ trợ cấp nào. Chính sách tàn bạo này đã là nguyên nhân của biết bao vụ “vợ đầu độc chồng” cho thoát nợ đời hoặc người vợ đành... tự tử chết mà không nhắm được mắt. Hai là tổ chức cưới cho những thanh niên bị bắt lính trước khi nhập ngũ vài ngày nhằm trút gánh nặng lao động bên gia đình người tân binh lên đầu người phụ nữ, nhằm lấp lỗ hổng trong luật nghĩa vụ quân sự về khoản “miễn đi lính cho những thanh niên là con một trong gia đình”. Chính quyền Hồ Chí Minh tổ chức lấy vợ cho thanh niên đến tuổi bắt lính và lý luận rằng “khi người thanh niên con một có vợ thì không còn là con một nữa vì vợ cũng là con trong gia đình nên không được miễn lính như luật nghĩa vụ quân sự qui định”!!! Còn nữa, đó là ràng buộc tình cảm người lính với “quê hương” để yên tâm đi chiến đấu cho “sự nghiệp của đảng và bác” vì cha mẹ đã có vợ “đảm đang” (khoản thứ ba trong đường lối “3 đảm” của phụ nữ), hệt như ngón võ “tập kết ra Bắc” của năm 1954. Người phụ nữ vừa kịp hưởng tuần trăng mật với chồng nay sống trong sự chờ đợi còn nhức nhối hơn Pénéllope chờ chồng sau cuộc chiến thành Troie, bị cột cho sợi dây “vợ bộ đội cụ Hồ” để trói vào guồng máy “lao động quên mình” vì nước vì chồng ! Chính nó là nguyên nhân đẻ ra bao chuyện “bi hài” của xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Hồ Chí Minh, cứ tưởng “như đùa”. Một thí dụ : bệnh viện C (bệnh viện phụ sản đầu ngành của miền Bắc Việt Nam) ở Hà-nội được một bệnh nhân từ Hà Bắc chuyển tới. Bác sỹ Thìn phó giám đốc bệnh viện - đã sống từ chế độ Bảo Ðại, không thể nào ngạc nhiên hơn được khi biết nguyên nhân bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng “chỗ kín” là do người chồng bệnh nhân, một tân binh lấy vợ được 3 ngày thì phải “ra trận”, vì quá ghen đã lấy kim chỉ khâu “chỗ ấy“ của vợ lại (chắc vì chưa biết đến loại “thắt lưng trinh tiết” của nước Nga xưa)!!!
Ðiều đáng lưu ý nữa là chính cái cảnh “chồng Nam vợ Bắc” khổ hơn cả vợ chồng ngâu (ít ra một năm được gặp nhau một lần) cộng với đời sống kinh tế khó khăn cùng cực và quyền sinh quyền sát của các cấp uỷ đảng nên chị em vắng chồng trở thành đàn gà con trước cấp uỷ đảng quạ. Nạn chửa hoang, phá thai từ nông thôn đến thành thị là chuyện “quá bình thường”. Người phụ nữ đi phá thai được “đảng và bác” bảo vệ tuyệt đối bí mật (như bí mật quốc phòng). Các cơ sở nạo thai chỉ biết nạo thai theo yêu cầu của người nạo, không cần một giấy giới thiệu nào, không được hỏi họ tên và “tác giả“ của thai nhi. Sáng vào nạo, chiều ra về, cứ như đi lao động “thông tấm”, hàng xóm có tọc mạch cũng đành chịu. Các bào thai nạo ra được chế biến thành thuốc bổ, nghe nói còn hơn “lợn hà nàm”. Ðó cũng là nguồn “lấy thu bù chi” của cơ sở nạo thai, tất cả trực thuộc uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em do chính ông thủ tướng Phạm Văn Ðồng làm chủ nhiệm và bà Ðinh Thị Cẩn, uỷ viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3, xuất thân là đầu bếp của ông Hồ Chí Minh, làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thế là dưới chế độ Hồ Chí Minh, tục “người ăn thịt người” được khuyến khích như quốc sách và phụ nữ ngoài chức năng là “đồ chơi”, là “đồ trang sức”, là “nô lệ” lại còn có nhiệm vụ “sản xuất” thêm “chất đạm” - tức thai nhi - cho xã hội !
Còn phụ nữ ở miền Nam thì sao ? Tất nhiên ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a đã triệt để lợi dụng thể chế chính trị ở miền Nam trước 1975 có lỏng lẻo và nhiều sơ hở, nghĩa là có việc độc tài độc diễn, có việc dân chủ quá trớn, cùng với sự “nhẹ dạ” và “lòng yêu nước” của phụ nữ để lập ra những đội quân “tóc dài”. Những chị Quyên (vợ anh Trổi mà nhà thơ cung đình Tố Hữu “lộn” tên làm thơ khi gọi là Trôi lúc gọi là Trổi !). chị Tạ Thị Kiều, Chị Trần Thị Lý v.v... được đề cao, đến mức Tố Hữu hạ bút vẽ tàu bay... giấy cho chị Lý :
“Em là cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi ? Tóc của em hay là mây là suối?...”
Nhưng cũng chị Lý ấy sau 1975 về ở Ðà-nẳng đến tận 1991 vẫn khổ như ăn mày vì bệnh tật, lương thấp, chồng cũng là thương binh. Ðảng bận hưởng thụ quên đã đành, ngay chính nhà thơ kiêm chính trị và kinh tế gia (loại 3 xu) Tố Hữu cũng quên luôn sau khi lĩnh một đống tiền nhuận bút về bài thơ. Chỉ có chị Quyên, nhờ được vào “bưng” ở với “chú” Nguyễn Hữu Thọ và “chú“ Trần Bạch Ðằng, nên được phóng viên báo Cứu Quốc (Hà-nội) là Thái Duy đi công tác B (tức xâm nhập miền Nam) đổi tên thành nhà văn giải phóng Trần Ðình Vân, phỏng vấn viết một truyện ngắn “người thực việc thực” được đích thân Tố Hữu đặt tên truyện là “Sống như anh”, nên sau 1975, vào lúc anh Trổi được tạc tượng và được đặt tên cho đường phố Sài-gòn, chị Quyên được các chú kiếm cho một tấm chồng khác và được cho ngồi ghế giám đốc nhà hàng Vĩnh Lợi (đường Hàm Nghi, quận nhất, Sài-gòn). Ðúng là có số “quý nhân phù trợ”, mệnh “giáp thọ giáp đằng”!
Còn số phận đội quân tóc dài ? Xin giành để bạn đọc tìm trong truyện ngắn “Tượng đài” của Hoàng Thiếu Phủ đăng trên tờ “Tuổi trẻ cười” hiện nay của Sài-gòn, rất đầy đủ.
Ngoài cái số đội quân tóc dài đó ra, phụ nữ miền Nam Việt Nam có chồng là sỹ quan, binh lính, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa v.v... bị lừa đi tù (học tập cải tạo) cũng bị đảng ma-phi-a của ông Hồ theo đúng sách của đảng trưởng để lợi dụng “triệt để”. Ðó là đem chị em ra làm phần thưởng cho tù nhân. Tất cả các trại tù của cộng sản Việt Nam đều áp dụng chính sách rằng tù nhân nào “cải tạo tiến bộ” sẽ được phép “ngủ với vợ mình 24 giờ, 48 giờ hoặc hơn” - tùy theo mức độ tiến bộ hoặc số lượng tiền đút lót công an. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ chỉ có cái đảng ma-phi-a của Hồ Chí Minh mới đủ vô liêm sỷ là đem vợ tù ra làm phần thưởng cho tù, chưa kể sự bẩn thỉu thú vật của lũ công an là chọc tường để rình xem vợ chồng tù ngủ với nhau để kháo thành chuyện cười của bọn chúng và trêu chọc người tù được ngủ với vợ của mình !..
Sau sự “đứt phim” năm 1975, miền Nam được “hoàn toàn giải phóng” nên phụ nữ miền Nam được đi vào vết xe đổ của phụ nữ miền Bắc, nghĩa là vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”. Nam thanh niên cũng được vét vào lính để “giải phóng Cam-bốt”, để khi trở về hoặc “lê trên nạng gỗ” hoặc nằm trong bệnh viện “chờ” một chị em nào đó dại dột nghe lời đảng “cõng về làm chồng...hờ”, may mắn lắm thì được hỏa thiêu cho vào lọ sành đem về cho gia đình, hoặc thất nghiệp đi lang thang ngoài phố “chiêm ngưỡng” các anh chị hải quan, thủy thủ tàu viễn dương, công an các loại và con cái giới quan lại đỏ nhậu nhẹt và khoe bộ cánh hợp thời trang ! Và, phụ nữ lại gánh toàn bộ sức nặng của mọi loại hình sản xuất và phục vụ sản xuất của xã hội.
Con đường phụ nữ miền Nam phải đi sau lá cờ đỏ sao vàng hệt như phụ nữ miền Bắc trước đây, đã ai oán rằng :
“Chồng bị bắt lính phương xa Mẹ cha cải tạo chết già rừng sâu Ngày cày thay kiếp ngựa trâu Ðêm làm cái nệm để hầu quan viên : - Ðảng uỷ, chủ tịch ưu tiên Trưởng công an xã tiếp liền theo sau Ơn đảng, nghĩa bác dày sâu Nhân dân thành đĩ, thành trâu hết đời Thấu tình chăng, hỡi Ðất, Trời ?”
Nhiều chị em, chồng bị lừa đi tù (cải tạo), đã phải chịu sự cưỡng ép bán thân cho quan lại đỏ để yên thân nuôi con và có thể đi thăm nuôi chồng, như trong vụ án Hai Hiệp ở Ðồng Nai, hay như bà chủ tiệm phở “Thủy tiên” ở phố Tự Do (Ðồng khởi) Sài-gòn với tên Ngọc, chủ tịch phường... Ngay một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, từng bị ghép là nhân viên CIA của Mỹ, cũng đành đến nhà riêng “chú“ Cao Ðăng Chiếm (thứ trưởng công an, phụ trách khu vực miền Nam) cho nên mới được “chú Chiếm” viết lá thư tay cầm ra Hà-nội gặp riêng “chú” Phạm Hùng (bộ trưởng công an), nhờ vậy cô diễn viên có cái phận “Thuý Kiều” đó mới được Hồ Tôn Hiến (của cộng sản chứ không phải của cụ Nguyễn Du) đặc cách cho thăm cả chồng sau và... chồng trước. Hơn thế, ông chồng sau còn được thả sớm hơn cả thượng sỹ canh cửa sân bay Tân Sơn Nhất và được... vào cả quốc hội làm đại biểu của dân (may thiệt).
Ðau khổ của phụ nữ Việt Nam còn phải nhắc đến những người ra đi phải bỏ xác ngoài biển, phải chịu cảnh cưỡng hiếp của hải tặc, phải nằm chôn năm tháng trong các trại với bao nhục nhằn. Mà, tác giả những bất hạnh đó của phụ nữ vẫn là ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta. Còn phải kể đến biết bao chị em bị bán làm nô lệ (dưới cái uyển ngữ “hợp tác lao động”) sang Nga, Trung Ðông v.v... trong cảnh mang con bỏ chợ. Ðược sự “chỉ đạo” của đảng ma-phi-a tác giả các văn tự bán nô lệ đó chính là Trần Ðình Hoan và Nguyễn Thị Hằng - cô bồ tỉnh Thanh của ông lang cách mạng Xuân Thủy. Cho nên đến đại hội đảng ma-phi-a lần 7, cả Hoan lẫn Hằng đều được là trung uỷ chính thức !
Phụ nữ với “mở cửa” và “đổi mới”
Năm 1986, vở hài kịch “mở cửa” và “đổi mới” được quảng cáo rùm beng. Những màn đầu tiên là các khách sạn, nhà hàng xưa kia bị đảng ma-phi-a đổi cho tên mới, nay lại “đổi mới” thành tên cũ, như ở Sài-gòn : Ðồng Khởi trở lại Continental, Hữu Nghị trở lại Palace, 147 Ðồng Khởi trở lại Brodard v.v... và, ngay đó là các cuộc thi đủ loại hoa hậu được tổ chức với sự đỡ đầu của thương nhân nước ngoài. Kinh doanh đĩ điếm là nét đặc trưng của ma-phi-a. Cho nên cái đảng ma-phi-a của ông Hồ Chí Minh cũng không ra ngoài qui luật của trò chơi ma-phi-a thông thường. Chỉ có điều nó được công khai hóa với “mở cửa” và “đổi mới”. Nếu xưa kia - trước 1975 - ở cảng Hải-phòng có những tổ chiêu đãi viên là nữ để phục vụ thủy thủ nước ngoài, kể cả thân xác, do cơ quan an ninh quản lý với lý do vừa thu ngoại tệ (dùng cho công tác gián điệp) vừa moi tin tình báo và tìm cộng sự viên (tức điệp viên) ở nước ngoài, thì nay lực lượng “chiêu đãi viên” nhiều gấp bội lần và công khai hóa, thí dụ như quán Lan Thành ở phố Nguyễn Thiệp, Sài-gòn (phố nối liền Ðồng Khởi - Nguyễn Huệ). Nếu xưa kia ở khu họp hành và nghỉ ngơi của trung ương đảng cộng ma-phi-a gồm những căn nhà kiểu “cottage” của Anh trên dẻo Hồ Tây có những nữ thanh niên được chọn lọc để mua vui cho lãnh đạo đỡ “buốt đầu” thì nay ở ngành nào, bộ nào cũng có nhà khách ở Sài-gòn, Ðà-lạt và người phụ trách nhà khách kiêm việc “kiếm gái” cho lãnh đạo. Nhiều nhân vật nổi lên từ nghề ma-cô quốc doanh này, điển hình là tay Trường, hiện là giám đốc Culturimex của Sài-gòn - cơ quan thuộc bộ văn hóa thông tin của nhạc sỹ cung đình Trần Hoàn (quan thầy của Trịnh Công Sơn).
Trong chính sách “mở cửa” và “đổi mới”, phụ nữ trở thành mặt hàng có thể nói là quan trọng của giới ma-phi-a cầm quyền. Chẳng có thế mà ngay giữa Sài-gòn, một cơ quan gọi là “tìm việc cho thanh niên” thuộc thành đoàn thanh niên do Lê Văn Nuôi làm bí thư, và do thành uỷ quản lý với Võ Trần Chí, uỷ viên bộ chính trị ma-phi-a, đứng đầu, đã công khai tuyển các nữ thanh niên và đánh lừa cho ra các khách sạn ven biển như Vũng-tàu “làm đĩ”. Giám đốc cái cơ sở ma-cô ma-phi-a quốc doanh đó là Nguyễn Anh Dũng. Sự bung ra làm kinh tế đĩ điếm lan sang đến cả các ngành như đường sắt, thư viện, tòa án, bệnh viện v.v... đều lấy mặt bằng làm nhà hàng và tuyển người đẹp, trẻ, nhẹ dạ để làm chiêu đãi viên (tức đĩ). Phụ nữ được từ Nguyễn Văn Linh đến Ðỗ Mười; Võ Văn Kiệt dùng làm mồi câu “Việt kiều yêu nước” và thương nhân nước ngoài. Nhiều “Việt kiều yêu nước” đã “áo gấm về làng” lấy vợ lẽ (vừa là lẽ vừa ít tuổi) ở quê hương để tỏ rõ lòng yêu nước mặn nồng. Chính quyền chắc nhớ đến trường hợp ông tổng bí thư quá cố Lê Duẩn, 3 vợ, nên không gây phiền hà gì cho các “Việt kiều yêu... đa thê”. Phải chăng những người cầm quyền nhớ câu “trai anh hùng năm thê, bảy thiếp” và “bác” Hồ đã phong cho nhân dân Việt Nam là anh hùng, nghĩa là “sấm” cho đệ tử phải dùng võ “phục hồi đa thê” để phục hồi kinh tế, củng cố chính quyền... độc đảng cộng sản ?
Nhiều “Việt kiều yêu nước” thăm quê hương trở ra hải ngoại không ngớt lời khen Hà-nội, Sài-gòn... thay đổi nhiều lắm ! Nhưng, thay đổi cái gì ? Bộ mặt các thành phố, thị xã ở Việt nam hiện nay nhiều màu sắc chói chang là nhờ lực lượng phụ nữ bị chính sách “mở cửa” và “đổi mới” của cộng sản lôi từ nông thôn ra để nhập vào đạo quân thần Bạch Mi, với áo quần hợp thời trang do... buôn lậu nhập vào, đã giết chết hàng nội địa. Số liệu công khai của chính quyền Ðỗ Mười, Võ Văn Kiệt dự đoán có khoảng 600 ngàn điếm ở Việt Nam, hiện nay. Con số đó còn rất xa với sự thật. Nó có thể xấp xỉ số lượng đảng viên của tổng bí thư Ðỗ Mười hiện nay, nhưng có điều tốc độ phát triển của nó nhanh gấp rất nhiều lần tốc độ phát triển đảng (cộng sản), bởi nó được sự quan tâm của cả “ba giòng thác cách mạng” là đảng cộng sản Việt nam, thương nhân nước ngoài và Việt kiều “yêu nước”.
T h a y k ế t l u ậ n
Người dân miền Bắc Việt Nam đã thấy các trò hề về các ngày lễ từ trước 1975. Cho nên đã lưu hành trong dân thơ ghế đá về các ngày “hề” của cộng sản, rằng :
“Nhớ ngày mùng 3 tháng 2 Liềm búa lễ đài máu đỏ mưa sa Nhớ ngày mùng 8 tháng 3 Ðàn ông đi lính, đàn bà đi phu Nhớ ngày 26 tháng 4 Thanh niên chết trận hoặc tù quanh năm Nhớ ngày mùng 1 tháng 5 Công nhân đào đất xây lăng “bác Hồ” Hai mươi tháng 7 lập lờ Thương binh, tử sĩ được tờ “vẻ vang” Bước sang tháng 8 rõ ràng Phất cờ khởi nghĩa, xóm làng mừng vui Nào ngờ vận nước còn xui Mùng 2 tháng 9 ngậm ngùi Việt Nam Aí quốc lại hóa Việt gian Chiến tranh huynh đệ tương tàn từ đây Con côi, vợ góa, mẹ gầy Rừng xanh tàn úa, máu đầy biển Ðông...”
Chừng nào còn là chế độ cộng sản độc đảng trị thì nhân dân Việt nam, nhất là phụ nữ, không thể nào có tự do, hạnh phúc được. Cái gọi là “mở cửa” là mở cửa cho khách tìm hoa lạ và “đổi mới” là đổi mới đối tượng đi tàu bay giấy : khi chiến tranh thì nam thanh niên là những anh hùng “Phù đổng”, và bây giờ với “kinh tế thị trường” (có chỉ đạo) là đạo quân hàng triêu phụ nữ phấn son trong các vũ trường, khách sạn, nhà hàng.
Với Việt Nam lúc này có hai cách nhìn khác nhau : một của những người có ngoại tệ mạnh nhằm hưởng thụ “tứ khoái” và hai là của đại đa số nhân dân Việt Nam còn nghèo khổ, không có tự do, không có hạnh phúc. Caí thứ nhất nhìn từ ánh đèn vũ trường, bàn tiệc nhà hàng, qua đôi vai trần của người phụ nữ phải bán thân xác. Cái thứ hai nhìn qua những túp lều chắp vá, qua bãi rác, qua đồng ruộng bùn lầy, qua rừng hoang tàn, qua bờ hè v.v... Cho nên nghe một người “bàn” về chuyện Việt nam - dù người nước ngoài hay Việt kiều yêu nước hay cò mồi cơ hội hay bồi bút văn nô - đều dễ dàng nhận ra chỗ họ đứng để ngắm con tàu Việt nam.
Còn đại đa số nhân dân Việt Nam, những người dân đen bất hạnh bị thống trị bởi cái đảng ma-phi-a của ông Hồ Chí Minh thì vẫn sáng suốt thấy rằng :
“Ông Anh, ông Kiệt, ông Mười Dở khóc, dở cười biết chọn ông nao Ông nào ông nảo ông nao Một đồng một cốt làm sao bây giờ “Cửa mở” ra phải giấy tờ “Ðổi mới” nhìn lại vẫn thờ mấy ông Ðèn cù cứ chạy lòng vòng Dân chủ cái còng, tự do đói ăn Hạnh phúc chú cuội cung trăng !!!
Viet Thuong
http://www.hungviet.org/suthat010293.html
dimanche 1 juillet 2007
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire