Lịch sử Việt Nam qua sách vở, tài liệu của chế độ và thế giới tự do bên ngoài
2007.05.30
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong cuộc gặp gỡ tuần trước, chúng ta đã có dịp nghe 5 bạn sinh viên, thanh niên, và du sinh thuộc thế hệ hậu 75 tranh luận sôi nổi về những sự khác biệt trong suy nghĩ và cảm nhận đối với lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh.
Bấm vào đây để nghe cuộc hội luận này
Tải xuống để nghe
Các bạn sinh viên từ Bình Thuận, Quảng Ngãi, Nghệ An đang theo học ngành lịch sử là Trang, Phương, và Thanh, với sự hiểu biết tích luỹ qua sách vở nhà trường tại Việt Nam, thì cho rằng nhân vật Hồ chủ tịch là một vị anh hùng vĩ đại của dân tộc.
Vượt Sóng (Journey from the fall), cuốn phim về thảm kịch của một gia đình sau ngày 30-4-1975. (Poster của phim Vượt Sóng)
Ngược lại, hai bạn có điều kiện tìm hiểu vượt xa những giới hạn của những nguồn thông tin nội địa là Thanh, một trí thức trẻ đã tốt nghiệp đại học hiện đang công tác tại phía Nam, và Hồng, vừa sang Mỹ du học hơn một năm, thì lại bày tỏ thái độ thất vọng khi biết được những thực tế lịch sử đã bị sử sách trong nứơc che dấu.
Về những gì đã diễn ra trong lịch sử, giữa những thông tin đã qua sự kiểm duyệt của nhà nước, được in ấn, lưu hành tại Việt Nam và các nguồn thông tin tự do, rộng lớn từ thế giới bên ngoài, phía nào chính xác hơn, đáng tin hơn? Và sự khác biệt giữa chúng ra sao? Mời quý vị nghe ý kiến của giới trẻ trong phần thảo luận tiếp theo.
Thông tin tự do và thông tin bị kiểm duyệt
Sinh viên Phương: Mình thừa nhận là bây giờ lên mạng sẽ tìm kiếm đựơc rất nhiều thông tin, nhưng mình tin chắc là những thông tin trên mạng không đúng sự thật 100%. Bạn cũng thừa biết hiện nay có rất nhiều phần tử lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để đưa lên mạng những điều không đúng sự thật để xuyên tạc đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh.
Thanh: Tức là theo bạn, những gì đã đựơc duyệt để xuất bản đều là sự thật? Bây giờ mình đưa ra một ví dụ rất đơn giản, mọi ngừơi đều biết hết nhưng trong sách vở tại Việt Nam không bao giờ có, và không bao giờ dám nói đến.
Các bạn đã học sử 12 năm ở nhà trừơng có bao giờ sách sử nói đến sự kiện là sau năm 1975 có hàng triệu người bỏ nứơc ra đi, có bao giờ thấy nhắc đến không, mà đó là sự thật hiển nhiên. Nếu đã là lịch sử thì phải ghi lại và ghi lại một cách trung thực chứ. Chưa bao giờ mình thấy sự kiện đó được nhắc tới cả.
Sinh viên Phương: Bạn nói sự kiện gì xảy ra sau 1975?
Thanh: Sau năm 1975 có cả triệu người bỏ nước ra đi, vựơt biển, tìm tự do.
Sinh viên Phương: Mình đảm bảo với bạn rằng không bao giờ có những tin đó trong sách giáo khoa hết. Mình học lịch sử trong 12 năm, đại học 4 năm, chưa bao giờ có sách nào nghiên cứu mà nói rằng sau 1975 có hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do hết đó.
Xem video clip trailer phim Vượ Sóng (Journey From The Fall)
Du sinh Hồng: Đó thật sự là sự thật đó bạn. Bây giờ nếu các bạn muốn tìm hiểu, các bạn có thể đến tìm hỏi ở từng tiểu bang của nước Mỹ, mà không chỉ có ở nước Mỹ, mà tất cả những nước lân cận xem có bao nhiêu người Việt đã bỏ nứơc ra đi sau 1975.
Giải phóng miền Nam và hàng triệu người bỏ nước ra đi
Trà Mi: Các bạn ở Việt Nam chưa bao giờ đựơc nghe đến sự kiện là có hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi. Thế các bạn có tự hỏi vì sao có cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại ngày nay hay không?
Sinh viên Thanh: Không, thật ra em có biết là có rất nhiều ngừơi sau giải phóng và trứơc năm 75 bỏ đi ra nứơc ngoài, nhưng em đặt một câu hỏi với họ rằng tại sao họ lại bỏ nứơc ra đi? Tại sao phải đi tìm tự do ở nước khác trong khi ở nứơc mình bao nhiêu triệu người đấu tranh vì nền độc lập, tự do đó?
Du sinh Hồng: Cái đó có thực sự là độc lập, tự do hay không? Các bạn có biết những chuyện như là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, những chuyện như cha Lý bị bắt..những chuyện như vậy thực sự các bạn có biết hay không?
Thanh: Khoan, khoan, theo Thanh nghĩ, mình không cần phải nói quá cao siêu như vậy, chỉ cần tự hỏi như vầy nè. Nếu quả thực đất nứơc có tự do sao cả triệu người lại bỏ nứơc ra đi? Trong lịch sử thế giới ngừơi ta đã ghi nhận một điều rất rõ ràng từ xưa nay chỉ có dòng ngừơi tị nạn từ chủ nghĩa cộng sản bỏ đi qua tư bản, chứ chưa có ai đi tị nạn từ “địa ngục tư bản” về “thiên đường cộng sản” cả.
Mình thấy như các trường hợp Đông Đức-Tây Đức, từ Bắc Triều Tiên qua Nam Triều Tiên, mà ngay Việt Nam cũng vậy thôi. Chỉ có một điểm chung duy nhất đó là người ta đều bỏ đi từ “thiên đường cộng sản”, nơi đựơc gọi là “tự do”. Lý do vì sao?
Các bạn tìm hiểu lịch sử thế giới cũng sẽ thấy như vậy. Tại sao người Cuba bỏ xứ? Tại sao người Bắc Triều Tiên bỏ chạy qua Nam Triều Tiên? Tại sao người Đông Đức bỏ chạy qua Tây Đức đến nỗi mà Liên Xô và Đông Đức phải xây bức tựơng Bá Linh để ngăn chặn dòng người đó? Lý do tại sao?
Các bạn phải tự tìm hiểu lấy chứ, lúc đó sẽ hiểu tại sao mà có cả triệu người Việt Nam bỏ quê hương ra đi? Nếu thực sự ở Việt Nam mà có tự do, hạnh phúc thì ai bỏ đi làm gì?
Sinh viên Thanh: Vì trong cuộc sống này có những ngừơi bất đồng phải không, ngừơi ta không bằng lòng với cuộc sống, không bằng lòng với chính quyền khi chính quyền áp đặt họ thì khi đó người ta sẽ cảm thấy xã hội này bất công với họ thì người ta sẽ bỏ đất nứơc ra đi.
Tại sao họ không ở lại xây dựng đất nứơc và củng cố chính quyền này tốt đẹp lên mà phải đi tìm đến những nứơc khác. Chắc gì ở nứơc khác người ta sẽ tìm đựơc tự do và hạnh phúc hơn?
Du sinh Hồng: Vì ở ngay tại Việt Nam người ta cảm thấy không đựơc tự do và biết chắc rằng không bao giờ có thể làm con kiến mà có thể chọi đá đựơc, không thể nào cùng củng cố, xây dựng đất nứơc theo ý người ta muốn. Người ta thấy không đựơc tự do nên người ta mới bỏ đi.
Yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội?
Thanh: Bây giờ cho mình hỏi một câu thôi. Các bạn có đồng ý là yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội hay không?
Sinh viên Trang: Đồng ý, mình sống trong đất nước Việt Nam, mình yêu tổ quốc thì mình yêu chủ nghĩa xã hội. Đấy là mục tiêu mà đất nước mình đang vươn tới. Xã hội đấy là một xã hội tốt đẹp thì mình yêu, còn nếu xã hội có những bất công và những cái xấu thì mình cũng không hẳn là sẽ yêu nó hoàn toàn.
Thanh: Như vậy là theo bạn, yêu tổ quốc chưa chắc là yêu chủ nghĩa xã hội?
Sinh viên Thanh: Mình nói là yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu cái xã hội tốt đẹp mà đất nứơc đang vươn tới, cái mà đảng cộng sản đang hướng mục tiêu đến.
Thanh: Thế bây giờ cho mình hỏi, cái chủ nghĩa xã hội mà các bạn đang vươn tới là ai chọn cho các bạn hay các bạn tự chọn?
Sinh viên Phương: Cái điều này đã chứng minh qua mấy nghìn năm rồi, mục tiêu đó là dân tộc chọn, những người Việt Nam tự chọn cho mình.
Thanh: Dân tộc chọn? Làm sao các bạn biết được đó là do dân tộc chọn hay chỉ có một số ngừơi như bạn chọn? Có một cuộc trưng cầu dân ý nào để biết đựơc có bao nhiêu phần trăm chọn xã hội chủ nghĩa chưa?
Sinh viên Thanh: Đúng là chưa có một cuộc trưng cầu dân ý nào cả, nhưng mình tìm hiểu qua sách báo thì biết đựơc điều đó. Nếu như đảng cộng sản Việt Nam không tốt đẹp thì làm sao nó tồn tại đựơc từ năm 1930 đến nay hở bạn?
Thanh: Khoan, khoan, cho mình nói, thật ra Liên Xô ngày xưa cũng tồn tại khá lâu đấy chứ, cũng phải 70 năm đấy chứ đâu có ít đâu nhưng những người dân người ta có đồng ý đi theo chủ nghĩa xã hội bao giờ? Nếu thực sự các bạn muốn tìm hiểu sự thật, rất đơn giản, có thể đi tìm hiểu ở nhiều nguồn tin khác nhau.
Sinh viên Phương: Thanh cho mình cắt ngang một tí. Bạn hiện đang ở đâu?
Thanh: Mình đang ở Sài Gòn.
Sinh viên Phương: Bạn sống ở Sài Gòn hiện tại bạn có thấy bất mãn với cuộc sống hiện tại của bạn ở đây không?
Thanh: Tại sao không có quyền bất mãn khi mà…
Vai trò và vị trí của Việt kiều?
Sinh viên Phương: Tất nhiên mọi người đều có quyền tự do bất mãn hay không. Từ năm 1930 bạn thấy xã hội ở Việt Nam đến nay như thế nào? Và hiện tại bạn cảm thấy đất nước Việt Nam như thế nào? Những Việt kiều khi ra nứơc ngoài quay lại Việt Nam, muốn ở lại đây để làm giàu lên, xin ở lại Việt Nam.
Du sinh Hồng: Con số đó có đựơc bao nhiêu người? Có bao nhiêu ngừơi trở lại Việt Nam?
Sinh viên Thanh: Chưa có con số thống kê, nhưng theo báo chí, mỗi năm Tết đến có rất nhiều đồng bào Việt kiều về nứơc..
Du sinh Hồng: Ngừơi ta chỉ muốn thăm gia đình người ta thôi, chứ không phải người ta quay về vì cái tốt đẹp của xã hội đó, bạn nên hiểu điều đó. Khi người ta ra đi, còn bỏ lại gia đình, người thân, nên họ quay về để thăm người thân, không có nghĩa họ quay về vì thoả mãn với chế độ của đảng cộng sản.
Sinh viên Phương: Mình nghĩ rằng nếu đảng cộng sản Việt Nam không thoả mãn điều đó thì tất cả đồng bào khi ra nứơc ngoài không bao giờ quay trở lại Việt Nam. Có những Việt kiều về nứơc dám bỏ tiền tỉ để đầu tư vô các công ty và giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam hay trẻ tàn tật. Họ còn giúp đào tạo nhân tài. Khi ra nứơc ngoài họ học cao, rồi quay về phục vụ cho đất nứơc Việt Nam. Thì bạn nghĩ như thế nào về những người đó? Họ suy nghĩ như thế nào?
Thanh: Cho mình trả lời câu hỏi này. Bạn chỉ nói có một chiều thôi, tức là những người từ ngoài đi vào, chứ có biết bao nhiêu ngừơi khác, kể cả bằng con đường học bổng, đi ra nứơc ngoài rồi ở lại luôn? Sao bạn không nói lên những trường hợp đó? Thứ hai, nói về Việt kiều, ở đâu ra những Việt kiều đó, nếu không nói đa số họ là những người đã bỏ nứơc sau 1975 ra đi, vượt biển, vào trại tị nạn từ Malaysia, Indonesia, cho đến HongKong…
Những người đó, khi ra đi, ngừơi thân của họ như vợ, con có thể bị bỏ thây trên biển. Đến nỗi bây giờ người ta xây dựng chỉ 1 tấm bia tưởng niệm để tưởng nhớ những người đó mà đảng cộng sản Việt Nam còn ép buộc chính phủ Malaysia phải phá những tấm bia đó nữa thì mất nhân tâm đến cỡ nào? Vô cùng thất nhân tâm.
Chẳng hạn, có hai anh em vựơt biên. Ngừơi em thì chết trên biển, ngừơi anh may mắn sống sót bây giờ thành đạt trở về Việt Nam đầu tư. Ngừơi em thì bị gọi là phản quốc, bởi vì sau 1975, ai vựơt biên thì họ lấy cả nhà cửa và gọi người ta là “phản quốc”, bắt đựơc thì bỏ tù. Người anh sống sót đựơc qua đến Mỹ, giờ là kỹ sư quay trở về đầu tư thì họ gọi là “Việt kiều yêu nứơc”, thành “khúc ruột xa ngàn dặm”.
Các bạn có thấy chuyện phi lý không. Con người ít nhất có liêm sỉ thì không ai làm như vậy cả. Tại sao lại kết tội ngừơi ta là “phản quốc”? Người ta sống không đựơc người ta phải bỏ đi.
Nếu các bạn tìm hiểu tại sao ngừơi ta bỏ đi, có rất nhiều lý do. Thứ nhất, do phân biệt đối xử, biết bao nhiêu người không đựơc học hành vì lý lịch. Các bạn cũng từng biết thời kỳ đó, xét lý lịch ba đời. Nếu các bạn trong trường hợp đó, các bạn có muốn ra đi hay không? Có điều kiện các bạn cũng ra đi chứ, đúng không?
Đã ra đi thì chấp nhận cả sự nguy hiểm, có thể chết trên biển, không bao giờ đến đựơc bến bờ tự do, mà ngừơi ta vẫn ra đi. Tại sao người ta phải bỏ đi như vậy? Nhà cửa bị lấy hết. Bây giờ biết bao nhiêu nhà cửa ở Sài gòn là của những người hồi xưa đã bỏ đi đó.
Các bạn hãy suy nghĩ đi. Xung quanh tôi có biết bao nhiêu người bạn đã từng đi vựơt biên, bị bắt vô tù, quy cho tội “phản quốc”. Còn những người bạn đã đi đựơc ra nứơc ngoài, giờ thành kỹ sư, quay về Việt Nam đầu tư thì trở thành “Việt kiều yêu nứơc”. Các bạn có thấy sự phi lý không?
(xin mời theo dõi toàn bộ cuộchội luận trong phần âm thanh bên trên)
Trà Mi: “Diễn đàn bạn trẻ” xin phép tạm dừng tại đây, hẹn tái ngộ cùng qúy vị và các bạn với phần hội luận tiếp theo, vào giờ này, sáng thứ tư tuần sau.
Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Trà Mi kính chào.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Canada nhận cho định cư những người Việt tị nạn còn sót lại ở Philippines
Nhân vật Hồ Chí Minh theo nhận định của giới trẻ Việt Nam
Tiếng nói và nguyện vọng của giới trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam và những nguyện vọng gởi đến giới lãnh đạo cao cấp
Vì sao phần lớn những người tự ứng cử bị gạt khỏi danh sách ứng viên?
Khánh thành Bia tị nạn tưởng niệm thuyền nhân ở nước Đức
Phản hồi của giới trẻ về cách thức chọn lựa ứng cử viên Quốc hội VN
Lễ khánh thành bia tỵ nạn, tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Đức
Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong cuộc vượt biển kinh hoàng
Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về cuộc bầu cử Quốc hội khoá 12?
mercredi 30 mai 2007
Nhân vật Hồ Chí Minh theo nhận định của giới trẻ Việt Nam
Nhân vật Hồ Chí Minh theo nhận định của giới trẻ Việt Nam
2007.05.23
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Ngày 19 vừa qua đánh dấu 117 năm sinh nhật cố chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhân vật đã góp phần làm thay đổi dòng lịch sử Việt Nam. Trong sử sách quốc nội, Hồ chủ tịch được ngợi ca bằng những ngôn từ cao đẹp nhất và được tôn vinh như một vị cha già của dân tộc, một ngừơi hùng vĩ đại của đất nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, danh tiếng và sự kính trọng mà mọi người dành cho ông rất khác nhau. Nhiều ngừơi tôn thờ ông vì công lao lãnh đạo công cuộc đấu tranh đòi độc lập, dẫn đến việc thống nhất đất nước sau này.
Thế nhưng cũng có lắm kẻ chê trách bởi cho rằng ông đã nhầm lẫn mang học thuyết chủ nghĩa cộng sản về áp dụng trên quê hương, gây đau thương cho biết bao người.
Ông Hồ Chí Minh lúc sinh thời. RFA file photo.
Ngay trong giới trẻ, những ngừơi sinh sau 75, thế hệ được ví von là “con cháu Bác Hồ”, suy nghĩ và cảm nhận của họ về lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh ra sao?
Mời quý vị tìm hiểu qua cuộc hội luận với các thanh niên trong và ngoài nước xung quanh đề tài này, với sự góp mặt của các bạn Thanh, Phương, Trang là những sinh viên từ miền Trung và miền Bắc vào Sài Gòn trọ học; Hồng, vừa sang Hoa Kỳ du học hơn một năm, cùng với Thanh, cử nhân đại học hiện đang công tác tại phía Nam:
Thanh: Mình tên là Thanh, ở Sài Gòn.
Hồng: Em tên Hồng, em đang du học tại Boston, Mỹ.
Sinh viên Trang: Mình tên Trang, mình ở Bình Thuận.
Sinh viên Phương: Mình là Phương, ở Quảng Ngãi.
Sinh viên Thanh: Mình tên Thanh, ở Nghệ An.
Trà Mi: Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham gia chương trình hôm nay. Với đề tài “Cảm nghĩ của thanh niên Việt Nam về nhân vật HCM”, câu hỏi đầu tiên mình muốn nêu ra với các bạn là các bạn có cảm nghĩ như thế nào về HCM, một nhân vật rất nổi tiếng mà có lẽ là các bạn đã được biết tới từ khi còn rất nhỏ?
Sinh viên Trang: Trang là một sinh viên, đựơc tìm hiểu về Bác thông qua ngành học của mình.
Trà Mi: Ngành học của Trang là gì?
Sinh viên Trang: Ngành học của Trang là lịch sử.
Trà Mi: Cảm nghĩ của bạn như thế nào về lãnh tụ HCM?
Sinh viên Trang: Trong lòng sinh viên tụi Trang, Bác là người vĩ đại, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Trà Mi: Thế còn ý kiến của anh Thanh, anh có gì chia sẻ với các bạn?
Thanh: Trứơc giờ em cũng học ở trong lịch sử Việt Nam, thì dĩ nhiên chỉ thấy có một ý kiến chung đó là Bác là một lãnh tụ vĩ đại. Nói chung, tất cả thanh niên Việt Nam đều đựơc giáo dục như vậy hết. Mình cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, theo lý trí tự mình suy nghĩ thì ai cũng có mặt xấu, mặt tốt. Chẳng có ai mà tốt hết tất cả như những điều trong sách vở Việt Nam giảng dạy thì Thanh nghĩ điều này có vấn đề.
Trà Mi: Xin mời ý kiến của các bạn khác.
Hồng: Khi Hồng còn ở Việt Nam thì mình cũng học chuyên văn, cũng tiếp xúc được với khá nhiều tài liệu về Bác Hồ. Cho nên, khi còn ở trong nứơc, Hồng rất ngưỡng mộ Bác như một nhân vật vĩ đại, có một tấm lòng thanh cao tất cả vì dân, vì nứơc. Tuy nhiên, đến khi mình đi ra ngoài du học thì có đựơc nhiều cơ hội tiếp xúc với các tài liệu bên ngoài, những tài liệu mà trứơc đây trong nứơc mình chưa đựơc nghe đến bao giờ thì mình cảm thấy rất là sốc.
Bạn nghĩ gì về con người, cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org
Trà Mi: Hồng nói là cảm thấy sốc trứơc những điều chưa từng đựơc nghe đến bao giờ. Đó là những điều gì mà khiến cho bạn bị sốc?
Hồng: Chẳng hạn như chuyện về Cải cách ruộng đất năm 1954, Bác và Đảng cộng sản Việt Nam đã tàn sát rất nhiều người, những ngừơi bị cho là địa chủ hay những ai có ruộng đất lúc bấy giờ. Đó là điều mà trứơc đây trong nứơc mình chưa đựơc nghe nói đến bao giờ cả.
Sinh viên Thanh: Cho mình hỏi Hồng, ngoài việc đó thì bạn còn nghe được hoặc đọc được những tư liệu về Bác như thế nào nữa, bạn có thể cho mình và những bạn trong nứơc biết rõ hơn?
Hồng: Những chuyện đó bạn có thể lên trang web www.lenduong.net thì sẽ tìm ra đựơc các tư liệu đó. Khi mình còn ở Việt Nam thì mình cũng biết rằng tất cả các tư liệu trong nứơc đều thần thánh hoá, thần tựơng hoá Bác Hồ. Tại sao các bạn không tự tìm đọc các tư liệu bên ngoài để có một cái nhìn đúng hơn, chính xác hơn từ hai phía để sau này các bạn có thể chia sẻ với các bạn khác cùng trang lứa ? Thật ra để tìm đến với các tư liệu như vậy cũng không có gì là khó. Trong nứơc, những tài liệu có cách đánh giá không giống như những gì Đảng mong muốn thì bị ngăn chặn rất nhiều, nhưng các bạn cứ thử vào các trang như www.lenduong.net hay các website tương tự thì sẽ có một cách nhìn khác hơn.
Sinh viên Phương: Khi bạn Hồng đọc tư liệu viết về Cải cách ruộng đất năm 54 nói rằng Bác đã ban ra những quy định làm ảnh hưởng, gây hại cho rất nhiều người, là một người Việt Nam, một sinh viên Việt Nam, thì bạn nghĩ như thế nào về những nguồn tin đó?
Hồng: Mình không hiểu rõ ý bạn muốn hỏi?
Trà Mi: Ý Phương muốn hỏi Hồng là độ tin cậy của Hồng như thế nào đối với những tin đó? Các tài liệu ấy có đáng tin cậy hay không?
Hồng: Ngoài những tài liệu mình đựơc đọc như vậy, mình cũng đựơc gặp những người từng là nạn nhân trực tiếp của Cải cách ruộng đất 1954, những ngừơi có cha mẹ ông bà đã bị giết chết trong sự kiện đó thì mình nghĩ đây hoàn toàn là sự thật.
Sinh viên Phương: Sao bạn không nghĩ là Bác ban ra những quy luật đó theo chiều hướng tốt nhưng những ngừơi thực hiện đã không hành động đúng theo nguyện vọng của Bác đưa ra ?
Hồng: Vì mình nghĩ là cho dù họ có là địa chủ, cường quyền, ác bá, bọc lột của dân hay như thế nào đi nữa thì họ cũng là con người, mình không nên đối xử với họ man rợ như vậy. Nếu Bác là một lãnh tụ vĩ đại, là ngừơi có thể thay đổi tất cả thì dĩ nhiên có đủ khả năng lãnh đạo, điều khiển các tứơng lãnh của mình, thì không thể có chuyện những tứơng lãnh của Bác đi ngược lại nguyện vọng của Bác đựơc.
Sinh viên Thanh: Những chủ trương Bác đưa ra hoàn toàn đúng đắn. Những người bên dứơi đã hiểu sai và thực hiện sai, ví dụ như những năm 30, mình đánh đổ đế quốc, phong kiến. Bác có phân loại ra hẳn hoi rằng mình chỉ đánh đổ đại địa chủ và những thành phần theo phe đế quốc thôi, những thành phần chưa đứng hẳn về phe đế quốc thì chỉ lợi dụng hay trung lập họ chứ không tàn sát. Nhưng do những ngừơi hiểu một cách quá sai lầm quan điểm của Bác rằng phải xoá bỏ sạch toàn bộ chế độ tư bản đi, dẫn đến việc tàn sát rất nhiều ngừơi. Sai lầm đó sau này đã đựơc sửa đổi rất nhiều rồi bạn ạ. Bạn đọc những tài liệu về sau sẽ thấy rằng cuộc cải cách này đã có đựơc những kết quả khi mình nhận ra những sai lầm.
Trà Mi: Xin mời ý kiến của anh Thanh.
Thanh: Nãy giờ nghe các bạn nói về Cải cách ruộng đất, theo ý bạn Hồng thì dù sao những người địa chủ hay đại địa chủ người ta cũng là con ngừơi, mình cũng không đựơc tàn sát ngừơi ta, huống chi theo mình đựơc biết thì thật ra những nạn nhân đó cũng chả giàu có gì đâu nhưng cũng bị quy là địa chủ. Hơn nữa, những người đó chính là những người đã từng nuôi dấu cán bộ, từng cung cấp lương thực, chỗ ở cho cán bộ của Bác. Mà sau đó lại quy cho họ là địa chủ, đấu tố họ, giết họ. Nên nhớ rằng năm 1945, sau khi tuyên bố độc lập, chính Bác Hồ đã đề cao quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sống con ngừơi là quyền thiêng liêng nhất, thế tại sao lại có những chuyện như vậy xảy ra ? Nếu nói rằng cấp dứơi không hiểu ý Bác thì không ổn.
Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ 1949 kéo dài suốt mấy năm thì làm sao Bác không biết đựơc là có sai lầm hay không. Thật ra thì Bác cũng biết hết đấy, chứ không phải không biết, vì chế độ cộng sản bao giờ cũng theo dõi rất sát. Làm gì có chuyện hiểu sai ở đây đựơc? Nếu hiểu sai chỉ có một số người nào hiểu sai thôi chứ, làm sao mà đều làm sai hết trên diện rộng như vậy ? Mà số nạn nhân thì rất nhiều, ngay chính Đảng cộng sản cũng thừa nhận là có khoảng 170 ngàn ngừơi bị giết chết. Đó là con số do chính đảng đưa ra thôi, chứ còn thực tế chắc chắn phải nhiều hơn. Trong khi đó, đảng cũng công nhận là trên 70% bị tố sai, làm sao lại có chuyện để tố sai đến như vậy ?
Con số đó đã nói lên một điều rõ ràng nhất. Cái đó không thể nào hiểu sai đựơc, cả một diện rộng như vậy. Mình không tin là có chuyện hiểu sai ở đây. Nếu bạn cho là hiểu sai thì thật ra mình đã phải rút kinh nghiệm, nhưng thực ra đến năm 1975 lại xảy ra màn đó nữa, đánh bại tư sản bao nhiêu nhà cửa người ta bị tịch thu, người ta phải bỏ nứơc ra đi. Làm sao gọi là hiểu sai đựơc ? Hiểu sai thì chỉ một lần đầu thôi chứ, tức là thật sự không phải là hiểu sai và rút kinh nghiệm, mà họ đã làm đúng như những gì họ nghĩ.
Trà Mi: Xin cảm ơn ý kiến anh Thanh. Ở đây mình có 2 luồng ý kiến khác nhau. Xin đựơc hỏi thăm các bạn là sự hiểu biết của các bạn là do các bạn tự tìm hiểu hay bằng những phương tiện gì mà các bạn có đựơc những sự hiểu biết như vậy?
Sinh viên Trang: Một số tụi mình đã đựơc học và một số tự đi tìm hiểu. Bản thân gia đình Trang có ông nội cũng là nạn nhân của cuộc Cải cách ruộng đất 1954, nhưng gia đình Trang vẫn nhận thức đựơc điều đó là do sai lầm của phía bên dứơi thực hiện chứ không phải do chủ trương, chính sách mà Bác đề ra.
Trà Mi: Trang nói là tự tìm hiểu thì những kiến thức bạn tự tìm hiểu từ đâu?
Sinh viên Trang: Tất nhiên là từ sách vở, mình đi thư viện.
Trà Mi: Tức là sách vở trong nứơc ? Thế còn sự hiểu biết của anh Thanh và Hồng thì?
Thanh: Cho Thanh nói một chút. Bạn Trang nói là tìm hiểu trong sách ngay tại Việt Nam thì mình nghĩ không có gì để tìm hiểu cả.
Hồng: Đúng.
Thanh: Vì Thanh đã từng học 12 năm và 4 năm đại học trong nứơc nhưng chưa bao giờ mình đựơc nghe đến những chuyện như Cải cách ruộng đất hay Nhân văn giai phẩm đâu. Chưa bao giờ. Đó là những cái người ta muốn dấu làm sao mình có đựơc? Muốn tìm hiểu thì bản thân mình nên tìm tòi, bây giờ cách hay nhất là qua mạng internet hoặc ngay từ ngừơi thân trong nhà. Những ngừơi đã sống qua hai chế độ trứơc và sau 1975 ngay Sài Gòn hay những người từ Bắc di cư vào Nam, họ sẽ nói cho nghe sự thật. Đó là những nhân chứng sống mình cần phải tìm hiểu. Chứ tìm hiểu qua nguồn chính thống của nhà nứơc thì xin lỗi nha, không có gì để tìm hiểu hết.
Sinh viên Trang: Vậy tại sao các bạn lại cho là những thông tin trên mạng là chính xác? Bạn nên biết rằng những thông tin muốn biết đựơc chính xác thì phải qua sự kiểm nghiệm, chứng nhận đúng sự thật thì mới đựơc in thành sách. Còn trên mạng có những tin sai sự thật rất nhiều. Còn đã viết thành sách thì đã đựơc chứng nhận, kiểm tra sự thật như thế nào thì nhà xuất bản của nứơc mình mới cho đăng thành sách.
Thanh: Cho hỏi bạn một điều thôi. Hiện giờ ai là người kiểm soát các nhà xuất bản và các cơ quan truyền thông trong nứơc?
Sinh viên Phương: Những cuốn sách đã đựơc xuất bản rộng rãi thì tất nhiên đã đựơc Bộ văn hoá thông tin cấp giấy cho xuất bản lưu hành.
Hồng: Đúng, Bộ văn hoá thông tin là của đảng cộng sản Việt Nam đúng không?
Thanh: Có phải là đảng cộng sản không.
Trà Mi: Vì thời lựơng có hạn, Trà Mi xin phép được tạm ngưng chương trình tại đây. “Diễn đàn bạn trẻ” sẽ trở lại cùng quý vị và các bạn với phần thảo luận tiếp theo vào giờ này, sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.
(xin mời theo dõi toàn bộ cuộc hội luận trong phần âm thanh bên trên)
Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Tiếng nói và nguyện vọng của giới trẻ Việt Nam
Tuổi trẻ Việt Nam và những nguyện vọng gởi đến giới lãnh đạo cao cấp
Vì sao phần lớn những người tự ứng cử bị gạt khỏi danh sách ứng viên?
Phản hồi của giới trẻ về cách thức chọn lựa ứng cử viên Quốc hội VN
Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về cuộc bầu cử Quốc hội khoá 12?
Thế hệ trẻ nghĩ gì đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 12 sắp tới (phần 1)?
Giới trẻ với sứ mệnh Thể hiện và Truyền bá Dân chủ
Dân chủ không thể có bằng “xin-cho”
Thực tế Dân chủ tại Việt Nam theo nhận định của giới trẻ
mardi 29 mai 2007
Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn khoa học) và chế độ tự do dân chủ thật sự
Vài nét về Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn "khoa học") và chế độ tự do dân chủ thật sự (tôn trọng quyền con người)
Đảng nào theo chủ nghĩa Mác Lê Nin thì phải theo bốn trụ cột:
Trụ cột
Thứ nhất là học thuyết đấu tranh giai cấp.
Thứ hai, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phải đi đến chuyên chính vô sản.
Thứ ba, là đảng Cộng sản phải độc quyền lãnh đạo, tuyệt đối không chia quyền ấy cho bất cứ ai.
Điều thứ tư, là chủ nghĩa tập trung dân chủ. Tôi xin nhắc lại, chủ nghĩa tập trung dân chủ chứ không phải chủ nghĩa dân chủ tập trung. Chủ nghĩa tập trung dân chủ, đó là nguyên tắc tổ chức của đảng và của hệ thống chính quyền do đảng độc tôn.
Những vấn đề đó là những vấn đề cơ bản, đó là nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin.
*
***
*
Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin có cái nội dung cụ thể của nó. Nội dung ấy gồm sáu điểm.
Một là xoá bỏ điều bốn trong hiến pháp, tức là xoá bỏ cái quyền độc tôn thống trị của đảng trong xã hội.
Thứ hai là tách rời đảng ra khỏi chính quyền nhà nước.
Thứ ba là tổ chức đầu phiếu dân chủ và tự do.
Thứ tư là ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo.
Đồng thời, thứ năm là phải xoá bỏ ngay những đạo luật hay những quy định (vi phạm quyền cơ bản của con người, vi phạm hiến pháp, Công pháp quốc tế) dưới luật chẳng hạn như nghị định 31CP mà do chính tay ông Kiệt ký, ... đi ngựơc lại với quyền tự do dân chủ của người dân chẳng hạn như nghị định 31CP do chính ông Kiệt ký trước đây và thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam.
Điểm thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự ở Việt Nam.
Đó là những điểm cơ bản đó là những điểm cụ thể để xoá bỏ chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ cực quyền toàn trị ở trong nước để tiến tới một chế độ dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên mạnh mẽ và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu.
Vấn đề đặt ra rõ ràng phải là như vậy nhưng vì sao ông Kiệt không dám đụng đến, vì sao ban lãnh đạo không dám đụng đến vì đụng đến là đụng đến quyền lợi giai cấp của họ, đó là giai cấp thống trị, giai cấp quan liêu mà hiện nay đang thống trị đất nước. Chính vì vậy mà người ta phải nói quanh, nói mơ hồ, nói để mà nói.
Đó là điểm tôi muốn nói về chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ông Kiệt nêu lên
(theo ông Ng. Minh Cần, cựu đảng viên kỳ cựu đcsvn, cựu phó chủ tịch UBND HaNoi)
*
***
*
Vài nét sơ lược về chế độ độc tài toàn trị, về cncs về mặt thực hành:
+ Về mặt lý thuyết, triết lý, tư tưởng : rất tốt đẹp, như mơ, nhưng phản tự nhiên, phi nhân bản, phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến hóa nhân loại, hoàn toàn hoang tưởng, chỉ thuần túy lừa bịp ! Đó là : "thế giới đại đồng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu !", "bãi bỏ quyền tư hữu", "kinh tế tập trung, chỉ đạo";
+ Về mặt thực hành : nó dựa trên những căn bản, với 1 tổ chức khép kín sau :
a/ bưng bít, bịt miệng, độc quyền tuyên truyền giả dối, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ những người khác quan điểm cs, chính sách ngu dân (ngân sách dành cho giáo dục, y tế rất thấp)
Đảng kiểm soát tất cả truyền thông, thông tin (hơn 600 tờ báo đảng, TV, radio, firewall internet )
b/ lẽ phải và công lý nằm ở bạo lực, khủng bố, nòng súng, nhà tù (đảng, nhà nước), theo cái "lý" (quyền lợi) của đảng : bằng chứng, ngân sách dành cho quân đội, công an, nhà tù rất cao !
c/ xài luật rừng, luật miêng, đe dọa, côn đồ (vi phạm hiến pháp, công ước quốc tế)
** Những đặc điểm của chế độ độc tài, nhất là độc tài tòan trị cộng sản, như sau :
1) Một ý thức hệ Nhà nước bắt buộc ( une idéologie de l’Etat obligatoire) ;
2) Ðộc đảng có nhiệm vụ quản chế dân ( Parti unique avec le but d’encadrer la masse) ;
3) Ðộc quyền bạo lực ( Monopole de violence) :
4) Ðộc quyền phương tiện truyền thông ( Monoploe des moyens de communication) ;
5) Khủng bố dân ( Terreur de masse) ;
6) Kinh tế tập trung trong tay nhà nước ( Economie centralisée),
Hệ quả:
7/ Tướt đoạt của cải, nhân quyền, dân quyền (thuế, ngân hàng, đất đai, hợp tác xã, nguồn phân phối sản xuất lao động, xuất cảng lao nô, khống chế và kiểm soát bao tử dân, xin-cho, xin-chờ-không cho, ...). Mọi quyền lực (chính trị, kinh tế, tài nguyên, tiền, ngoại tệ, của cải) nằm trong tay đảng viên cs!
8/ Quốc hội, Tòa án (tư pháp), Nhà nước (hành pháp) là công cụ của đảng, phục vụ cho quyền lực quyền lợi của đảng !
9/ Tất cả những tổ chức ngoại vi cũng là công cụ của đảng : mặt trận tổ quốc, hội, đoàn, tổ chức, tập hợp, công ty, tập hợp, tôn giáo quốc doanh, ... (kể cả một số tổ chức ở ngoài nước);
Bộ chính trị đcsvn đứng ngoài hiến pháp, ngồi xổm lên HP, chỉ đạo TẤT CẢ mọi sinh hoạt của đất nước (quốc hội, tư pháp, hành pháp, quân đội, công an, báo chí, TV, radio, đoàn, đội, hội, nghiệp đoàn, ....)
Đảng cs đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của dân tộc, tổ quốc !!! ( chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo)
Đó là tinh thần quốc tế vô sản, tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của cs quốc tế, thành trì cách mạng xhcn, của một vài người trong bóng tối, trong Bộ chính trị cs !!!
"Chủ trương dùng thủ đoạn, khoát áo "dân tộc, quốc gia, nhân dân" (hiện tượng) để lừa bịp, cai trị đất nước, nhưng bản chất PHẢI là bành trướng và duy trì chế độ độc tài toàn trị, cộng sản" (phát biểu của HCM).
*
***
*
Sự hình thành và Cơ cấu của Quốc hội ở những nước độc tài toàn trị ra sao ?
Một nhóm nhỏ người (12-30 người) trong cái gọi là Bộ chính trị, dành giựt chia chác nhau đa số ghế (trên 90%) trên tổng số ghế của quốc hội (bù nhìn). Những số ghế này sẽ được bầu bán cho những đảng viên trung thành với đảng. Những đảng biểu ứng cử này , sau khi "mua" chức, sẽ gỡ gạc lại khi nhiệm chức qua tham nhũng. Những số ghế còn lại sẽ dành cho ứng cử viên tự do và sẽ được sàn lọc qua cái gọi là những hiệp thương chủ trì bởi Mặt trận tổ quốc, công cụ phù phép bù nhìn của bộ chính trị cs, nghĩa là chỉ những ai thân (biết gật đầu vô điều kiện) bộ chính trị mới được chọn.
Bộ chính trị chỉ định những đảng biểu sẽ biến thành "dân biểu" qua những thủ thuật ép dân đi bầu "tự do". Những vị như thủ tướng, ... cũng có chân trong quốc hội, vừa đá bóng vừ thổi còi, nghĩa là hành pháp lại càng không độc lập với lập pháp (quốc hội) như ở những nước dân chủ thật sự.
Quốc hội bù nhìn chế ra hiến pháp, luật pháp phục vụ cho quyền lực và quyền lợi độc tôn của Bộ chính trị, đảng cộng sản theo cương lĩnh của đảng, cụ thể là điều 4 hiến pháp (sao chép điều 6 HP cs Liên Xô), xác nhận vai trò "độc quyền lãnh đạo" của đảng cộng sản, người tung kẻ hứng rất ngoạn mục và bịp bợm.
Như vậy, Bộ chính trị sẽ đứng ngoài và ngồi xổm trên hiến pháp, luật pháp, xem thường nhân dân.
Để qua mặt công luận thế giới, mị dân, Hiến pháp của cs là hiến pháp dân chủ giả hiệu, đầy tính hình thức, có đầy đủ những cụm từ cần thiết (mà qua thực hành, luật lệ, nghị định cs sẽ tướt đoạt cả) : tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền, dân tộc, nhân dân, đoàn kết, ... Một sự lừa bịp trắng trợn.
Quốc hội "là nơi có quyền lực cao nhất cả nước", nhưng thực chất là công cụ của đảng. Vì sao ? Hãy nhìn cách dàn dựng, tổ chức ứng cử và bầu cử :
0- QH làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ chính trị cs
a- trên nguyên tắc, hiến pháp có giá trị cao nhất cả nước mà mọi người bắt buộc phải tuân thủ, kể cả những ông trong Bộ chính trị cs.
b- đảng đứng ngoài và ngồi xổm lên hiến pháp ! Đặc biệt là Bộ chính trị đảng !
c- MTTQ chọn người (của đảng) ra ứng cử; duyệt xét những người ứng cử tự do và loại bỏ với những lý do rất tùy tiện, ngụy biện dàn dựng.
d- ép dân phải "tự do" đi bầu những người đảng cử với nhiều thủ đoạn độc tài (hộ khẩu, gây khó khăn trong cuộc sống)
e- dân muốn xong chuyện, yên thân, đi bầu cho qua, không quan tâm đến kết quả đã biết trước ! Sau đó, đảng tuyên truyền là bầu cử thành công ! Thực chất là những "đảng biểu" nghị gật, làm việc theo chỉ đạo của đảng !!
f- quốc hội ra hiến pháp, làm luật, đưa đảng " độc quyền lãnh đạo ", ra luật phục vụ cho lợi ích của đảng, bảo vệ đảng, đàn áp và khống chế dân !!
Xét về thủ tục ứng cử bầu cử, theo luật pháp quốc tế, thì kết quả bầu cử này là VÔ GIÁ TRỊ, vì quyền tự do của người dân không được tôn trọng và bảo vệ ! Dân không có nhiều chọn lựa tự do, dân bị ép đi bầu để yên thân trong cuộc sống, làm ăn, học hành, ... !!
Để có vẻ dân chủ, những nước độc tài còn tô vẽ thêm bằng cách cho ra hơn 600 tờ báo dưới quyền chỉ đạo của ban văn hóa và tư tưởng của đảng mà dân thường không biết rõ.
Cơ cấu của hệ thống chính trị độc tài toàn trị có vẻ như dân chủ, nhưng với tam quyền PHÂN CÔNG (hành pháp, lập pháp, tư pháp) dưới sự chỉ đạo của BCT và quyền lực thứ tư là truyền thông phụ thuộc hoàn toàn vào đảng.
Bầu QH 20/5/2007
Nước VN có khoảng 3,1 triệu đảng viên cs; 85,1 triệu dân
Trên 85% là đảng biểu; gần 15% là thân đảng;
Cuối cùng (số dân biểu) đại diên dân 85,1-3,1 triệu người là dưới 10% qua những kỳ hiệp thương tráo trở của MTTQ cs !! Khoảng trên 300 người tự ứng cử, qua 3 kỳ "lọc" (hiệp thương) còn lại 30 người, qua kỳ "ép" dân đi bầu còn lại 1 người "trúng cử".
Trước khi "bầu cử", NGUYEN PHU TRONG, Chủ Tich Quốc Hội Cộng Sản ra chỉ thị để động viên những vị "đảng cử" đóng kịch, về bầu cử ngày 20-5-2007: " Phải có lãnh đạo, nhưng lãnh đạo thế nào để người ta không nói mình định hướng hết rồi. Phải tránh gò ép về thời gian, định hướng để gây bức xúc trong nhân dân , tránh để dân hiểu rằng bầu cử chỉ là đóng kịch !!".
Như vậy QH này không phải là của dân như nhà văn Hoàng Tiến đã nói. QH này (từ 60 năm qua) không chỉ là QH bù nhìn, phục vụ theo chỉ đạo, quyền lợi của Bộ chính trị đảng thì là gì ???
*
***
*
Hệ quả của cơ cấu độc tài, cực quyền này là gì ?
- đa số đảng viên có thể làm chuyện bất công, phi pháp, phi đạo lý mà không bị trừng trị thích đáng, kịp thời.
- xã hội đầy dẫy những bất công.
- Hệ thống truyền thông, báo chí chỉ được quyền nói, đăng những mà đcsvn cho phép, có liều lượng. Những gì "nhạy cảm" (chính trị, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền) thì bị bưng bít, bóp méo qua nhiều chiêu bài, thủ đoạn khác nhau.
- đất nước sẽ tụt hậu, nhân dân sẽ ươn hèn, đạo lý băng hoại, văn hóa suy đồi.
- khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng tăng khủng khiếp, giữa một nhóm nhỏ người có quyền lực và đại đa số nhân dân.
- bộ chính trị có thể dâng đất và biển (bán nước) cho ngoại bang một cách dễ dàng như đã xảy ra, để mong được bảo hộ và giữ quyền lực.
- ngoại bang chỉ cần mua chuộc, áp đảo, đe dọa ... những người trong BCT này để thôn tính và đồng hóa đất nước.
- tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân mà chẳng lợi ích gì cho dân cả, vì phải nuôi 2 bộ máy chồng chéo là đảng và nhà nước, công an, quân đội để kiểm soát dân và mị dân. Luôn mượn tiếng "nhân dân" để kết án chụp mũ người khác chính kiến, để xin tiền quốc tế, nhưng phục vụ cho đảng là chánh.
- bản chất cộng sản là (bưng bít,) gian trá, bạo lực !! Chân lý nằm ở bạo lực khủng bố cs !
- cộng sản = độc đảng, độc tài toàn trị, độc tôn, độc đoán, độc quyền chân lý, độc đoán, độc ác, ... "bất tài, bất lực, bất lương" (theo cựu đại tá cs Pham Quế Dương, tổng biên tập san lịch sử quân đội nhân dân)
*
***
*
Xã hội DÂN QUYỀN tự do dân chủ, ứng cử tranh cử và bầu cử tự do & công bằng ??
Tóm tắt:
Thế nào là một quốc hội thực sự của dân, do dân, vì dân ??
Những điều kiện sau đây phải được thỏa :
1/ tự do ứng cử (không qua 1 tổ chức sàng lọc, loại bỏ -đấu tố- của đảng, tổ chức nào cả! thực tế: đảng chọn những đảng biểu, chỉ định bởi đảng, phục vụ cho lợi ích của đảng; vì không có đa đảng) : KO (cụ thể qua những kỳ bầu cử)
2/ tự do tranh cử (ko có, theo ông NV Yểu, phó chủ nhiệm ở QH) : KO
3/ tự do bầu cử ( cưỡng ép đi bầu ! vi hiến !) : KO
4/ đa đảng đa nguyên để bảo đảm có những chính sách, đường lối khác nhau trong việc điều hành quốc gia: KO
5/ có sự giám sát độc lập (về ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm phiếu), của quốc tế thì càng tốt : KO
Như vậy đó chỉ là một cuôc bầu cử bịp "độc đảng cử, ép dân bầu" !!
*
***
*
Kết luận:
- Quốc hội cs này không đại diện cho dân, vì 4 điều kiện trên không thỏa, và không có tự do ứng cử, tranh cử, bầu cử ! Dân bị cưỡng bức đi bầu bất công "độc đảng cử dân bầu" ; đảng biểu sẽ phục vụ lợi ích của đảng !
- phải hủy bỏ điều 4 HP phi lý : đảng dàn dựng cho ra QH bù nhìn; QH ra điều 4 HP đưa đảng lên, ... ra luật rừng vi hiến, vi phạm công pháp quốc tế;
- Xóa bỏ điều phi lý là dùng tiền thuế của dân (ngân sách) để nuôi 2 bộ máy song song, chồng chéo vô ích, vô trách nhiệm : nuôi đảng (điều 46 luật đảng), nuôi bộ máy nhà nước, Ủy ban nhân dân, công chức, đảng viên, báo chí đảng, TV, radio ...
- Ngay từ năm 1946, QH đã là vô giá trị, chỉ thuần túy là hình thức. Về mặt thực hành, QH làm việc theo chỉ đạo của BCT, trung ương đảng cs, phục vụ cho quyền lợi độc tôn độc tài của đảng cs mà thôi !
- phải có tự do ngôn luận, báo chí tư nhân, truyền thông (như ở những nước dân chủ thật sự, đó là quyền lực thứ tư trong xã hội)
- Phải có công bằng, minh bạch trong quá trình ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm tra giám sát.
Cái vòng gian trá, lẫn quẫn, bất công từ 60 năm qua với ý đồ duy nhất là mãi mãi bảo vệ quyên lực, quyền lợi độc tôn của đcsvn !!
Như vậy, bầu cử này là "tự do dân chủ" bịp bợm, không công bằng; quốc hội này vô giá trị.
Việc tẩy chay bầu cử là tự nhiên dưới nhiều hình thức như: trả thẻ cử tri, không tham gia, "bầu" đại vì bị ép buộc khéo léo.
Một cơ chế chính trị xã hội đặt nền tảng trên sự giả dối, đảng nói và làm dối buộc cả nước phải nói dối, luồn lách để sống sao cho thuận với đảng, để yên thân, lo làm ăn, kiếm sống, làm giàu nếu được (rất khó), đạp lên nhau mà sống.
Hệ quả tất yếu là đạo lý gia đình, xã hội không băng hoại sao được ??
Khi Chủ nghĩa cs đã phá sản trên thế giới (1989-1991 ở Đông âu, Liên Xô), csvn bị mất phương hướng, mất chỗ dựa, phải quay về thần phục TC, dâng đất nhượng biển cho TC để mong được bảo trợ về vị trí quyền lực. Csvn buộc phải "hòa nhập" với thế giới tự do về kinh tế để tự cứu đảng, buộc phải "cỡi trói" phần nào cho nhân dân. Đảng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn về tư tưởng, hệ thống, kinh tế, tôn trọng quyền con người, tự do dân chủ (thật).
WTO, kinh tế thị trường (tự do) là phải mở rộng truyền thông tự do, tôn trọng quyền tư hữu, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, sáng kiến, từ bỏ độc quyền cai trị, ...
Đảng vẫn muốn ÔM quyền lực quyền lợi độc tôn, độc quyền chính trị !!
Đảng cs đã "đổi mới" (mới là mới so với xã hội nghèo nàn khép kín của cs trước đó, nhưng vẫn kém XA cac nước trong vùng và xã hội miền Nam VN trước 1975), biến chất là một đảng mafia đỏ !!?
*
***
*
Thực tế xã hội VN trong cơ chế cs sau 32 năm đã minh chứng sự thực quá rõ ràng, từ lý thuyết đến thực hành, đã bị ếm nhẹm từ 60 năm qua là:
Bản chất của cs là nô lệ chủ thuyết, cs quốc tế, phi dân tộc (theo cương lĩnh cs quốc tế và qua thực tế), dựa vào ngoại bang để trấn áp nhân dân, bảo vệ quyền lực độc tôn độc tài toàn trị và đặc quyền đặc lợi. Cs sẵn sàng cấu kết với ngoại bang để tự cứu đảng dù phải hy sinh quyền lợi dân tộc. Khi có tranh chấp với dân, cs trả lời bằng giả dối, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ, luật rừng, bạo lực, tù oan. Phương châm của cs là "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện", bất chấp đạo lý, nhân bản, lẽ phải của "cứu cánh". Cs khoát áo nhân dân, nhưng thực chất lại bóc lột, ăn bám, lợi dụng nhân dân; xem dân là nô lệ, là con tin, là món hàng đổi chác với tư bản !
Mục tiêu trước sau như một của HCM là bành trướng cncs ở Á châu, Đông Nam á, áp đặt Mac-Le lên toàn cõi VN, tiên phong làm "nghĩa vụ quốc tế vô sản cs". Chiến thuật có thể biến đổi tùy theo tình hình, nghiêng theo Liên Xô, Tàu, Tây, Mỹ, ... nhưng chiến lược KHÔNG thay đổi: độc tài toàn trị, đặt quyền lợi đảng csvn trên nhân dân, tổ quốc; bảo vệ "thành trì "XHCN", ... tư bản đỏ.
Đối với hcm (và csvn), người dân chỉ có 2 con đường, nếu không theo HCM (csvn) thì bị xem như kẻ thù (việt gian, phản quốc, chống phá "cách mạng", chống phá đảng và nhà nước cs, ...) và sẽ bị tiêu diệt, khủng bố, cô lập, bôi nhọ, vu khống, tù tội. Quan điểm này của csvn vẫn không thay đổi đến ngày nay !! Đây là thảm họa của dân tộc VN, của những người yêu nước chống thực dân và không theo cs. Người QG, họ ở giữa 2 lằn đạn, bị bắt buộc phải dựa vào Pháp, Mỹ (thế giới tự do) để chống lại chủ nghĩa cs, tự vệ chống lại sự xâm nhập phá hoại của cs vào miền Nam.
Về sự "lệ thuộc" thì dĩ nhiên 2 miền đều lệ thuộc ngoại bang vì nước nhỏ, nghèo, dân trí còn kém. Khác chăng là ở mức độ, và miền Bắc VN bưng bít sự thật quá nhiều qua chế độ độc tài toàn trị (kinh tế tập trung, chỉ huy) bạo tàn và tuyên truyền gian dối, trong khi miền Nam có cơ chế tốt, đúng đắn, hợp thời đai, hợp tiến hóa, phục vụ dân, đó là : tự do dân chủ, với kinh tế thị trường suốt 1955-1975.
(Sưu tầm, tổng hợp, bổ sung liên tục)
*
***
*
Bài liên quan:
- Sưu tầm tổng hợp trên NET
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/09/29/VoVanKietLettertoCSVN_NguyenMinhCan_NAn/
- http://www.googlesyndicatedsearch.com/u/rfavietnamese?q=Nguy%E1%BB%85n+Minh+C%E1%BA%A7n&hq=inurl:www.rfa.org/vietnamese&hl=en&ie=UTF-8&oe=UTF-8&start=10&sa=N
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
- Tìm đọc thêm Cương lĩnh, điều lệ của đảng cs quốc tế, đảng csvn và luật báo chí.
Đảng nào theo chủ nghĩa Mác Lê Nin thì phải theo bốn trụ cột:
Trụ cột
Thứ nhất là học thuyết đấu tranh giai cấp.
Thứ hai, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân phải đi đến chuyên chính vô sản.
Thứ ba, là đảng Cộng sản phải độc quyền lãnh đạo, tuyệt đối không chia quyền ấy cho bất cứ ai.
Điều thứ tư, là chủ nghĩa tập trung dân chủ. Tôi xin nhắc lại, chủ nghĩa tập trung dân chủ chứ không phải chủ nghĩa dân chủ tập trung. Chủ nghĩa tập trung dân chủ, đó là nguyên tắc tổ chức của đảng và của hệ thống chính quyền do đảng độc tôn.
Những vấn đề đó là những vấn đề cơ bản, đó là nội hàm của chủ nghĩa Mác Lê Nin.
*
***
*
Từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin có cái nội dung cụ thể của nó. Nội dung ấy gồm sáu điểm.
Một là xoá bỏ điều bốn trong hiến pháp, tức là xoá bỏ cái quyền độc tôn thống trị của đảng trong xã hội.
Thứ hai là tách rời đảng ra khỏi chính quyền nhà nước.
Thứ ba là tổ chức đầu phiếu dân chủ và tự do.
Thứ tư là ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo.
Đồng thời, thứ năm là phải xoá bỏ ngay những đạo luật hay những quy định (vi phạm quyền cơ bản của con người, vi phạm hiến pháp, Công pháp quốc tế) dưới luật chẳng hạn như nghị định 31CP mà do chính tay ông Kiệt ký, ... đi ngựơc lại với quyền tự do dân chủ của người dân chẳng hạn như nghị định 31CP do chính ông Kiệt ký trước đây và thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự tại Việt Nam.
Điểm thứ sáu là xây dựng một xã hội dân sự ở Việt Nam.
Đó là những điểm cơ bản đó là những điểm cụ thể để xoá bỏ chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ cực quyền toàn trị ở trong nước để tiến tới một chế độ dân chủ đích thực, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên mạnh mẽ và thoát khỏi nguy cơ tụt hậu.
Vấn đề đặt ra rõ ràng phải là như vậy nhưng vì sao ông Kiệt không dám đụng đến, vì sao ban lãnh đạo không dám đụng đến vì đụng đến là đụng đến quyền lợi giai cấp của họ, đó là giai cấp thống trị, giai cấp quan liêu mà hiện nay đang thống trị đất nước. Chính vì vậy mà người ta phải nói quanh, nói mơ hồ, nói để mà nói.
Đó là điểm tôi muốn nói về chủ nghĩa Mác Lê Nin mà ông Kiệt nêu lên
(theo ông Ng. Minh Cần, cựu đảng viên kỳ cựu đcsvn, cựu phó chủ tịch UBND HaNoi)
*
***
*
Vài nét sơ lược về chế độ độc tài toàn trị, về cncs về mặt thực hành:
+ Về mặt lý thuyết, triết lý, tư tưởng : rất tốt đẹp, như mơ, nhưng phản tự nhiên, phi nhân bản, phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến hóa nhân loại, hoàn toàn hoang tưởng, chỉ thuần túy lừa bịp ! Đó là : "thế giới đại đồng, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu !", "bãi bỏ quyền tư hữu", "kinh tế tập trung, chỉ đạo";
+ Về mặt thực hành : nó dựa trên những căn bản, với 1 tổ chức khép kín sau :
a/ bưng bít, bịt miệng, độc quyền tuyên truyền giả dối, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ những người khác quan điểm cs, chính sách ngu dân (ngân sách dành cho giáo dục, y tế rất thấp)
Đảng kiểm soát tất cả truyền thông, thông tin (hơn 600 tờ báo đảng, TV, radio, firewall internet )
b/ lẽ phải và công lý nằm ở bạo lực, khủng bố, nòng súng, nhà tù (đảng, nhà nước), theo cái "lý" (quyền lợi) của đảng : bằng chứng, ngân sách dành cho quân đội, công an, nhà tù rất cao !
c/ xài luật rừng, luật miêng, đe dọa, côn đồ (vi phạm hiến pháp, công ước quốc tế)
** Những đặc điểm của chế độ độc tài, nhất là độc tài tòan trị cộng sản, như sau :
1) Một ý thức hệ Nhà nước bắt buộc ( une idéologie de l’Etat obligatoire) ;
2) Ðộc đảng có nhiệm vụ quản chế dân ( Parti unique avec le but d’encadrer la masse) ;
3) Ðộc quyền bạo lực ( Monopole de violence) :
4) Ðộc quyền phương tiện truyền thông ( Monoploe des moyens de communication) ;
5) Khủng bố dân ( Terreur de masse) ;
6) Kinh tế tập trung trong tay nhà nước ( Economie centralisée),
Hệ quả:
7/ Tướt đoạt của cải, nhân quyền, dân quyền (thuế, ngân hàng, đất đai, hợp tác xã, nguồn phân phối sản xuất lao động, xuất cảng lao nô, khống chế và kiểm soát bao tử dân, xin-cho, xin-chờ-không cho, ...). Mọi quyền lực (chính trị, kinh tế, tài nguyên, tiền, ngoại tệ, của cải) nằm trong tay đảng viên cs!
8/ Quốc hội, Tòa án (tư pháp), Nhà nước (hành pháp) là công cụ của đảng, phục vụ cho quyền lực quyền lợi của đảng !
9/ Tất cả những tổ chức ngoại vi cũng là công cụ của đảng : mặt trận tổ quốc, hội, đoàn, tổ chức, tập hợp, công ty, tập hợp, tôn giáo quốc doanh, ... (kể cả một số tổ chức ở ngoài nước);
Bộ chính trị đcsvn đứng ngoài hiến pháp, ngồi xổm lên HP, chỉ đạo TẤT CẢ mọi sinh hoạt của đất nước (quốc hội, tư pháp, hành pháp, quân đội, công an, báo chí, TV, radio, đoàn, đội, hội, nghiệp đoàn, ....)
Đảng cs đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của dân tộc, tổ quốc !!! ( chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo)
Đó là tinh thần quốc tế vô sản, tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của cs quốc tế, thành trì cách mạng xhcn, của một vài người trong bóng tối, trong Bộ chính trị cs !!!
"Chủ trương dùng thủ đoạn, khoát áo "dân tộc, quốc gia, nhân dân" (hiện tượng) để lừa bịp, cai trị đất nước, nhưng bản chất PHẢI là bành trướng và duy trì chế độ độc tài toàn trị, cộng sản" (phát biểu của HCM).
*
***
*
Sự hình thành và Cơ cấu của Quốc hội ở những nước độc tài toàn trị ra sao ?
Một nhóm nhỏ người (12-30 người) trong cái gọi là Bộ chính trị, dành giựt chia chác nhau đa số ghế (trên 90%) trên tổng số ghế của quốc hội (bù nhìn). Những số ghế này sẽ được bầu bán cho những đảng viên trung thành với đảng. Những đảng biểu ứng cử này , sau khi "mua" chức, sẽ gỡ gạc lại khi nhiệm chức qua tham nhũng. Những số ghế còn lại sẽ dành cho ứng cử viên tự do và sẽ được sàn lọc qua cái gọi là những hiệp thương chủ trì bởi Mặt trận tổ quốc, công cụ phù phép bù nhìn của bộ chính trị cs, nghĩa là chỉ những ai thân (biết gật đầu vô điều kiện) bộ chính trị mới được chọn.
Bộ chính trị chỉ định những đảng biểu sẽ biến thành "dân biểu" qua những thủ thuật ép dân đi bầu "tự do". Những vị như thủ tướng, ... cũng có chân trong quốc hội, vừa đá bóng vừ thổi còi, nghĩa là hành pháp lại càng không độc lập với lập pháp (quốc hội) như ở những nước dân chủ thật sự.
Quốc hội bù nhìn chế ra hiến pháp, luật pháp phục vụ cho quyền lực và quyền lợi độc tôn của Bộ chính trị, đảng cộng sản theo cương lĩnh của đảng, cụ thể là điều 4 hiến pháp (sao chép điều 6 HP cs Liên Xô), xác nhận vai trò "độc quyền lãnh đạo" của đảng cộng sản, người tung kẻ hứng rất ngoạn mục và bịp bợm.
Như vậy, Bộ chính trị sẽ đứng ngoài và ngồi xổm trên hiến pháp, luật pháp, xem thường nhân dân.
Để qua mặt công luận thế giới, mị dân, Hiến pháp của cs là hiến pháp dân chủ giả hiệu, đầy tính hình thức, có đầy đủ những cụm từ cần thiết (mà qua thực hành, luật lệ, nghị định cs sẽ tướt đoạt cả) : tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền, dân tộc, nhân dân, đoàn kết, ... Một sự lừa bịp trắng trợn.
Quốc hội "là nơi có quyền lực cao nhất cả nước", nhưng thực chất là công cụ của đảng. Vì sao ? Hãy nhìn cách dàn dựng, tổ chức ứng cử và bầu cử :
0- QH làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ chính trị cs
a- trên nguyên tắc, hiến pháp có giá trị cao nhất cả nước mà mọi người bắt buộc phải tuân thủ, kể cả những ông trong Bộ chính trị cs.
b- đảng đứng ngoài và ngồi xổm lên hiến pháp ! Đặc biệt là Bộ chính trị đảng !
c- MTTQ chọn người (của đảng) ra ứng cử; duyệt xét những người ứng cử tự do và loại bỏ với những lý do rất tùy tiện, ngụy biện dàn dựng.
d- ép dân phải "tự do" đi bầu những người đảng cử với nhiều thủ đoạn độc tài (hộ khẩu, gây khó khăn trong cuộc sống)
e- dân muốn xong chuyện, yên thân, đi bầu cho qua, không quan tâm đến kết quả đã biết trước ! Sau đó, đảng tuyên truyền là bầu cử thành công ! Thực chất là những "đảng biểu" nghị gật, làm việc theo chỉ đạo của đảng !!
f- quốc hội ra hiến pháp, làm luật, đưa đảng " độc quyền lãnh đạo ", ra luật phục vụ cho lợi ích của đảng, bảo vệ đảng, đàn áp và khống chế dân !!
Xét về thủ tục ứng cử bầu cử, theo luật pháp quốc tế, thì kết quả bầu cử này là VÔ GIÁ TRỊ, vì quyền tự do của người dân không được tôn trọng và bảo vệ ! Dân không có nhiều chọn lựa tự do, dân bị ép đi bầu để yên thân trong cuộc sống, làm ăn, học hành, ... !!
Để có vẻ dân chủ, những nước độc tài còn tô vẽ thêm bằng cách cho ra hơn 600 tờ báo dưới quyền chỉ đạo của ban văn hóa và tư tưởng của đảng mà dân thường không biết rõ.
Cơ cấu của hệ thống chính trị độc tài toàn trị có vẻ như dân chủ, nhưng với tam quyền PHÂN CÔNG (hành pháp, lập pháp, tư pháp) dưới sự chỉ đạo của BCT và quyền lực thứ tư là truyền thông phụ thuộc hoàn toàn vào đảng.
Bầu QH 20/5/2007
Nước VN có khoảng 3,1 triệu đảng viên cs; 85,1 triệu dân
Trên 85% là đảng biểu; gần 15% là thân đảng;
Cuối cùng (số dân biểu) đại diên dân 85,1-3,1 triệu người là dưới 10% qua những kỳ hiệp thương tráo trở của MTTQ cs !! Khoảng trên 300 người tự ứng cử, qua 3 kỳ "lọc" (hiệp thương) còn lại 30 người, qua kỳ "ép" dân đi bầu còn lại 1 người "trúng cử".
Trước khi "bầu cử", NGUYEN PHU TRONG, Chủ Tich Quốc Hội Cộng Sản ra chỉ thị để động viên những vị "đảng cử" đóng kịch, về bầu cử ngày 20-5-2007: " Phải có lãnh đạo, nhưng lãnh đạo thế nào để người ta không nói mình định hướng hết rồi. Phải tránh gò ép về thời gian, định hướng để gây bức xúc trong nhân dân , tránh để dân hiểu rằng bầu cử chỉ là đóng kịch !!".
Như vậy QH này không phải là của dân như nhà văn Hoàng Tiến đã nói. QH này (từ 60 năm qua) không chỉ là QH bù nhìn, phục vụ theo chỉ đạo, quyền lợi của Bộ chính trị đảng thì là gì ???
*
***
*
Hệ quả của cơ cấu độc tài, cực quyền này là gì ?
- đa số đảng viên có thể làm chuyện bất công, phi pháp, phi đạo lý mà không bị trừng trị thích đáng, kịp thời.
- xã hội đầy dẫy những bất công.
- Hệ thống truyền thông, báo chí chỉ được quyền nói, đăng những mà đcsvn cho phép, có liều lượng. Những gì "nhạy cảm" (chính trị, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền) thì bị bưng bít, bóp méo qua nhiều chiêu bài, thủ đoạn khác nhau.
- đất nước sẽ tụt hậu, nhân dân sẽ ươn hèn, đạo lý băng hoại, văn hóa suy đồi.
- khoảng cách giàu nghèo càng lúc càng tăng khủng khiếp, giữa một nhóm nhỏ người có quyền lực và đại đa số nhân dân.
- bộ chính trị có thể dâng đất và biển (bán nước) cho ngoại bang một cách dễ dàng như đã xảy ra, để mong được bảo hộ và giữ quyền lực.
- ngoại bang chỉ cần mua chuộc, áp đảo, đe dọa ... những người trong BCT này để thôn tính và đồng hóa đất nước.
- tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân mà chẳng lợi ích gì cho dân cả, vì phải nuôi 2 bộ máy chồng chéo là đảng và nhà nước, công an, quân đội để kiểm soát dân và mị dân. Luôn mượn tiếng "nhân dân" để kết án chụp mũ người khác chính kiến, để xin tiền quốc tế, nhưng phục vụ cho đảng là chánh.
- bản chất cộng sản là (bưng bít,) gian trá, bạo lực !! Chân lý nằm ở bạo lực khủng bố cs !
- cộng sản = độc đảng, độc tài toàn trị, độc tôn, độc đoán, độc quyền chân lý, độc đoán, độc ác, ... "bất tài, bất lực, bất lương" (theo cựu đại tá cs Pham Quế Dương, tổng biên tập san lịch sử quân đội nhân dân)
*
***
*
Xã hội DÂN QUYỀN tự do dân chủ, ứng cử tranh cử và bầu cử tự do & công bằng ??
Tóm tắt:
Thế nào là một quốc hội thực sự của dân, do dân, vì dân ??
Những điều kiện sau đây phải được thỏa :
1/ tự do ứng cử (không qua 1 tổ chức sàng lọc, loại bỏ -đấu tố- của đảng, tổ chức nào cả! thực tế: đảng chọn những đảng biểu, chỉ định bởi đảng, phục vụ cho lợi ích của đảng; vì không có đa đảng) : KO (cụ thể qua những kỳ bầu cử)
2/ tự do tranh cử (ko có, theo ông NV Yểu, phó chủ nhiệm ở QH) : KO
3/ tự do bầu cử ( cưỡng ép đi bầu ! vi hiến !) : KO
4/ đa đảng đa nguyên để bảo đảm có những chính sách, đường lối khác nhau trong việc điều hành quốc gia: KO
5/ có sự giám sát độc lập (về ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm phiếu), của quốc tế thì càng tốt : KO
Như vậy đó chỉ là một cuôc bầu cử bịp "độc đảng cử, ép dân bầu" !!
*
***
*
Kết luận:
- Quốc hội cs này không đại diện cho dân, vì 4 điều kiện trên không thỏa, và không có tự do ứng cử, tranh cử, bầu cử ! Dân bị cưỡng bức đi bầu bất công "độc đảng cử dân bầu" ; đảng biểu sẽ phục vụ lợi ích của đảng !
- phải hủy bỏ điều 4 HP phi lý : đảng dàn dựng cho ra QH bù nhìn; QH ra điều 4 HP đưa đảng lên, ... ra luật rừng vi hiến, vi phạm công pháp quốc tế;
- Xóa bỏ điều phi lý là dùng tiền thuế của dân (ngân sách) để nuôi 2 bộ máy song song, chồng chéo vô ích, vô trách nhiệm : nuôi đảng (điều 46 luật đảng), nuôi bộ máy nhà nước, Ủy ban nhân dân, công chức, đảng viên, báo chí đảng, TV, radio ...
- Ngay từ năm 1946, QH đã là vô giá trị, chỉ thuần túy là hình thức. Về mặt thực hành, QH làm việc theo chỉ đạo của BCT, trung ương đảng cs, phục vụ cho quyền lợi độc tôn độc tài của đảng cs mà thôi !
- phải có tự do ngôn luận, báo chí tư nhân, truyền thông (như ở những nước dân chủ thật sự, đó là quyền lực thứ tư trong xã hội)
- Phải có công bằng, minh bạch trong quá trình ứng cử, tranh cử, bầu cử, kiểm tra giám sát.
Cái vòng gian trá, lẫn quẫn, bất công từ 60 năm qua với ý đồ duy nhất là mãi mãi bảo vệ quyên lực, quyền lợi độc tôn của đcsvn !!
Như vậy, bầu cử này là "tự do dân chủ" bịp bợm, không công bằng; quốc hội này vô giá trị.
Việc tẩy chay bầu cử là tự nhiên dưới nhiều hình thức như: trả thẻ cử tri, không tham gia, "bầu" đại vì bị ép buộc khéo léo.
Một cơ chế chính trị xã hội đặt nền tảng trên sự giả dối, đảng nói và làm dối buộc cả nước phải nói dối, luồn lách để sống sao cho thuận với đảng, để yên thân, lo làm ăn, kiếm sống, làm giàu nếu được (rất khó), đạp lên nhau mà sống.
Hệ quả tất yếu là đạo lý gia đình, xã hội không băng hoại sao được ??
Khi Chủ nghĩa cs đã phá sản trên thế giới (1989-1991 ở Đông âu, Liên Xô), csvn bị mất phương hướng, mất chỗ dựa, phải quay về thần phục TC, dâng đất nhượng biển cho TC để mong được bảo trợ về vị trí quyền lực. Csvn buộc phải "hòa nhập" với thế giới tự do về kinh tế để tự cứu đảng, buộc phải "cỡi trói" phần nào cho nhân dân. Đảng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn về tư tưởng, hệ thống, kinh tế, tôn trọng quyền con người, tự do dân chủ (thật).
WTO, kinh tế thị trường (tự do) là phải mở rộng truyền thông tự do, tôn trọng quyền tư hữu, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, sáng kiến, từ bỏ độc quyền cai trị, ...
Đảng vẫn muốn ÔM quyền lực quyền lợi độc tôn, độc quyền chính trị !!
Đảng cs đã "đổi mới" (mới là mới so với xã hội nghèo nàn khép kín của cs trước đó, nhưng vẫn kém XA cac nước trong vùng và xã hội miền Nam VN trước 1975), biến chất là một đảng mafia đỏ !!?
*
***
*
Thực tế xã hội VN trong cơ chế cs sau 32 năm đã minh chứng sự thực quá rõ ràng, từ lý thuyết đến thực hành, đã bị ếm nhẹm từ 60 năm qua là:
Bản chất của cs là nô lệ chủ thuyết, cs quốc tế, phi dân tộc (theo cương lĩnh cs quốc tế và qua thực tế), dựa vào ngoại bang để trấn áp nhân dân, bảo vệ quyền lực độc tôn độc tài toàn trị và đặc quyền đặc lợi. Cs sẵn sàng cấu kết với ngoại bang để tự cứu đảng dù phải hy sinh quyền lợi dân tộc. Khi có tranh chấp với dân, cs trả lời bằng giả dối, bôi nhọ, vu cáo, chụp mũ, luật rừng, bạo lực, tù oan. Phương châm của cs là "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện", bất chấp đạo lý, nhân bản, lẽ phải của "cứu cánh". Cs khoát áo nhân dân, nhưng thực chất lại bóc lột, ăn bám, lợi dụng nhân dân; xem dân là nô lệ, là con tin, là món hàng đổi chác với tư bản !
Mục tiêu trước sau như một của HCM là bành trướng cncs ở Á châu, Đông Nam á, áp đặt Mac-Le lên toàn cõi VN, tiên phong làm "nghĩa vụ quốc tế vô sản cs". Chiến thuật có thể biến đổi tùy theo tình hình, nghiêng theo Liên Xô, Tàu, Tây, Mỹ, ... nhưng chiến lược KHÔNG thay đổi: độc tài toàn trị, đặt quyền lợi đảng csvn trên nhân dân, tổ quốc; bảo vệ "thành trì "XHCN", ... tư bản đỏ.
Đối với hcm (và csvn), người dân chỉ có 2 con đường, nếu không theo HCM (csvn) thì bị xem như kẻ thù (việt gian, phản quốc, chống phá "cách mạng", chống phá đảng và nhà nước cs, ...) và sẽ bị tiêu diệt, khủng bố, cô lập, bôi nhọ, vu khống, tù tội. Quan điểm này của csvn vẫn không thay đổi đến ngày nay !! Đây là thảm họa của dân tộc VN, của những người yêu nước chống thực dân và không theo cs. Người QG, họ ở giữa 2 lằn đạn, bị bắt buộc phải dựa vào Pháp, Mỹ (thế giới tự do) để chống lại chủ nghĩa cs, tự vệ chống lại sự xâm nhập phá hoại của cs vào miền Nam.
Về sự "lệ thuộc" thì dĩ nhiên 2 miền đều lệ thuộc ngoại bang vì nước nhỏ, nghèo, dân trí còn kém. Khác chăng là ở mức độ, và miền Bắc VN bưng bít sự thật quá nhiều qua chế độ độc tài toàn trị (kinh tế tập trung, chỉ huy) bạo tàn và tuyên truyền gian dối, trong khi miền Nam có cơ chế tốt, đúng đắn, hợp thời đai, hợp tiến hóa, phục vụ dân, đó là : tự do dân chủ, với kinh tế thị trường suốt 1955-1975.
(Sưu tầm, tổng hợp, bổ sung liên tục)
*
***
*
Bài liên quan:
- Sưu tầm tổng hợp trên NET
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/09/29/VoVanKietLettertoCSVN_NguyenMinhCan_NAn/
- http://www.googlesyndicatedsearch.com/u/rfavietnamese?q=Nguy%E1%BB%85n+Minh+C%E1%BA%A7n&hq=inurl:www.rfa.org/vietnamese&hl=en&ie=UTF-8&oe=UTF-8&start=10&sa=N
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
- Tìm đọc thêm Cương lĩnh, điều lệ của đảng cs quốc tế, đảng csvn và luật báo chí.
Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Sai lầm 1: Trong xã hội, bất kỳ thời đại nào đều có sự phân chia thành các giai cấp, thành các tầng lớp rõ rệt. Sự phân chia đó phản ảnh tính ưu việt của từng giòng giống, giòng họ cũng như sự cố gắng phấn đấu vươn lên của từng gia đình, từng cá nhân..Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo dựa trên học thuyết Mác đã lật ngược hoàn toàn trật tự đó. Một trật tự (tương đối) mà trải qua hàng nghìn năm mới có được. Tức là tầng lớp dưới đáy xã hội lại lãnh đạo tầng lớp phía trên mà hậu quả đáng tiếc là trong cuộc cách mạng ruộng đất không biết bao nhiêu người tài giỏi bị giam chết, bao nhiêu gia đình bị oan sai, bao nhiêu tài sản văn hoá quý giá bị đập phá hoặc rơi vào tay nông dân và trở thành vật vô dụng. Điều quan trọng hơn là dẫn đến một loạt những sai lầm sau này.
Sai lầm 2: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã vô hình đưa đất nước Việt Nam thành một bãi chiến trường của 2 phe trong đó cả ta và địch đều là người Việt và bắn giết lẫn nhau.
Sai lầm 3: Đưa đất nước tiến theo mô hình gọi là “Chủ nghĩa xã hội” trong khi chưa hiểu rõ ràng các quy luật phát triển của xã hội . Điều này dẫn đến một loạt các chỉ đạo sai lầm như : xây dựng một chế độ bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã, toàn bộ các cơ quan nhà máy đều nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và vận hành theo nền kinh tế kế hoạch hoá. Cho đến ngày nay chúng ta mới thấy hậu quả vô cùng khủng khiếp mà nó mang lại đó là nạn tham nhũng, thái độ vô trách nhiệm của các cán bộ, hàng loạt cơ quan Nhà nước làm ăn thua lỗ, lãng phí.
Sai lầm 4: Xây dựng một quy chế “Dân chủ tập trung” (trong xã hội chúng ta đều biết rằng người tài giỏi bao giời cũng chiếm số ít). Tất cả mọi vấn đề đều phải đưa ra lấy biểu quyết tập thể. Điều này dẫn đến “hoà cả làng” khi sự chỉ đạo đó là sai lầm và chẳng ai chụi trách nhiệm trước nhân dân, đất nước cả. Điều này cũng tạo nên một bộ máy lãnh đạo hoàn toàn không thể năng động được. Một cơ chế như vậy thì cho dù có chọn được một Chủ tịch nước hay một Thủ tướng tài giỏi thì cũng không thể phát huy được.(chúng ta thử nghĩ rằng nếu học thuyết của Anhxtanh phải đưa ra lấy biểu quyết của một tập thể nông dân và công nhân mới được công bố thì có lẽ cho đến hôm nay học thuyết đó đã mất rồi).
Sai lầm 5: Bưng bít và áp đặt thông tin, chỉ thông tin một chiều theo sự chỉ đạo của Ban Tư tường Văn hoá dẫn đến thiếu kiến thức trong việc nhận thức một vấn đề. Chúng ta đều biết những thông tin như báo chí, Truyền hình đóng một vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp nhưng những phương tiện này là chỉ để hô hào truyên truyền đề cao Đảng.
Sai lầm 6: Một đất nước mà nhân quyền hầu hết bị vi phạm. Mọi người không được hưởng quyền tối thiểu của mình đó là quyền được bầu cử thì làm sao đất nước chọn ra được những người thực sự có tài đức mà thay vào đó chỉ là một loạt những người xu ninh, cơ hội. Tạo ra một thị trường mua quan, bán chức. Một xã hội mà mọi người không được nói ra những điều mà trong đầu họ nghĩ thì làm sao Đảng có được một ban tham mưu trí tuệ được ?
Sai lầm 7 : Dùng hệ thống Chuyên chính vô sản để đè bẹp tất cả mọi sự phản đối trong tất cả các vấn đề. Chúng ta biết rằng dùng chuyên chính chỉ có hiệu quả trong một giai đoạn ngắn để ổn định một trật tự xã hội nào đó (như ban bố tình trạng giới nghiêm) chứ chuyên chính sẽ không bao giờ có hiệu quả trong một giai đoạn dài của đất nước, làm như vậy chẳng khác gì bịt miệng núi lửa.
Sai lầm 8: Bộ máy quản lý hết sức cồng kềnh. Trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân không rõ ràng, nhất là ở bộ phân Trung ương. Ở các nước trên thế giới, các đảng chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự để ứng cử tổng thống, sau khi bầu cử tổng thống xong thì đảng không bao giờ được can thiệp, chỉ đạo vào công việc của tổng thống. Còn ở nước ta, một ông Chủ tịch Nước tưởng là to nhưng thực chất không bao giờ có quyền quyết một vấn đề gì cả vì phía trên còn có Đảng, có Tổng Bí Thư, Có bộ Chính trị, có Ban Bí Thư…nhiều và nhiều.
Sai lầm 9: Ngay từ khi mới lên nắm chính quyền đã muốn xoá sạch tôn giáo, phật giáo mà không nghĩ rằng đó là một công cụ giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người kể cả những trẻ em hết sức có hiệu quả, thay vào đó là một nền giáo dục chay đại loại như dạy cho các cháu phải “yêu tổ quốc, yêu đồng bào..”. Một xã hội vô đạo và tình trạng thất nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến một thế hệ trẻ đa phần là hư hỏng về đạo đức và chẳng biết đến khi nào mới trở lại được như xưa.
Sai lầm 10: Không tôn trọng người tài giỏi, thực tế là trong một cơ quan nhà nước không ai dại dột thể hiện sự tài giỏi của mình vì như vậy chẳng khác gì thể hiện sự chê bai các “xếp” tự đưa bản thân mình vào một mối quan hệ phức tạp trong khi đó thì đồng lương vẫn phải “đến hẹn lại lên “. Vì vậy những trí thức, những người tài, giỏi muốn thể hiện mình thì chỉ một cách duy nhất đó là trốn ra nước ngoài để làm việc. Thử hỏi rằng trong một thời đại khoa học và công nghệ phát triển từng ngày nhưng biểu tượng duy nhất được đề cao suốt 70 năm qua là cái búa và liềm thì làm sao có thể theo kịp được các nước.
Ngày 4/5/2006
Thanh bình
Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
Sai lầm 1: Trong xã hội, bất kỳ thời đại nào đều có sự phân chia thành các giai cấp, thành các tầng lớp rõ rệt. Sự phân chia đó phản ảnh tính ưu việt của từng giòng giống, giòng họ cũng như sự cố gắng phấn đấu vươn lên của từng gia đình, từng cá nhân..Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo dựa trên học thuyết Mác đã lật ngược hoàn toàn trật tự đó. Một trật tự (tương đối) mà trải qua hàng nghìn năm mới có được. Tức là tầng lớp dưới đáy xã hội lại lãnh đạo tầng lớp phía trên mà hậu quả đáng tiếc là trong cuộc cách mạng ruộng đất không biết bao nhiêu người tài giỏi bị giam chết, bao nhiêu gia đình bị oan sai, bao nhiêu tài sản văn hoá quý giá bị đập phá hoặc rơi vào tay nông dân và trở thành vật vô dụng. Điều quan trọng hơn là dẫn đến một loạt những sai lầm sau này.
Sai lầm 2: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã vô hình đưa đất nước Việt Nam thành một bãi chiến trường của 2 phe trong đó cả ta và địch đều là người Việt và bắn giết lẫn nhau.
Sai lầm 3: Đưa đất nước tiến theo mô hình gọi là “Chủ nghĩa xã hội” trong khi chưa hiểu rõ ràng các quy luật phát triển của xã hội . Điều này dẫn đến một loạt các chỉ đạo sai lầm như : xây dựng một chế độ bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã, toàn bộ các cơ quan nhà máy đều nằm dưới sự quản lý của Nhà nước và vận hành theo nền kinh tế kế hoạch hoá. Cho đến ngày nay chúng ta mới thấy hậu quả vô cùng khủng khiếp mà nó mang lại đó là nạn tham nhũng, thái độ vô trách nhiệm của các cán bộ, hàng loạt cơ quan Nhà nước làm ăn thua lỗ, lãng phí.
Sai lầm 4: Xây dựng một quy chế “Dân chủ tập trung” (trong xã hội chúng ta đều biết rằng người tài giỏi bao giời cũng chiếm số ít). Tất cả mọi vấn đề đều phải đưa ra lấy biểu quyết tập thể. Điều này dẫn đến “hoà cả làng” khi sự chỉ đạo đó là sai lầm và chẳng ai chụi trách nhiệm trước nhân dân, đất nước cả. Điều này cũng tạo nên một bộ máy lãnh đạo hoàn toàn không thể năng động được. Một cơ chế như vậy thì cho dù có chọn được một Chủ tịch nước hay một Thủ tướng tài giỏi thì cũng không thể phát huy được.(chúng ta thử nghĩ rằng nếu học thuyết của Anhxtanh phải đưa ra lấy biểu quyết của một tập thể nông dân và công nhân mới được công bố thì có lẽ cho đến hôm nay học thuyết đó đã mất rồi).
Sai lầm 5: Bưng bít và áp đặt thông tin, chỉ thông tin một chiều theo sự chỉ đạo của Ban Tư tường Văn hoá dẫn đến thiếu kiến thức trong việc nhận thức một vấn đề. Chúng ta đều biết những thông tin như báo chí, Truyền hình đóng một vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp nhưng những phương tiện này là chỉ để hô hào truyên truyền đề cao Đảng.
Sai lầm 6: Một đất nước mà nhân quyền hầu hết bị vi phạm. Mọi người không được hưởng quyền tối thiểu của mình đó là quyền được bầu cử thì làm sao đất nước chọn ra được những người thực sự có tài đức mà thay vào đó chỉ là một loạt những người xu ninh, cơ hội. Tạo ra một thị trường mua quan, bán chức. Một xã hội mà mọi người không được nói ra những điều mà trong đầu họ nghĩ thì làm sao Đảng có được một ban tham mưu trí tuệ được ?
Sai lầm 7 : Dùng hệ thống Chuyên chính vô sản để đè bẹp tất cả mọi sự phản đối trong tất cả các vấn đề. Chúng ta biết rằng dùng chuyên chính chỉ có hiệu quả trong một giai đoạn ngắn để ổn định một trật tự xã hội nào đó (như ban bố tình trạng giới nghiêm) chứ chuyên chính sẽ không bao giờ có hiệu quả trong một giai đoạn dài của đất nước, làm như vậy chẳng khác gì bịt miệng núi lửa.
Sai lầm 8: Bộ máy quản lý hết sức cồng kềnh. Trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân không rõ ràng, nhất là ở bộ phân Trung ương. Ở các nước trên thế giới, các đảng chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự để ứng cử tổng thống, sau khi bầu cử tổng thống xong thì đảng không bao giờ được can thiệp, chỉ đạo vào công việc của tổng thống. Còn ở nước ta, một ông Chủ tịch Nước tưởng là to nhưng thực chất không bao giờ có quyền quyết một vấn đề gì cả vì phía trên còn có Đảng, có Tổng Bí Thư, Có bộ Chính trị, có Ban Bí Thư…nhiều và nhiều.
Sai lầm 9: Ngay từ khi mới lên nắm chính quyền đã muốn xoá sạch tôn giáo, phật giáo mà không nghĩ rằng đó là một công cụ giáo dục đạo đức cho tất cả mọi người kể cả những trẻ em hết sức có hiệu quả, thay vào đó là một nền giáo dục chay đại loại như dạy cho các cháu phải “yêu tổ quốc, yêu đồng bào..”. Một xã hội vô đạo và tình trạng thất nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến một thế hệ trẻ đa phần là hư hỏng về đạo đức và chẳng biết đến khi nào mới trở lại được như xưa.
Sai lầm 10: Không tôn trọng người tài giỏi, thực tế là trong một cơ quan nhà nước không ai dại dột thể hiện sự tài giỏi của mình vì như vậy chẳng khác gì thể hiện sự chê bai các “xếp” tự đưa bản thân mình vào một mối quan hệ phức tạp trong khi đó thì đồng lương vẫn phải “đến hẹn lại lên “. Vì vậy những trí thức, những người tài, giỏi muốn thể hiện mình thì chỉ một cách duy nhất đó là trốn ra nước ngoài để làm việc. Thử hỏi rằng trong một thời đại khoa học và công nghệ phát triển từng ngày nhưng biểu tượng duy nhất được đề cao suốt 70 năm qua là cái búa và liềm thì làm sao có thể theo kịp được các nước.
Ngày 4/5/2006
Thanh bình
Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
Chuyện quan chức nói dối ở TQ: Vì sao nói dối?
Chuyện quan chức nói dối ở TQ: Vì sao nói dối?
23.05.2007 15:06
Trong đợt bùng phát dịch cúm gia cầm, dịch Sars trước đây, nhiều địa phương ở Trung Quốc sau một thời gian giấu nhẼ/td>
Sự thật giới quan trường một số địa phương ở Trung Quốc đã tồn tại một “dây chuyền nói dối”: quan làng nói dối quan xã, quan xã nói dối quan huyện, cứ thế nói dối lên trên.
Cấp trên lại không có khả năng thiên lý nhãn hay tai thính ngàn dặm, họ chủ yếu dựa vào nguồn thông tin bên dưới cung cấp, những số liệu báo cáo cứ thế nhảy lung tung.
Bốn nguyên nhân
Nguyên nhân thúc đẩy các quan chức nói dối thì có nhiều. Ý kiến cư dân mạng tham gia “Diễn đàn nhân dân Trung Quốc” trên hệ thống Nhân Dân Nhật Báo tập trung tóm tắt mấy điểm sau:
Thứ nhất, các quan chức có tội, có sai lầm nhưng vẫn muốn giữ ghế.
Ví dụ: các vụ sập hầm lò than gây chết người, các chủ mỏ liên kết với cơ quan chính quyền bao che, như vụ chết hai người ở hai mỏ khu vực Nhữ Chân, tỉnh Hà Nam, họ đã trao “phong bì” cho các nhà báo để giấu nhẹm sự thật.
Thứ hai, một số quan chức cho rằng muốn thăng quan tiến chức nhanh để mưu lợi nhiều hơn thì dùng các “kế hoạch nói dối”.
Cách này trước hết phải kể đến Vương Hoài Trung. Vương làm bí thư huyện ủy huyện Hào (tỉnh An Huy), giá trị sản lượng công nghiệp hương trấn hằng năm chỉ mấy chục triệu nhân dân tệ, nhưng Vương đã thổi lên đến mấy trăm triệu nhân dân tệ.
Sau đó làm bí thư thành phố Phụ Dương, GDP hằng năm tăng trưởng chỉ 4,7%, nhưng Vương báo cáo là 22%. Khi lên làm phó chủ tịch tỉnh An Huy thì mọi việc bị phanh phui: động cơ nói dối của Vương chính là để thăng quan tiến chức và tham nhũng, phải lãnh án tử hình.
Thứ ba, một số quan chức bản thân sa đọa hưởng lạc nhưng cố tạo ra hình tượng “trong sạch”. Ở tỉnh Quảng Đông, một phó bí thư huyện ủy huyện Phật Cương tên là Diệp Quảng Chương, ban ngày lên lớp giảng cho cán bộ đảng viên về việc tu dưỡng đạo đức cách mạng, nhưng buổi tối bị công an phát hiện đi mua dâm! Nhiều cán bộ rao giảng đạo đức nhưng bản thân tha hóa sau đó đã bị vạch trần bộ mặt thật.
Thứ tư, có những lãnh đạo cấp trên thích nghe cấp dưới nói dối, bởi những thành tích của cấp dưới làm tăng thành tích của cấp trên. Cấp trên thích, cấp dưới ăn theo.
Ở một số nơi, phong khí quan trường bất chính, lãnh đạo thích nhiều công nên chỉ thích nghe thành tích, không thích nghe khuyết điểm, do đó cấp dưới tha hồ nói dối. Ở một địa phương mà trò nói dối “thịnh hành” thì người nói thật sẽ gặp rủi ro lớn.
Trường hợp Lý Xương Bình và Hạ Nhất Tùng là những ví dụ cụ thể. Lý Xương Bình, nguyên bí thư Đảng ủy xã Bàn Cờ, huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc, đã làm tờ trình gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ về “sự nghèo thật của nông thôn, sự khổ thật của nông dân, sự nguy hiểm thật của nông nghiệp Trung Quốc”.
Hạ Nhất Tùng, bí thư huyện ủy huyện Lợi Tân, tỉnh An Huy, đã công khai cự tuyệt hối lộ và vạch trần những điều “bí mật” trong giới quan trường ở địa phương.
Nhưng oái oăm thay, cả Lý và Hạ đều bị “đào thải ngược”, đều bị gây sức ép từ địa phương và kết cục là từ quan.
Tuy rằng dư luận xã hội ủng hộ thái độ nói đúng sự thật của Lý và Hạ, nhưng không ít quan chức “nói dối có sách” lại cho đó là làm trái “qui tắc trò chơi”.
Vận động nói thật!
Một số quan chức Trung Quốc khi sắp về hưu mới bắt đầu lên tiếng nói thật. Nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Trương Bảo Khánh đã công khai nói lên thực trạng của ngành giáo dục, như nguồn đầu tư ngân sách quá ít, học phí quá cao vượt khỏi khả năng của người dân.
Khi được hỏi vì sao đến bây giờ mới nói lên sự thật, ông đã nói một điều phũ phàng: “Dù sao tôi cũng sắp về hưu rồi”. Dân chúng luôn mong đợi quan chức nói thật, nhưng có một thực tế là một số vị quan khi nói thẳng đều là những người đã làm sẵn thủ tục về hưu, nghĩa là họ chuẩn bị rời khỏi chốn quan trường.
Một số quan chức nói thẳng rằng khi tại chức họ không thể nói, không dám nói và không muốn nói vì đó được gọi là “qui luật ngầm” của quan trường tại một số địa phương: nói thật sẽ bị kỷ luật, không dám nói vì sợ đụng chạm đến nhiều quan chức, không muốn nói vì mình còn tại chức, cần giữ cái ghế của mình.
Không chỉ người dân thích nghe sự thật mà hơn ai hết những nhà lãnh đạo Trung Quốc lại càng muốn nghe sự thật. Đầu năm 2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có tổ chức một buổi tọa đàm về y tế, ông Mã Văn Phương - một bác sĩ trạm y tế làng Văn Trang ở tỉnh Hà Nam - được mời tham dự, là đại biểu duy nhất đến từ cơ sở.
Khi được mời, ông không biết nên nói những gì và không nói những gì, lúc đó phòng y tế huyện đã soạn sẵn cho ông bài phát biểu với nội dung khen ngợi những chính sách của Đảng và chính quyền địa phương. Lúc đến Bắc Kinh, Bộ Y tế cho biết thủ tướng chỉ muốn nghe sự thật, lúc này ông mới thẳng thắn nói hết những khó khăn của y tế nông thôn.
Nhằm tăng ngăn ngừa tình trạng nói sai sự thật, cục trưởng Cục Kiểm soát an toàn quốc gia Trung Quốc Lý Nghị Trung cho biết Bộ luật hình sự sửa đổi 6 của Trung Quốc có bổ sung điều 139 về xác định tội báo cáo sai các sự cố, tai nạn.
Trong đó, tai nạn hầm mỏ có qui định rõ về tội giấu nhẹm, thế nào là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; qui định rõ việc xử phạt với hành vi báo cáo sai, không báo cáo, báo cáo trễ. “Diễn đàn nhân dân Trung Quốc” khi khép lại trên hệ thống Nhân Dân Nhật Báo đã lên tiếng yêu cầu làm một cuộc vận động nói thật, đề cao tính tự giác.
Bởi vì nếu cứ để xảy ra tình trạng “giả như thật, thật như giả” thì người dân từ việc mất lòng tin với một vài vị quan chức sẽ dần dần mất lòng tin với cả tập thể quan chức, và đó là một điều nguy hiểm với xã hội.
Tháng 12-2005, bí thư và phó bí thư huyện Phụ Nam (tỉnh An Huy) ra chỉ tiêu kêu gọi đầu tư cho năm 2006 của toàn huyện, trong đó có ghi rõ mỗi thị trấn phải kêu gọi đầu tư từ 4,6-30 triệu nhân dân tệ, bốn vị lãnh đạo của huyện có nhiệm vụ kêu gọi đầu tư với số vốn 100 triệu nhân dân tệ.
Các cán bộ phải dành 1/3 giờ làm việc đi xúc tiến đầu tư, trích 10% lương đặt cọc, nếu cuối năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ coi đó như là vốn đầu tư, sáu tháng đầu năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải dành toàn bộ thời gian làm việc đi xúc tiến công tác đầu tư, nếu cuối năm không hoàn thành nhiệm vụ thì tự nguyện từ chức.
Kết quả, đến tháng 10-2006, ông cục trưởng cục giám sát an ninh của huyện, cục trưởng cục đô thị huyện bị cách chức, cảnh cáo vì không kêu gọi được nhà đầu tư nào.
Cuối cùng thì số dự án đầu tư năm 2006 của huyện Phụ Nam tăng gấp đôi so với năm 2005, nhưng theo cán bộ địa phương thì đó là con số không thực tế.
Theo báo cáo chín tháng đầu năm 2006, huyện có 114 dự án đầu tư với số vốn 264.750.000 nhân dân tệ, nhưng sau khi khảo sát phát hiện chỉ có 30,61% dự án là có thật, nghĩa là có đến 70% dự án chưa được xác định, báo cáo khống.
Vì lo sợ không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cách chức nên các quan chức đã nói dối, và đó là cách duy nhất để giữ lại cái ghế cho mình. Đây là điển hình của việc chạy theo bệnh thành tích của cấp trên, khiến cấp dưới bắt buộc phải nói dối.
Đến tháng 1-2007, Đại hội đại biểu nhân dân toàn tỉnh An Huy đã kịp sửa sai, hai vị quan bị cách chức trước đó đã được phục chức, còn hai vị bí thư và phó bí thư bị kiểm điểm khiển trách vì ra chỉ tiêu mù quáng.
(Theo Tuổi Trẻ)
23.05.2007 15:06
Trong đợt bùng phát dịch cúm gia cầm, dịch Sars trước đây, nhiều địa phương ở Trung Quốc sau một thời gian giấu nhẼ/td>
Sự thật giới quan trường một số địa phương ở Trung Quốc đã tồn tại một “dây chuyền nói dối”: quan làng nói dối quan xã, quan xã nói dối quan huyện, cứ thế nói dối lên trên.
Cấp trên lại không có khả năng thiên lý nhãn hay tai thính ngàn dặm, họ chủ yếu dựa vào nguồn thông tin bên dưới cung cấp, những số liệu báo cáo cứ thế nhảy lung tung.
Bốn nguyên nhân
Nguyên nhân thúc đẩy các quan chức nói dối thì có nhiều. Ý kiến cư dân mạng tham gia “Diễn đàn nhân dân Trung Quốc” trên hệ thống Nhân Dân Nhật Báo tập trung tóm tắt mấy điểm sau:
Thứ nhất, các quan chức có tội, có sai lầm nhưng vẫn muốn giữ ghế.
Ví dụ: các vụ sập hầm lò than gây chết người, các chủ mỏ liên kết với cơ quan chính quyền bao che, như vụ chết hai người ở hai mỏ khu vực Nhữ Chân, tỉnh Hà Nam, họ đã trao “phong bì” cho các nhà báo để giấu nhẹm sự thật.
Thứ hai, một số quan chức cho rằng muốn thăng quan tiến chức nhanh để mưu lợi nhiều hơn thì dùng các “kế hoạch nói dối”.
Cách này trước hết phải kể đến Vương Hoài Trung. Vương làm bí thư huyện ủy huyện Hào (tỉnh An Huy), giá trị sản lượng công nghiệp hương trấn hằng năm chỉ mấy chục triệu nhân dân tệ, nhưng Vương đã thổi lên đến mấy trăm triệu nhân dân tệ.
Sau đó làm bí thư thành phố Phụ Dương, GDP hằng năm tăng trưởng chỉ 4,7%, nhưng Vương báo cáo là 22%. Khi lên làm phó chủ tịch tỉnh An Huy thì mọi việc bị phanh phui: động cơ nói dối của Vương chính là để thăng quan tiến chức và tham nhũng, phải lãnh án tử hình.
Thứ ba, một số quan chức bản thân sa đọa hưởng lạc nhưng cố tạo ra hình tượng “trong sạch”. Ở tỉnh Quảng Đông, một phó bí thư huyện ủy huyện Phật Cương tên là Diệp Quảng Chương, ban ngày lên lớp giảng cho cán bộ đảng viên về việc tu dưỡng đạo đức cách mạng, nhưng buổi tối bị công an phát hiện đi mua dâm! Nhiều cán bộ rao giảng đạo đức nhưng bản thân tha hóa sau đó đã bị vạch trần bộ mặt thật.
Thứ tư, có những lãnh đạo cấp trên thích nghe cấp dưới nói dối, bởi những thành tích của cấp dưới làm tăng thành tích của cấp trên. Cấp trên thích, cấp dưới ăn theo.
Ở một số nơi, phong khí quan trường bất chính, lãnh đạo thích nhiều công nên chỉ thích nghe thành tích, không thích nghe khuyết điểm, do đó cấp dưới tha hồ nói dối. Ở một địa phương mà trò nói dối “thịnh hành” thì người nói thật sẽ gặp rủi ro lớn.
Trường hợp Lý Xương Bình và Hạ Nhất Tùng là những ví dụ cụ thể. Lý Xương Bình, nguyên bí thư Đảng ủy xã Bàn Cờ, huyện Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc, đã làm tờ trình gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ về “sự nghèo thật của nông thôn, sự khổ thật của nông dân, sự nguy hiểm thật của nông nghiệp Trung Quốc”.
Hạ Nhất Tùng, bí thư huyện ủy huyện Lợi Tân, tỉnh An Huy, đã công khai cự tuyệt hối lộ và vạch trần những điều “bí mật” trong giới quan trường ở địa phương.
Nhưng oái oăm thay, cả Lý và Hạ đều bị “đào thải ngược”, đều bị gây sức ép từ địa phương và kết cục là từ quan.
Tuy rằng dư luận xã hội ủng hộ thái độ nói đúng sự thật của Lý và Hạ, nhưng không ít quan chức “nói dối có sách” lại cho đó là làm trái “qui tắc trò chơi”.
Vận động nói thật!
Một số quan chức Trung Quốc khi sắp về hưu mới bắt đầu lên tiếng nói thật. Nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Trương Bảo Khánh đã công khai nói lên thực trạng của ngành giáo dục, như nguồn đầu tư ngân sách quá ít, học phí quá cao vượt khỏi khả năng của người dân.
Khi được hỏi vì sao đến bây giờ mới nói lên sự thật, ông đã nói một điều phũ phàng: “Dù sao tôi cũng sắp về hưu rồi”. Dân chúng luôn mong đợi quan chức nói thật, nhưng có một thực tế là một số vị quan khi nói thẳng đều là những người đã làm sẵn thủ tục về hưu, nghĩa là họ chuẩn bị rời khỏi chốn quan trường.
Một số quan chức nói thẳng rằng khi tại chức họ không thể nói, không dám nói và không muốn nói vì đó được gọi là “qui luật ngầm” của quan trường tại một số địa phương: nói thật sẽ bị kỷ luật, không dám nói vì sợ đụng chạm đến nhiều quan chức, không muốn nói vì mình còn tại chức, cần giữ cái ghế của mình.
Không chỉ người dân thích nghe sự thật mà hơn ai hết những nhà lãnh đạo Trung Quốc lại càng muốn nghe sự thật. Đầu năm 2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo có tổ chức một buổi tọa đàm về y tế, ông Mã Văn Phương - một bác sĩ trạm y tế làng Văn Trang ở tỉnh Hà Nam - được mời tham dự, là đại biểu duy nhất đến từ cơ sở.
Khi được mời, ông không biết nên nói những gì và không nói những gì, lúc đó phòng y tế huyện đã soạn sẵn cho ông bài phát biểu với nội dung khen ngợi những chính sách của Đảng và chính quyền địa phương. Lúc đến Bắc Kinh, Bộ Y tế cho biết thủ tướng chỉ muốn nghe sự thật, lúc này ông mới thẳng thắn nói hết những khó khăn của y tế nông thôn.
Nhằm tăng ngăn ngừa tình trạng nói sai sự thật, cục trưởng Cục Kiểm soát an toàn quốc gia Trung Quốc Lý Nghị Trung cho biết Bộ luật hình sự sửa đổi 6 của Trung Quốc có bổ sung điều 139 về xác định tội báo cáo sai các sự cố, tai nạn.
Trong đó, tai nạn hầm mỏ có qui định rõ về tội giấu nhẹm, thế nào là nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; qui định rõ việc xử phạt với hành vi báo cáo sai, không báo cáo, báo cáo trễ. “Diễn đàn nhân dân Trung Quốc” khi khép lại trên hệ thống Nhân Dân Nhật Báo đã lên tiếng yêu cầu làm một cuộc vận động nói thật, đề cao tính tự giác.
Bởi vì nếu cứ để xảy ra tình trạng “giả như thật, thật như giả” thì người dân từ việc mất lòng tin với một vài vị quan chức sẽ dần dần mất lòng tin với cả tập thể quan chức, và đó là một điều nguy hiểm với xã hội.
Tháng 12-2005, bí thư và phó bí thư huyện Phụ Nam (tỉnh An Huy) ra chỉ tiêu kêu gọi đầu tư cho năm 2006 của toàn huyện, trong đó có ghi rõ mỗi thị trấn phải kêu gọi đầu tư từ 4,6-30 triệu nhân dân tệ, bốn vị lãnh đạo của huyện có nhiệm vụ kêu gọi đầu tư với số vốn 100 triệu nhân dân tệ.
Các cán bộ phải dành 1/3 giờ làm việc đi xúc tiến đầu tư, trích 10% lương đặt cọc, nếu cuối năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ coi đó như là vốn đầu tư, sáu tháng đầu năm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải dành toàn bộ thời gian làm việc đi xúc tiến công tác đầu tư, nếu cuối năm không hoàn thành nhiệm vụ thì tự nguyện từ chức.
Kết quả, đến tháng 10-2006, ông cục trưởng cục giám sát an ninh của huyện, cục trưởng cục đô thị huyện bị cách chức, cảnh cáo vì không kêu gọi được nhà đầu tư nào.
Cuối cùng thì số dự án đầu tư năm 2006 của huyện Phụ Nam tăng gấp đôi so với năm 2005, nhưng theo cán bộ địa phương thì đó là con số không thực tế.
Theo báo cáo chín tháng đầu năm 2006, huyện có 114 dự án đầu tư với số vốn 264.750.000 nhân dân tệ, nhưng sau khi khảo sát phát hiện chỉ có 30,61% dự án là có thật, nghĩa là có đến 70% dự án chưa được xác định, báo cáo khống.
Vì lo sợ không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cách chức nên các quan chức đã nói dối, và đó là cách duy nhất để giữ lại cái ghế cho mình. Đây là điển hình của việc chạy theo bệnh thành tích của cấp trên, khiến cấp dưới bắt buộc phải nói dối.
Đến tháng 1-2007, Đại hội đại biểu nhân dân toàn tỉnh An Huy đã kịp sửa sai, hai vị quan bị cách chức trước đó đã được phục chức, còn hai vị bí thư và phó bí thư bị kiểm điểm khiển trách vì ra chỉ tiêu mù quáng.
(Theo Tuổi Trẻ)
TỔ CHỨC UNESCO KHÔNG VINH DANH HỒ CHÍ MINH
TỔ CHỨC UNESCO KHÔNG VINH DANH HỒ CHÍ MINH
Trần Gia Phụng
Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh(1890-1969) được đề cử vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M’Bow, người Phi Châu.
Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris, nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau:
1) Vận động người Việt và báo chí Việt ngữ ở hải ngoại (Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu, Nhật Bản) viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản trong nước, đồng thời phản đối việc đề cử Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới. Ý kiến phản đối lên đến khoảng 20,000 thư, đều được Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của UNESCO chuyển cho Đại diện của Hà Nội tại UNESCO. Ngoài ra, có người còn viết sách tố cáo ông Hồ đã ăn cắp thơ (đạo thơ) của người khác làm thơ của mình trong sách Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). (Lê Hữu Mục, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Canada, 1990.)
2) Liên lạc và kêu gọi Uỷ Ban Tương Trợ Việt-Miên-Lào và Hội Cựu Chiến Binh Đông Dương lên tiếng tố cáo Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông Dương. 3) Liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp để đề nghị họ đưa vấn đề ra trước Quốc hội Pháp, nhắm yêu cầu chính phủ Pháp có ý kiến với UNESCO về đề nghị vinh danh HCM, vì trụ sở của tổ chức nầy đặt tại Paris.
Trong lúc cuộc vận động đang diễn tiến, thì vào cuối thập niên 80, có ba sự kiện quan trọng xảy ra:
1) Trong nội bộ UNESCO, ông tổng thư ký M’Bow, thôi giữ chức tổng giám đốc, và ông Frédéric Mayer, người Tây Ban Nha đắc cử chức Tổng giám đốc. Ông Mayer không ủng hộ nhóm thiên tả, và không ủng hộ việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”.
2) Tại Việt Nam, số người vượt biên càng ngày càng cao. Từ năm 1975 đến năm 1989 (trước thời điểm Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên), số người vượt biên đến được nơi tạm dung lên đến khoảng 900,000 người, không kể số người tử nạn trên đường vượt biên.(theo thống kê do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, được nhà báo Giao Chỉ ghi lại trong bài “Lịch sử 30 năm định cư tỵ nạn 1975-2005”, nhật báo Người Việt Online, ngày 1-4-2005.)
3) Các nước cộng sản Đông Âu bắt đầu lung lay và sụp đổ từ cuối năm 1989.
Cuộc vận động của Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, phản ứng của Cộng đồng người Việt khắp thế giới, và ba sự kiện trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến UNESCO và cuối cùng UNESCO quyết định không thi hành việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”. UNESCO cũng thông báo cho nhà cầm quyền Hà Nội biết, đại để như sau:
- UNESCO không tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh niên của Hồ Chí Minh tại Paris, cũng thư tại Hà Nội.
- Thuận cho Tòa Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở Paris thuê một phòng tại trụ sở UNESCO để tự tổ chức, nhưng UNESCO không cử đại diện tham dự lễ.
- Trong buổi lễ, ban Tổ chức không được tuyên truyền rằng UNESCO đã đề cao Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, không được treo ảnh Hồ Chí Minh trong hội trường.
- Thiệp mời chỉ được ghi là “tham dự buổi văn nghệ”.
Tuy UNESCO quy định như vậy, nhưng theo cung cách cộng sản, tòa Đại sứ CHXHCNVN vẫn lén lút làm giấy mời có nội dung vinh danh Hồ Chí Minh để gởi cho người Việt, còn in 100 giấy mời chính thức đề là “tham dự buổi văn nghệ” để gởi người ngoại quốc, nhắm tránh bị UNESCO khiển trách.
Trong cuộc nói chuyện trước Cộng đồng Việt Nam tại Montreal, vào ngày Chủ nhật 25-4-2004, bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, một nhà hoạt động chính trị kỳ cựu tại Paris, đã cho biết rằng sau khi UNESCO quyết định như trên, để vớt vát, tòa Đại sứ CHXHCNVN tại Paris đã thuê một phòng tại trụ sở UNESCO ở Paris để tổ chức buổi trình diễn văn nghệ vào ngày 12-5-1989, đúng một tuần lễ trước sinh nhật của Hồ Chí Minh. Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, có khoảng 70 người hiện diện, bao gồm cả ban tổ chức và nhóm “Việt kiều Yêu nước” là tổ chức do CSVN lập ra. UNESCO và Pháp không cử đại diện đến dự. Chỉ có hai nước gởi người đến tham dự là Cambodia và Lào.
Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, ông Đại sứ CHXHCNVN tại Pháp là Phạm Bình không đọc diễn văn, mà chỉ có ông Nguyễn Kinh Tài, đại diện CHXHCNVN tại UNESCO đọc bài viết ngắn về ý nghĩa buổi lễ, ca tụng sự nghiệp của Hồ Chí Minh, nhưng theo đúng tinh thần quyết định sau cùng của UNESCO, là không đề cập gì đến vấn đề danh nhân văn hóa thế giới.
Trong lúc đó, trong khi phí CSVN đang trình diễn văn nghệ, thì phái đoàn của Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá do ông Trần Văn Tòng, Chủ tịch UBQTTVB, cùng với các học giả Olivier Todd, Jean Francois Revel, thành viên sáng lập UBQTTVB và bà Anne Marie Goussard, Tổng thư ký Hội Quốc tế Nhân quyền, đến gặp ban Giám đốc UNESCO để hỏi rõ mục đích và ý nghĩa của buổi sinh hoạt văn nghệ nầy tại một phòng họp của UNESCO.
Đại diện UNESCO xác nhận với phái đoàn Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá rằng, đây là buổi văn nghệ do Tòa Đại sứ CHXHCNVN tổ chức, chứ không phải là lễ vinh danh Hồ Chí Minh của UNESCO. Sau khi ban Giám đốc UNESCO xác nhận như trên, trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá tại trung tâm Maubert Mutualité (Paris 5ème) vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày 12-5-1989, ông Olivier Todd đã lên diễn đàn tường trình lại cuộc tiếp xúc với Ban Giám đốc UNESCO. Trong khi tường trình, ít nhất ông Olivier Todd đã hai lần nói rõ rằng Ban Giám đốc UNESCO xác nhận rằng UNESCO không tổ chức vinh danh Hồ Chí Minh, và cũng cho biết buổi trình diễn văn nghệ nhân kỷ niệm một trăm năm sinh niên Hồ Chí Minh vào chiều hôm đó, là do sáng kiến của Tòa Đại sứ CHXHCNVN mà thôi.
Sự kiện UNESCO không tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới là thành quả của những vận động của cộng đồng Việt Nam hải ngoại và nhất là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh tại Paris. Điều nầy cho thấy cộng đồng người Việt hải ngoại là một đối lực chính trị quan trọng đối với chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước. Chỉ tiếc là sau khi thành công trong việc vận động UNESCO không thi hành việc vinh danh Hồ Chí Minh, cộng đồng người Việt hải ngoại và Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh không trình thuật toàn bộ nội vụ và kết quả, thật rõ ràng và thật rộng rãi trên khắp thế giới, để tránh việc tuyên truyền mờ ám và đánh lận con đen của CSVN.
Như thế, tổ chức UNESCO chưa bao giờ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là sự thật của câu chuyện được các người tham dự tại chỗ kể lại. Nếu ai chưa tin, thì có thể liên lạc thẳng với những người trong cuộc, đã từng chứng kiến tại chỗ việc nầy, hiện còn sống ở Paris để hỏi cho rõ. Ngoài ra, hồ sơ của UNESCO vẫn còn đó, rộng mở cho tất cả những nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu của CHXHCNVN. Thời đại nầy là thời đại khoa học kỹ thuật thông tin tiến bộ, mọi dữ kiện đều được ghi nhận cụ thể, nên mọi người có thể sưu tra dễ dàng trong các văn khố, nhất là những nguồn tin không thuộc loại bí mật quốc gia như việc vinh danh một nhà hoạt động chính trị, chẳng cần gì phải để thời hạn lâu ngày mới công bố.
Nói thêm cho rõ: Nếu UNESCO quả thật có vinh danh ông Hồ Chí Minh, thì phải có văn bản vinh danh cụ thể, chứ không phải bằng lời nói suông. Trong trường hợp đó, chắc chắn nhà nước CHXHCNVN sẽ tổ chức lễ tiếp nhận văn bản nầy rất long trọng, chứ không im tiếng như lâu nay, và chắc chắn nhà cầm quyền CHXHCNVN sẽ làm ảnh sao (photocopy) văn bản nầy, công bố lên khắp mạng lưới thông tin toàn cầu để thu phục lòng người khắp trên thế giới. Hơn nữa, ảnh sao nầy sẽ được treo khắp hang cùng ngõ hẻm tại Việt Nam, kể cả bắt treo kèm với hình ông Hồ tại nhà của mỗi người dân. Người Việt Nam còn nhớ rõ, mỗi khi một di tích ở Việt Nam được UNESCO thừa nhận là di sản văn hóa thế giới như Mỹ Sơn (Quảng Nam), cổ thành Huế, Vịnh Hạ Long..., nhà nước CHXHCNVN đã làm lễ đón nhận sắc bằng của UNESCO ồn ào cờ trống suốt cả tháng trời, quảng cáo khắp thế giới, huống gì là chuyện ông Hồ.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Canada)
--------------------------------------------------------------
Tài liệu liên quan:
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM (2)
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 - pdf - us
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 - pdf - fre
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987, v. 1: Resolutions Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session, Paris, 20 octobre-20 novembre 1987, v. 1: Résolutions:
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995f.pdf
- Revised provisional agenda as prepared by the Executive Board at its 126th and 127th sessions (126 EX/Decision 6.1 and 127 EX/Decision 6.1) 14 p.; 24 C/1 PROV. REV. :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075222fo.pdf
- Organization of the work of the twenty-fourth session of the General Conference :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075227fo.pdf
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987; v. 3: Proceedings
Publ Year: 1988
Imprint: Paris, UNESCO, 1988
Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session,
Paris, 20 octobre-20 novembre 1987,
v. 3: Comptes rendus des débats; Actas de la Conferencia General, vigésima cuarta reunión, París, 20 de octubre-20 de noviembre de 1987,
v. 3: Actes literales
Conference: UNESCO. General Conference Meeting session: 24th
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000770/077024mo.pdf (139M0)
Trích: Unesco chia ra từng nhóm nhỏ. Những nước XHCN đã đề nghị như sau:
"page 1342
24 C/COM.I/DR.6 -Viet Nam, Angola, German democratic Republic, Byelo-Rusian SSR, Bulgaria, Cuba, India,Poland, czechoslovakia, Ukrainia SSR, USR, Democratic Yemen, Congo - proposes that Unesco asociate itself with the commemoration of the 100th anniversary of the birth of Ho Chi Minh, 28 October 1987, 2 pages"
Họp thứ 24 ngày 20/10/1987 đến 20/11/1987 : Cuộc họp quyết nghị: - ghi nhận (noter) thông báo của Việt nam; - khuyến cáo ( recommander) các nước hội viên tham gia kỷ niệm; - yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, Mời (inviter) những chính khách, tổ chức chính trị.
Giám đốc Unesco, Hội đồng và chính phủ Pháp KHÔNG ủng hộ, và không thực thi đề nghị này, cấm và không đứng ra tổ chức buổi lễ "vinh danh" HCM !!
(Unesco Không có SOUTENIR, không có Inviter ai cả )
- Approved Programme and budget for 1988-1989
Publ Year: 1988
Collation: (556 p. in various pagings)
Original Language: English
Other Lang. versions: Arabic; Chinese; French; Russian; Spanish
Conference: UNESCO. General Conference
Meeting session: 24th session Meetings (date): 1987 Document code: 24 C/5 APPROVED
fre/search_form
http://unesdoc.unesco.org/ulis/search_form.html
Tải xuống - download - pdf
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 :
Tải xuống - download - us - pdf
Tải xuống - download - fre - pdf (hcm - p152)
****
Bài liên quan:
- Unesco Phủ Nhận Nghị Quyết HCM Là Nhà Văn Hóa
- UNESCO Không Hề Tổ Chức Sinh Nhật Hồ Chí Minh - BT...
- Unesco và Hồ Chí Minh (1990) - J F Ravel
- UNESCO vinh danh Hồ chí Minh ?
- Giải Tỏa Huyền Thoại Hồ Chí Minh
- Slides show Ho Chi Minh 1
- Viết về chủ tịch Hồ Chí Minh - PN DNH
- Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh ...
- Vài Suy Nghĩ Về Bác Hồ : Cảm nghĩ của một sinh viê...
- Sai lầm của Hồ Chí Minh và hậu duệ
- Phỏng Vấn GS. Lê Hữu Mục về HUYỄN THOẠI Hồ Chí Min...
- Huyễn Thoại hay Huyền Thoại HCM (LHM 1/2007)
- Huyền Thoại Về Một Người Cha
- TẠI SAO HỒ CHÍ MINH LẠI BỊ COI LÀ QUỈ NHẬP TRÀNG
- Tăng Tuyết Minh vợ HCM (2007)
- HỒ CHÍ MINH, NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP
- Phỏng Vấn Ông Bùi Tín (2005)
- Hồ Chí Minh, cuộc tước đoạt lòng yêu nước - JF Rav...
- HCM, một người yêu nước lầm lạc (2007)
- GIẢI TỎA HÀO QUANG ĐẢNG CỘNG SẢN
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc T...
*
***
*
Ai muốn biết thêm chi tiết, sự thật, hãy liên hệ:
- Service des archives et de la gestion des dossiers de l'UNESCO
7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP - France
Tél.: 00 33.1.45.68.19.50/55 ; email : j.boel@unesco.org
Horaires d'ouverture :
Jeudi et vendredi de 14h à 18 h sans rendez-vous préalable.
Sur rendez-vous du lundi au vendredi de 9h à 12h30 et de 14h à 18h.
Fermé les jours fériés français
bpiweb@unesco.org
Hỏi Chi tiết để biết sự bưng bít và xuyên tạc Sự thật của dcsvn !
. số Ref. nghị quyết vinh danh HCM (chứ không phải đề bạt, khuyến cáo năm 1987) một số nhân vật quốc tế, ngày, ai ký : có hay không ?
. UNESCO có đứng ra tổ chức vinh danh không, có tham dự không, có chi tiền không, thiệp mời tham dự có nhân danh Unesco không, Chính phủ Pháp có tham dự không, ai tham dự ?
. Chuyện gì đã xảy ra khiến "đề bạt vinh danh" bị Unesco huỷ bỏ qua CẢNH CÁO 5 ĐIểM gởi cho sứ quán VN khi sứ quán đơn phương đứng ra tổ chức "buổi văn nghệ" ? (vì sự thật về hcm không phải vậy; có thể liên hệ Unesco Paris để biết : "Cảnh cáo 5 điểm" mà Unesco gởi cho Sứ quán VN tại Paris; có tài liệu -factures- nào của Unesco chứng tỏ hổ trợ chi phí nào về "vụ vinh danh" này không vào năm 1990)
. Kể từ 1987 đến nay (2007) và mãi về sau, như các vị khác được Unesco vinh danh thực sự, có bao giờ Unesco CHI TIỀN, ĐỨNG RA TỔ CHỨC, CHO MƯỢN PHÒNG UNESCO (chứ không phải cho VN mướn) để tổ chức "lễ kỷ niệm" sinh nhật (hoặc vinh danh) HCM ở Paris, VN và ở các nước khác không ???
Câu trả lời là KHÔNG !! (nhà nước VNcs muốn làm ở đâu đó ngoài Unesco, vì ý đồ riêng thì không phải là việc của Unesco)
Trần Gia Phụng
Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh(1890-1969) được đề cử vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M’Bow, người Phi Châu.
Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris, nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau:
1) Vận động người Việt và báo chí Việt ngữ ở hải ngoại (Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu, Nhật Bản) viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản trong nước, đồng thời phản đối việc đề cử Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới. Ý kiến phản đối lên đến khoảng 20,000 thư, đều được Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của UNESCO chuyển cho Đại diện của Hà Nội tại UNESCO. Ngoài ra, có người còn viết sách tố cáo ông Hồ đã ăn cắp thơ (đạo thơ) của người khác làm thơ của mình trong sách Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). (Lê Hữu Mục, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Canada, 1990.)
2) Liên lạc và kêu gọi Uỷ Ban Tương Trợ Việt-Miên-Lào và Hội Cựu Chiến Binh Đông Dương lên tiếng tố cáo Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông Dương. 3) Liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp để đề nghị họ đưa vấn đề ra trước Quốc hội Pháp, nhắm yêu cầu chính phủ Pháp có ý kiến với UNESCO về đề nghị vinh danh HCM, vì trụ sở của tổ chức nầy đặt tại Paris.
Trong lúc cuộc vận động đang diễn tiến, thì vào cuối thập niên 80, có ba sự kiện quan trọng xảy ra:
1) Trong nội bộ UNESCO, ông tổng thư ký M’Bow, thôi giữ chức tổng giám đốc, và ông Frédéric Mayer, người Tây Ban Nha đắc cử chức Tổng giám đốc. Ông Mayer không ủng hộ nhóm thiên tả, và không ủng hộ việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”.
2) Tại Việt Nam, số người vượt biên càng ngày càng cao. Từ năm 1975 đến năm 1989 (trước thời điểm Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên), số người vượt biên đến được nơi tạm dung lên đến khoảng 900,000 người, không kể số người tử nạn trên đường vượt biên.(theo thống kê do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, được nhà báo Giao Chỉ ghi lại trong bài “Lịch sử 30 năm định cư tỵ nạn 1975-2005”, nhật báo Người Việt Online, ngày 1-4-2005.)
3) Các nước cộng sản Đông Âu bắt đầu lung lay và sụp đổ từ cuối năm 1989.
Cuộc vận động của Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, phản ứng của Cộng đồng người Việt khắp thế giới, và ba sự kiện trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến UNESCO và cuối cùng UNESCO quyết định không thi hành việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”. UNESCO cũng thông báo cho nhà cầm quyền Hà Nội biết, đại để như sau:
- UNESCO không tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh niên của Hồ Chí Minh tại Paris, cũng thư tại Hà Nội.
- Thuận cho Tòa Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở Paris thuê một phòng tại trụ sở UNESCO để tự tổ chức, nhưng UNESCO không cử đại diện tham dự lễ.
- Trong buổi lễ, ban Tổ chức không được tuyên truyền rằng UNESCO đã đề cao Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, không được treo ảnh Hồ Chí Minh trong hội trường.
- Thiệp mời chỉ được ghi là “tham dự buổi văn nghệ”.
Tuy UNESCO quy định như vậy, nhưng theo cung cách cộng sản, tòa Đại sứ CHXHCNVN vẫn lén lút làm giấy mời có nội dung vinh danh Hồ Chí Minh để gởi cho người Việt, còn in 100 giấy mời chính thức đề là “tham dự buổi văn nghệ” để gởi người ngoại quốc, nhắm tránh bị UNESCO khiển trách.
Trong cuộc nói chuyện trước Cộng đồng Việt Nam tại Montreal, vào ngày Chủ nhật 25-4-2004, bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, một nhà hoạt động chính trị kỳ cựu tại Paris, đã cho biết rằng sau khi UNESCO quyết định như trên, để vớt vát, tòa Đại sứ CHXHCNVN tại Paris đã thuê một phòng tại trụ sở UNESCO ở Paris để tổ chức buổi trình diễn văn nghệ vào ngày 12-5-1989, đúng một tuần lễ trước sinh nhật của Hồ Chí Minh. Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, có khoảng 70 người hiện diện, bao gồm cả ban tổ chức và nhóm “Việt kiều Yêu nước” là tổ chức do CSVN lập ra. UNESCO và Pháp không cử đại diện đến dự. Chỉ có hai nước gởi người đến tham dự là Cambodia và Lào.
Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, ông Đại sứ CHXHCNVN tại Pháp là Phạm Bình không đọc diễn văn, mà chỉ có ông Nguyễn Kinh Tài, đại diện CHXHCNVN tại UNESCO đọc bài viết ngắn về ý nghĩa buổi lễ, ca tụng sự nghiệp của Hồ Chí Minh, nhưng theo đúng tinh thần quyết định sau cùng của UNESCO, là không đề cập gì đến vấn đề danh nhân văn hóa thế giới.
Trong lúc đó, trong khi phí CSVN đang trình diễn văn nghệ, thì phái đoàn của Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá do ông Trần Văn Tòng, Chủ tịch UBQTTVB, cùng với các học giả Olivier Todd, Jean Francois Revel, thành viên sáng lập UBQTTVB và bà Anne Marie Goussard, Tổng thư ký Hội Quốc tế Nhân quyền, đến gặp ban Giám đốc UNESCO để hỏi rõ mục đích và ý nghĩa của buổi sinh hoạt văn nghệ nầy tại một phòng họp của UNESCO.
Đại diện UNESCO xác nhận với phái đoàn Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá rằng, đây là buổi văn nghệ do Tòa Đại sứ CHXHCNVN tổ chức, chứ không phải là lễ vinh danh Hồ Chí Minh của UNESCO. Sau khi ban Giám đốc UNESCO xác nhận như trên, trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá tại trung tâm Maubert Mutualité (Paris 5ème) vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày 12-5-1989, ông Olivier Todd đã lên diễn đàn tường trình lại cuộc tiếp xúc với Ban Giám đốc UNESCO. Trong khi tường trình, ít nhất ông Olivier Todd đã hai lần nói rõ rằng Ban Giám đốc UNESCO xác nhận rằng UNESCO không tổ chức vinh danh Hồ Chí Minh, và cũng cho biết buổi trình diễn văn nghệ nhân kỷ niệm một trăm năm sinh niên Hồ Chí Minh vào chiều hôm đó, là do sáng kiến của Tòa Đại sứ CHXHCNVN mà thôi.
Sự kiện UNESCO không tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới là thành quả của những vận động của cộng đồng Việt Nam hải ngoại và nhất là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh tại Paris. Điều nầy cho thấy cộng đồng người Việt hải ngoại là một đối lực chính trị quan trọng đối với chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước. Chỉ tiếc là sau khi thành công trong việc vận động UNESCO không thi hành việc vinh danh Hồ Chí Minh, cộng đồng người Việt hải ngoại và Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh không trình thuật toàn bộ nội vụ và kết quả, thật rõ ràng và thật rộng rãi trên khắp thế giới, để tránh việc tuyên truyền mờ ám và đánh lận con đen của CSVN.
Như thế, tổ chức UNESCO chưa bao giờ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là sự thật của câu chuyện được các người tham dự tại chỗ kể lại. Nếu ai chưa tin, thì có thể liên lạc thẳng với những người trong cuộc, đã từng chứng kiến tại chỗ việc nầy, hiện còn sống ở Paris để hỏi cho rõ. Ngoài ra, hồ sơ của UNESCO vẫn còn đó, rộng mở cho tất cả những nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu của CHXHCNVN. Thời đại nầy là thời đại khoa học kỹ thuật thông tin tiến bộ, mọi dữ kiện đều được ghi nhận cụ thể, nên mọi người có thể sưu tra dễ dàng trong các văn khố, nhất là những nguồn tin không thuộc loại bí mật quốc gia như việc vinh danh một nhà hoạt động chính trị, chẳng cần gì phải để thời hạn lâu ngày mới công bố.
Nói thêm cho rõ: Nếu UNESCO quả thật có vinh danh ông Hồ Chí Minh, thì phải có văn bản vinh danh cụ thể, chứ không phải bằng lời nói suông. Trong trường hợp đó, chắc chắn nhà nước CHXHCNVN sẽ tổ chức lễ tiếp nhận văn bản nầy rất long trọng, chứ không im tiếng như lâu nay, và chắc chắn nhà cầm quyền CHXHCNVN sẽ làm ảnh sao (photocopy) văn bản nầy, công bố lên khắp mạng lưới thông tin toàn cầu để thu phục lòng người khắp trên thế giới. Hơn nữa, ảnh sao nầy sẽ được treo khắp hang cùng ngõ hẻm tại Việt Nam, kể cả bắt treo kèm với hình ông Hồ tại nhà của mỗi người dân. Người Việt Nam còn nhớ rõ, mỗi khi một di tích ở Việt Nam được UNESCO thừa nhận là di sản văn hóa thế giới như Mỹ Sơn (Quảng Nam), cổ thành Huế, Vịnh Hạ Long..., nhà nước CHXHCNVN đã làm lễ đón nhận sắc bằng của UNESCO ồn ào cờ trống suốt cả tháng trời, quảng cáo khắp thế giới, huống gì là chuyện ông Hồ.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Canada)
--------------------------------------------------------------
Tài liệu liên quan:
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM
- Nghi viên Thượng viện Pháp chất vấn chính phủ v/v Unesco định tổ chức vinh danh HCM (2)
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 - pdf - us
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 - pdf - fre
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987, v. 1: Resolutions Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session, Paris, 20 octobre-20 novembre 1987, v. 1: Résolutions:
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995f.pdf
- Revised provisional agenda as prepared by the Executive Board at its 126th and 127th sessions (126 EX/Decision 6.1 and 127 EX/Decision 6.1) 14 p.; 24 C/1 PROV. REV. :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075222fo.pdf
- Organization of the work of the twenty-fourth session of the General Conference :
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000752/075227fo.pdf
- Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987; v. 3: Proceedings
Publ Year: 1988
Imprint: Paris, UNESCO, 1988
Actes de la Conférence générale, vingt-quatrième session,
Paris, 20 octobre-20 novembre 1987,
v. 3: Comptes rendus des débats; Actas de la Conferencia General, vigésima cuarta reunión, París, 20 de octubre-20 de noviembre de 1987,
v. 3: Actes literales
Conference: UNESCO. General Conference Meeting session: 24th
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000770/077024mo.pdf (139M0)
Trích: Unesco chia ra từng nhóm nhỏ. Những nước XHCN đã đề nghị như sau:
"page 1342
24 C/COM.I/DR.6 -Viet Nam, Angola, German democratic Republic, Byelo-Rusian SSR, Bulgaria, Cuba, India,Poland, czechoslovakia, Ukrainia SSR, USR, Democratic Yemen, Congo - proposes that Unesco asociate itself with the commemoration of the 100th anniversary of the birth of Ho Chi Minh, 28 October 1987, 2 pages"
Họp thứ 24 ngày 20/10/1987 đến 20/11/1987 : Cuộc họp quyết nghị: - ghi nhận (noter) thông báo của Việt nam; - khuyến cáo ( recommander) các nước hội viên tham gia kỷ niệm; - yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, Mời (inviter) những chính khách, tổ chức chính trị.
Giám đốc Unesco, Hội đồng và chính phủ Pháp KHÔNG ủng hộ, và không thực thi đề nghị này, cấm và không đứng ra tổ chức buổi lễ "vinh danh" HCM !!
(Unesco Không có SOUTENIR, không có Inviter ai cả )
- Approved Programme and budget for 1988-1989
Publ Year: 1988
Collation: (556 p. in various pagings)
Original Language: English
Other Lang. versions: Arabic; Chinese; French; Russian; Spanish
Conference: UNESCO. General Conference
Meeting session: 24th session Meetings (date): 1987 Document code: 24 C/5 APPROVED
fre/search_form
http://unesdoc.unesco.org/ulis/search_form.html
Tải xuống - download - pdf
- UNESCO. General Conference; 24th; 1987 :
Tải xuống - download - us - pdf
Tải xuống - download - fre - pdf (hcm - p152)
****
Bài liên quan:
- Unesco Phủ Nhận Nghị Quyết HCM Là Nhà Văn Hóa
- UNESCO Không Hề Tổ Chức Sinh Nhật Hồ Chí Minh - BT...
- Unesco và Hồ Chí Minh (1990) - J F Ravel
- UNESCO vinh danh Hồ chí Minh ?
- Giải Tỏa Huyền Thoại Hồ Chí Minh
- Slides show Ho Chi Minh 1
- Viết về chủ tịch Hồ Chí Minh - PN DNH
- Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh ...
- Vài Suy Nghĩ Về Bác Hồ : Cảm nghĩ của một sinh viê...
- Sai lầm của Hồ Chí Minh và hậu duệ
- Phỏng Vấn GS. Lê Hữu Mục về HUYỄN THOẠI Hồ Chí Min...
- Huyễn Thoại hay Huyền Thoại HCM (LHM 1/2007)
- Huyền Thoại Về Một Người Cha
- TẠI SAO HỒ CHÍ MINH LẠI BỊ COI LÀ QUỈ NHẬP TRÀNG
- Tăng Tuyết Minh vợ HCM (2007)
- HỒ CHÍ MINH, NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP
- Phỏng Vấn Ông Bùi Tín (2005)
- Hồ Chí Minh, cuộc tước đoạt lòng yêu nước - JF Rav...
- HCM, một người yêu nước lầm lạc (2007)
- GIẢI TỎA HÀO QUANG ĐẢNG CỘNG SẢN
- Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc T...
*
***
*
Ai muốn biết thêm chi tiết, sự thật, hãy liên hệ:
- Service des archives et de la gestion des dossiers de l'UNESCO
7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP - France
Tél.: 00 33.1.45.68.19.50/55 ; email : j.boel@unesco.org
Horaires d'ouverture :
Jeudi et vendredi de 14h à 18 h sans rendez-vous préalable.
Sur rendez-vous du lundi au vendredi de 9h à 12h30 et de 14h à 18h.
Fermé les jours fériés français
bpiweb@unesco.org
Hỏi Chi tiết để biết sự bưng bít và xuyên tạc Sự thật của dcsvn !
. số Ref. nghị quyết vinh danh HCM (chứ không phải đề bạt, khuyến cáo năm 1987) một số nhân vật quốc tế, ngày, ai ký : có hay không ?
. UNESCO có đứng ra tổ chức vinh danh không, có tham dự không, có chi tiền không, thiệp mời tham dự có nhân danh Unesco không, Chính phủ Pháp có tham dự không, ai tham dự ?
. Chuyện gì đã xảy ra khiến "đề bạt vinh danh" bị Unesco huỷ bỏ qua CẢNH CÁO 5 ĐIểM gởi cho sứ quán VN khi sứ quán đơn phương đứng ra tổ chức "buổi văn nghệ" ? (vì sự thật về hcm không phải vậy; có thể liên hệ Unesco Paris để biết : "Cảnh cáo 5 điểm" mà Unesco gởi cho Sứ quán VN tại Paris; có tài liệu -factures- nào của Unesco chứng tỏ hổ trợ chi phí nào về "vụ vinh danh" này không vào năm 1990)
. Kể từ 1987 đến nay (2007) và mãi về sau, như các vị khác được Unesco vinh danh thực sự, có bao giờ Unesco CHI TIỀN, ĐỨNG RA TỔ CHỨC, CHO MƯỢN PHÒNG UNESCO (chứ không phải cho VN mướn) để tổ chức "lễ kỷ niệm" sinh nhật (hoặc vinh danh) HCM ở Paris, VN và ở các nước khác không ???
Câu trả lời là KHÔNG !! (nhà nước VNcs muốn làm ở đâu đó ngoài Unesco, vì ý đồ riêng thì không phải là việc của Unesco)
Tài liệu liên quan đến vụ nhượng đất nhượng biển
Tài liệu liên quan đến vụ nhượng đất nhượng biển
Hạm trưởng Vũ Hữu San
"Nước" là gốc rễ bản-địa của Dân-tộc
http://vanhoanuoc.tripod.com/, http://vuhuusan.net
Người Việt-Nam khác hẳn các dân khác, rất hãnh-diện được làm một người Việt-Nam. Chúng ta có thể hy-sinh tất cả để bảo-vệ lãnh-thổ. Sở dĩ người Việt "cuồng-tín" như vậy vì chúng ta cảm thấy bản-thân gắn liền vào đất nước Việt-Nam. Sự gắn liền đó đã khởi-sự từ lâu đời. Nó biểu-lộ tính-chất thuần-nhất và đặc-tính "bản-địa" của gốc rễ dân-tộc. Từ mười mấy ngàn năm trước liên-tục đến nay, giống Việt đã là chủ-nhân-ông đầu tiên của vùng đất cạnh Biển Đông này.Tự thâm-tâm người Việt-Nam nghĩ rằng chúng ta có gốc rễ tại chỗ. Lẽ tự-nhiên chúng ta không thích bị gọi là "con đẻ của Tàu" hay giống dân từ núi rừng cao-nguyên (như Tây-Tạng) đi xuống, cũng không ưa bị gán cho là từ hải đảo xa xôi (như Melanesia) đi vào.Vũ Hữu San
Văn Nghệ Biển Khơi là đặc san văn nghệ. của cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH xuất thân từ trường Hải Quân Hoa Kỳ OCS, Newport, Rhode Island, phát hành mỗi ba tháng tại trang nhà:
http://www.bienkhoi.com/
http://danchuca.org/
http://www.danchuca.org/22Kbps/HoangSa.mp3 (lo-speed)
10. Bảo Bình-Tạ Tình Em (Low-Speed) (Hi-Speed)
Về trận Hải-Chiến với Trung-Cộng ngày 19-1-1974, chúng tôi đã có nhiều buổi thảo-luận về Hải-chiến & Biển Đông trên Paltalk. Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong các websites:
http://vuhuusan.com/ http://hoangsa74.tripod.com/, http://paracels.com/, http://vuhuusan.com/, http://www.vuhuusan.net/, http://chienluocbiendong.tripod.com/, http://paracels.com
http://luocsu.tripod.com
Chúng tôi vừa tu-chỉnh 2 bài sau đây:
- Tài-liệu Pháp-Lý Chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông & Họa-đồ Hải-phận.
- Biển Đông Ô-Nhiễm, Một Mối Lo.
Cũng Xin mời Quý-Vị vào xem các bản-đồ tình-trang hải-phận VN. Một triệu Km2 vuông đó đã và đang mất dần vào tay ngoại-bang.
Chúng tôi cũng đã tái-bản sách & phát-hành"Vịnh Bắc Việt- Địa lý và Chủ Quyền Hải Phận"E-mail: mailto:vuhuusan@homepage.com
(giá sách $20.00)
Bản thảo cũ năm 2002 (http://vinhbacviet.tripod.com/), nay đã được tu-chỉnh sai sót.Vịnh Bắc-Bộ?
Khi tôi đi đánh cá, thuyền tôi có quyền hành-nghề trong vùng "một nửa đường từ bờ Việt-Nam đến bờ đảo Hải-Nam" hay không, hở mấy Ông Nhà Nước ơi ?!?!?!
In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine the position of the maritime boundary between the two countries.
Nguyên tắc Luật Biển LHQ (UNCLOS 1982) cũng đã ấn-định việc phân chia Hải-phận theo các Trung Điểm và TrungTuyến... Việt-Nam đi theo luật nào?Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong sách "Vịnh Bắc-Việt, Địa-Lý & Chủ-quyền Hải-phận"
( http://vinhbacviet.tripod.com) (giá sách $20.00)
- Không quên những Anh-hùng đã hy-sinh cho lý-tưởng bảo-vệ đất nước ngoài khơi -Chúng tôi đã xuất-bản Sách "TÀI-LIỆU HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA" (http://hoangsa74.tripod.com) vào ngày giỗ các Tử-Sĩ Hoàng-Sa (giá sách $20.00)
Tài-liệu đang nhật-tu, sẽ phát-hành vào cuốn năm nay:
Bản thảo "Lược-Sử Tổ-Chức HQVNCH": http://haisu.tripod.com/
Tìm tọa-độ chính-xác cho Biên-Giới ViệtNam-TrungHoa
Click here: Useful Books, Maps and Other Informations
Trường Sa Forum (Anh ngữ):
Thảo Luận những vấn đề liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa
http://paracels.com/ hay http://members.tripod.com/spratlys/http://members.tripod.com/spratlys/
Kính mời Quý-Vị mang họ Vũ - Võ - Ðặng Vũ vào thăm viếng:
http://vuhon.com/
http://members.tripod.com/vuhon
Hải quân : http://www.hqvnch.net/
Click here: Useful Books, Maps and Other Informations
---------------------------------------------------
Bài liên quan:
- CSVN bí mật, lén lút dâng đất và biển cho Trung quốc năm 1999-2000 !
Hạm trưởng Vũ Hữu San
"Nước" là gốc rễ bản-địa của Dân-tộc
http://vanhoanuoc.tripod.com/, http://vuhuusan.net
Người Việt-Nam khác hẳn các dân khác, rất hãnh-diện được làm một người Việt-Nam. Chúng ta có thể hy-sinh tất cả để bảo-vệ lãnh-thổ. Sở dĩ người Việt "cuồng-tín" như vậy vì chúng ta cảm thấy bản-thân gắn liền vào đất nước Việt-Nam. Sự gắn liền đó đã khởi-sự từ lâu đời. Nó biểu-lộ tính-chất thuần-nhất và đặc-tính "bản-địa" của gốc rễ dân-tộc. Từ mười mấy ngàn năm trước liên-tục đến nay, giống Việt đã là chủ-nhân-ông đầu tiên của vùng đất cạnh Biển Đông này.Tự thâm-tâm người Việt-Nam nghĩ rằng chúng ta có gốc rễ tại chỗ. Lẽ tự-nhiên chúng ta không thích bị gọi là "con đẻ của Tàu" hay giống dân từ núi rừng cao-nguyên (như Tây-Tạng) đi xuống, cũng không ưa bị gán cho là từ hải đảo xa xôi (như Melanesia) đi vào.Vũ Hữu San
Văn Nghệ Biển Khơi là đặc san văn nghệ. của cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH xuất thân từ trường Hải Quân Hoa Kỳ OCS, Newport, Rhode Island, phát hành mỗi ba tháng tại trang nhà:
http://www.bienkhoi.com/
http://danchuca.org/
http://www.danchuca.org/22Kbps/HoangSa.mp3 (lo-speed)
10. Bảo Bình-Tạ Tình Em (Low-Speed) (Hi-Speed)
Về trận Hải-Chiến với Trung-Cộng ngày 19-1-1974, chúng tôi đã có nhiều buổi thảo-luận về Hải-chiến & Biển Đông trên Paltalk. Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong các websites:
http://vuhuusan.com/ http://hoangsa74.tripod.com/, http://paracels.com/, http://vuhuusan.com/, http://www.vuhuusan.net/, http://chienluocbiendong.tripod.com/, http://paracels.com
http://luocsu.tripod.com
Chúng tôi vừa tu-chỉnh 2 bài sau đây:
- Tài-liệu Pháp-Lý Chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông & Họa-đồ Hải-phận.
- Biển Đông Ô-Nhiễm, Một Mối Lo.
Cũng Xin mời Quý-Vị vào xem các bản-đồ tình-trang hải-phận VN. Một triệu Km2 vuông đó đã và đang mất dần vào tay ngoại-bang.
Chúng tôi cũng đã tái-bản sách & phát-hành"Vịnh Bắc Việt- Địa lý và Chủ Quyền Hải Phận"E-mail: mailto:vuhuusan@homepage.com
(giá sách $20.00)
Bản thảo cũ năm 2002 (http://vinhbacviet.tripod.com/), nay đã được tu-chỉnh sai sót.Vịnh Bắc-Bộ?
Khi tôi đi đánh cá, thuyền tôi có quyền hành-nghề trong vùng "một nửa đường từ bờ Việt-Nam đến bờ đảo Hải-Nam" hay không, hở mấy Ông Nhà Nước ơi ?!?!?!
In accordance with the internationally accepted 1958 Geneva Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, the principle of equidistant points or median lines was used to determine the position of the maritime boundary between the two countries.
Nguyên tắc Luật Biển LHQ (UNCLOS 1982) cũng đã ấn-định việc phân chia Hải-phận theo các Trung Điểm và TrungTuyến... Việt-Nam đi theo luật nào?Tài-liệu liên-hệ có thể tìm thấy trong sách "Vịnh Bắc-Việt, Địa-Lý & Chủ-quyền Hải-phận"
( http://vinhbacviet.tripod.com) (giá sách $20.00)
- Không quên những Anh-hùng đã hy-sinh cho lý-tưởng bảo-vệ đất nước ngoài khơi -Chúng tôi đã xuất-bản Sách "TÀI-LIỆU HẢI-CHIẾN HOÀNG-SA" (http://hoangsa74.tripod.com) vào ngày giỗ các Tử-Sĩ Hoàng-Sa (giá sách $20.00)
Tài-liệu đang nhật-tu, sẽ phát-hành vào cuốn năm nay:
Bản thảo "Lược-Sử Tổ-Chức HQVNCH": http://haisu.tripod.com/
Tìm tọa-độ chính-xác cho Biên-Giới ViệtNam-TrungHoa
Click here: Useful Books, Maps and Other Informations
Trường Sa Forum (Anh ngữ):
Thảo Luận những vấn đề liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa
http://paracels.com/ hay http://members.tripod.com/spratlys/http://members.tripod.com/spratlys/
Kính mời Quý-Vị mang họ Vũ - Võ - Ðặng Vũ vào thăm viếng:
http://vuhon.com/
http://members.tripod.com/vuhon
Hải quân : http://www.hqvnch.net/
Click here: Useful Books, Maps and Other Informations
---------------------------------------------------
Bài liên quan:
- CSVN bí mật, lén lút dâng đất và biển cho Trung quốc năm 1999-2000 !
Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh
Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh
2007.05.18
Trà Mi, phóng viên đài RFA
19/5 năm nay đánh dấu 117 năm ngày sinh cố chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam. Công luận trong và ngoài nước từ lâu đã xuất hiện hai luồng nhận định khác nhau về ông. Một bên cho rằng cụ Hồ là một anh hùng vĩ đại, còn một bên lại tố cáo ông có tội với dân tộc, gây đau thương cho biết bao nhiêu người.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Ông Hồ Chí Minh vào năm 1950. AFP PHOTO
Để tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử này, Trà Mi trao đổi với cựu đại tá Bùi Tín, từng là đảng viên với hơn 4 thập niên tham gia Đảng cộng sản và 37 năm góp mặt trong Quân đội Nhân dân. Với các trọng trách đựơc Đảng giao phó như Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân và báo Nhân Dân, cũng như Tổng Biên tập báo Nhân dân Chủ Nhật, ông Bùi Tín từng có nhiều dịp tiếp xúc, gặp gỡ với Hồ Chủ tịch.
Ngoài ra, do mối quan hệ mật thiết giữa thân phụ của ông với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nên ông cũng có cơ hội được biết khá nhiều về cụ Hồ. Ông cũng chính là tác giả của rất nhiều tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng nổi tiếng này. Trước tiên, ông Bùi Tín nêu lên nhận xét chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu đại tá Bùi Tín: Ông Hồ Chí Minh là một nhà chính khách, một nhân vật lịch sử mà hiện nay trong và ngoài nước có những đánh giá trái ngược hẳn nhau.
Một số người ca ngợi ông ta đến mức như thần thánh, như một con người tuyệt đối không bao giờ có sai lầm. Trong khi đó, cũng có những người xem ông ta là một nhân vật tiêu cực và gây ra những tàn phá ghê gớm cho đất nước.
Đạo đức, nhân cách
Trà Mi: Là một người từng sống và làm việc theo lý tưởng HCM, ông nhận xét như thế nào về tư tưởng HCM, về đạo đức, nhân cách của cụ Hồ?
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này.
Cựu đại tá Bùi Tín
Cựu đại tá Bùi Tín: Sự đánh giá của tôi về ông Hồ là cả một quá trình thay đổi khác nhau. Trước đây khi còn ở trong nước thì khác. Dần dần, qua sự so sánh và nghiền ngẫm thì cách nhìn của mình trở nên đúng mức hơn, công bằng và khoa học hơn.
Tôi coi ông ta không phải là thần thánh, chỉ là một con người bình thường như mọi người khác, tức là cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có những đóng góp tích cực và tiêu cực. Về tư tưởng, nhiều người cho rằng ông ta không phải là một người yêu nước. Còn tôi, tôi khẳng định ông ta là một nhân vật yêu nước, nhất là thời trẻ của ông.
Theo tôi, khi ông Hồ sang Pháp năm 1911 lúc đầu không phải vì mục đích đi tìm đường cứu nước. Lúc bấy giờ ông ta gặp phải một bi kịch gia đình. Ông cụ là tri huyện Bình Khê vì đánh chết nông dân nên bị đuổi ra khỏi ngành quan lại, tha phương ở phía Nam. Mất chỗ dựa, ông Hồ quyết định ra đi tìm kế sinh nhai và giúp đỡ gia đình.
Nhưng đến khi sang Pháp, khi tiếp xúc với nhóm các ông như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, cụ Phan Chu Trinh, lúc ấy, tôi nghĩ ông ta là người yêu nước, nhất là khi ông ta đứng ra làm tờ báo Những người cùng khổ, bảo vệ những người dân thuộc địa để chống thực dân Pháp, tôi cho rằng hành động này là trên lập trường yêu nước.
Thế nhưng cho đến khi ông sang Maxcơva năm 1924, trở thành nhân vật của đệ tam quốc tế cộng sản, thì tôi nghĩ, lúc ấy ông vẫn là một người yêu nước, nhưng không phải là một người yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, mà theo chủ nghĩa cộng sản.
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này.
Ví dụ như cho đến nay, dân tộc Việt Nam ta còn quá lạc hậu về mọi mặt, từ mức sống, nhân quyền, dân quyền. Tôi nghĩ cái đó thuộc về trách nhiệm của ông Hồ rất lớn, vì đã nhầm lẫn đem một học thuyết từ Liên Xô cũ về áp dụng đến gần nửa thế kỷ nay. Bây giờ, học thuyết này đã đựơc chứng minh bằng thực tế rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản, về mặt lý luận, xây dựng một xã hội tốt đẹp không có người bóc lột người chỉ là ảo tưởng thôi.
Chủ nghĩa cộng sản bây giờ, ở ngay nơi cốt lõi của nó là Liên Xô, cũng đã sụp đổ. Ở một loạt các nước Đông Âu, nó cũng hoàn toàn bị tan rã. Tại Việt Nam, theo chủ nghĩa này, một lý luận đựơc ông Hồ nói nhiều nhất là Việt Nam bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa đến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Trải qua nửa thế kỷ, sau khi ông Hồ mất rồi thì đảng cộng sản mới thay đổi hẳn lại, tức là từ bỏ việc tiêu diệt tư nhân, tư hữu để quay trở lại với kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đến mức quá đáng là những đảng viên từ chỗ theo chủ nghĩa tập thể, bây giờ trở thành những nhà tư sản, có đất, có nhà cửa, có tư hữu bằng con đường tham nhũng chẳng hạn, để cho người dân Việt Nam đến nay có độc lập nhưng vẫn chưa có đựơc tự do của người công dân, chưa có xã hội công dân, chưa có tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do tôn giáo..v.v..Tôi nghĩ, đấy là trách nhiệm, là mặt tiêu cực của ông Hồ còn lại, mà chúng ta cần phải nhận ra.
Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm.
Cựu đại tá Bùi Tín
Chủ nghĩa sùng bái cá nhân
Trà Mi: Ở Việt Nam lâu nay có phong trào sùng bái cá nhân HCM đến mức gần như là huyền thoại hoá hình ảnh của vị lãnh tụ này. Tại sao lại có tệ sùng bái, mà theo nhiều người, đến mức quá đáng như vậy, thưa ông?
Cựu đại tá Bùi Tín: Đó là theo sùng bái cá nhân của học thuyết chủ nghĩa cộng sản. Trước đây, người ta sùng bái ông Mác, Lênin, Stalin, và đến ông Hồ, xem ông ta là một con người tuyệt đối thánh thiện và không có gì sai lầm cả.
Họ cốt làm việc ấy chỉ để duy trì hình ảnh hợp pháp của đảng cộng sản trong khi ở thế giới người ta đều biết rõ là chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lê đã tệ hại ra sao. Bây giờ, cả Châu Âu đã ra nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản hiện thực. Chủ nghĩa cộng sản bị cấm không đựơc truyền bá ở Ba Lan chẳng hạn.
Ở Mỹ không cho những người cộng sản nhập tịch vào nước Mỹ. Tháng 6 tới đây sẽ khánh thành tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên khắp thế giới trong đó có hơn 30 triệu người Nga, 40 triệu người Trung Quốc, cùng các nạn nhân tại Việt Nam của các vụ án chính trị, của Cải cách ruộng đất..v..v.
Cả nhân loại văn minh, khi đã biết rõ chủ nghĩa cộng sản đã đựơc thực hiện và gây tai hoạ như thế nào, người ta còn ví von là nó còn tệ hại hơn chủ nghĩa phát xít nữa cơ mà.
Đâu là sự thật?
Trà Mi: Xung quanh hình ảnh của nhân vật Hồ Chí Minh có rất nhiều huyền thoại cũng như những lời đồn đãi khác nhau khiến cho nhiều người trẻ bối rối không biết đâu là sự thật. Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của ông, ông có những gì muốn chia sẻ với quý thính giả, đặc biệt là thế hệ trẻ?
Cựu đại tá Bùi Tín: Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm.
Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi.
Cựu đại tá Bùi Tín
Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên. Trong đó viết rằng bác Hồ rất khiêm tốn, không muốn nói gì đến cá nhân của mình cho nên tác giả phải đi tìm hiểu từ những người khác xung quanh để viết về HCM. Ngoài ra, trong đó còn ghi là HCM không có vợ còn, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ.
Điều này đã đựơc chứng minh đầy đủ như ông ta đã cưới bà Tăng Tuýêt Minh ở Quảng Châu, Trung Quốc, có rõ cả ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thư từ cơ mà.
Rồi sau này, khi ông về Hà Nội rồi, người ta cũng biết là chính ông Trần Quốc Hoàng đã bố trí cho ông Hồ một cô tên là Nông Thị Xuân, hàng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung năm nay đã hơn 50 tuổi. Tất cả những chuyện đó, tôi nghĩ là chúng ta cần phải biết, tuy là chuyện riêng nhưng cũng phải biết để đánh giá.
Những tài liệu cấm lưu hành
Trà Mi: Những điều ông nói có những tài liệu nào xác thực cụ thể, và những tài liệu đó bây giờ đang ở đâu?
Cựu đại tá Bùi Tín: Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi.
Trước đó mấy mươi năm, bà còn muốn tìm liên lạc để gặp lại ông Hồ, thế nhưng ông Hồ không đựơc phép và cũng không muốn. Chính ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã ngăn cản chuyện đó. Những chuyện đó, trong giới sử học và trí thức, người ta biết tất cả rồi nhưng vẫn cứ che dấu. Lúc này là lúc cần phải minh bạch rõ ràng để mọi người đựơc biết đựơc đúng sự thật như thế nào.
Trà Mi: Hồi nãy ông có nhắc tới người tác giả ký tên Trần Dân Tiên viết về cuộc đời và nhân cách đạo đức của cụ Hồ cũng chính là HCM. Ông có bằng chứng nào xác thực cho luận điểm này hay không?
Cựu đại tá Bùi Tín: Điều này tôi biết từ khi còn ở trong nước. Năm 1990 khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông HCM thì chính Viện sử học Việt Nam, chính trên báo Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn “ Những mẫu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM” là do chính ông Hồ viết ra.
Cái đó có phải là do ai bịa ra đâu, mà đã chính thức đựơc chế độ cộng sản ở Hà Nội công nhận cơ mà.
Do đó, tôi nghĩ là tuổi trẻ trong nước, nhất là những người nghiên cứu lịch sử, cần phải tìm hiểu cho rõ ràng sự thật, không định kiến, không chửi rủa, nhưng nhận thức cho đúng là có thật chủ nghĩa Mác-Lê là tai hoạ trong hiện thực hay không, cụ Hồ là con người yêu nước mà mang về một học thuyết sai lầm thì nguy hiểm như thế nào.
Đã đến lúc phải tỉnh ngộ mà thay đổi suy nghĩ và từ bỏ nó chứ.
Trà Mi: Xin cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Vừa rồi là quan điểm của cựu đại tá Bùi Tín, cựu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, người đã trải qua phân nửa quãng đời sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thế còn suy nghĩ và cảm nhận của thế hệ trẻ ngày nay về Hồ Chủ tịch ra sao? Mời quý vị đón nghe cuộc hội luận giữa các thanh niên trong và ngoài nước xung quanh đề tài này, trong chuyên mục “Diễn đàn bạn trẻ”, phát thanh vào sáng thứ tư 23/5 tới đây.
© 2007 Radio Free Asia
2007.05.18
Trà Mi, phóng viên đài RFA
19/5 năm nay đánh dấu 117 năm ngày sinh cố chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam. Công luận trong và ngoài nước từ lâu đã xuất hiện hai luồng nhận định khác nhau về ông. Một bên cho rằng cụ Hồ là một anh hùng vĩ đại, còn một bên lại tố cáo ông có tội với dân tộc, gây đau thương cho biết bao nhiêu người.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe
Ông Hồ Chí Minh vào năm 1950. AFP PHOTO
Để tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử này, Trà Mi trao đổi với cựu đại tá Bùi Tín, từng là đảng viên với hơn 4 thập niên tham gia Đảng cộng sản và 37 năm góp mặt trong Quân đội Nhân dân. Với các trọng trách đựơc Đảng giao phó như Phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân và báo Nhân Dân, cũng như Tổng Biên tập báo Nhân dân Chủ Nhật, ông Bùi Tín từng có nhiều dịp tiếp xúc, gặp gỡ với Hồ Chủ tịch.
Ngoài ra, do mối quan hệ mật thiết giữa thân phụ của ông với lãnh tụ Hồ Chí Minh, nên ông cũng có cơ hội được biết khá nhiều về cụ Hồ. Ông cũng chính là tác giả của rất nhiều tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng nổi tiếng này. Trước tiên, ông Bùi Tín nêu lên nhận xét chung về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu đại tá Bùi Tín: Ông Hồ Chí Minh là một nhà chính khách, một nhân vật lịch sử mà hiện nay trong và ngoài nước có những đánh giá trái ngược hẳn nhau.
Một số người ca ngợi ông ta đến mức như thần thánh, như một con người tuyệt đối không bao giờ có sai lầm. Trong khi đó, cũng có những người xem ông ta là một nhân vật tiêu cực và gây ra những tàn phá ghê gớm cho đất nước.
Đạo đức, nhân cách
Trà Mi: Là một người từng sống và làm việc theo lý tưởng HCM, ông nhận xét như thế nào về tư tưởng HCM, về đạo đức, nhân cách của cụ Hồ?
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này.
Cựu đại tá Bùi Tín
Cựu đại tá Bùi Tín: Sự đánh giá của tôi về ông Hồ là cả một quá trình thay đổi khác nhau. Trước đây khi còn ở trong nước thì khác. Dần dần, qua sự so sánh và nghiền ngẫm thì cách nhìn của mình trở nên đúng mức hơn, công bằng và khoa học hơn.
Tôi coi ông ta không phải là thần thánh, chỉ là một con người bình thường như mọi người khác, tức là cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có những đóng góp tích cực và tiêu cực. Về tư tưởng, nhiều người cho rằng ông ta không phải là một người yêu nước. Còn tôi, tôi khẳng định ông ta là một nhân vật yêu nước, nhất là thời trẻ của ông.
Theo tôi, khi ông Hồ sang Pháp năm 1911 lúc đầu không phải vì mục đích đi tìm đường cứu nước. Lúc bấy giờ ông ta gặp phải một bi kịch gia đình. Ông cụ là tri huyện Bình Khê vì đánh chết nông dân nên bị đuổi ra khỏi ngành quan lại, tha phương ở phía Nam. Mất chỗ dựa, ông Hồ quyết định ra đi tìm kế sinh nhai và giúp đỡ gia đình.
Nhưng đến khi sang Pháp, khi tiếp xúc với nhóm các ông như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, cụ Phan Chu Trinh, lúc ấy, tôi nghĩ ông ta là người yêu nước, nhất là khi ông ta đứng ra làm tờ báo Những người cùng khổ, bảo vệ những người dân thuộc địa để chống thực dân Pháp, tôi cho rằng hành động này là trên lập trường yêu nước.
Thế nhưng cho đến khi ông sang Maxcơva năm 1924, trở thành nhân vật của đệ tam quốc tế cộng sản, thì tôi nghĩ, lúc ấy ông vẫn là một người yêu nước, nhưng không phải là một người yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, mà theo chủ nghĩa cộng sản.
Càng về sau, ông Hồ càng trở thành một nhân vật thực hiện sứ mạng do quốc tế cộng sản giao cho, tức là gây dựng và phát triển phong trào cộng sản ở Việt Nam, Đông Dương, và mở rộng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Con đường ấy, theo tôi bây giờ, đó là con đường sai lầm, đưa đất nước vào tình hình khó khăn sau này.
Ví dụ như cho đến nay, dân tộc Việt Nam ta còn quá lạc hậu về mọi mặt, từ mức sống, nhân quyền, dân quyền. Tôi nghĩ cái đó thuộc về trách nhiệm của ông Hồ rất lớn, vì đã nhầm lẫn đem một học thuyết từ Liên Xô cũ về áp dụng đến gần nửa thế kỷ nay. Bây giờ, học thuyết này đã đựơc chứng minh bằng thực tế rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản, về mặt lý luận, xây dựng một xã hội tốt đẹp không có người bóc lột người chỉ là ảo tưởng thôi.
Chủ nghĩa cộng sản bây giờ, ở ngay nơi cốt lõi của nó là Liên Xô, cũng đã sụp đổ. Ở một loạt các nước Đông Âu, nó cũng hoàn toàn bị tan rã. Tại Việt Nam, theo chủ nghĩa này, một lý luận đựơc ông Hồ nói nhiều nhất là Việt Nam bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa đến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Trải qua nửa thế kỷ, sau khi ông Hồ mất rồi thì đảng cộng sản mới thay đổi hẳn lại, tức là từ bỏ việc tiêu diệt tư nhân, tư hữu để quay trở lại với kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đến mức quá đáng là những đảng viên từ chỗ theo chủ nghĩa tập thể, bây giờ trở thành những nhà tư sản, có đất, có nhà cửa, có tư hữu bằng con đường tham nhũng chẳng hạn, để cho người dân Việt Nam đến nay có độc lập nhưng vẫn chưa có đựơc tự do của người công dân, chưa có xã hội công dân, chưa có tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do tôn giáo..v.v..Tôi nghĩ, đấy là trách nhiệm, là mặt tiêu cực của ông Hồ còn lại, mà chúng ta cần phải nhận ra.
Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm.
Cựu đại tá Bùi Tín
Chủ nghĩa sùng bái cá nhân
Trà Mi: Ở Việt Nam lâu nay có phong trào sùng bái cá nhân HCM đến mức gần như là huyền thoại hoá hình ảnh của vị lãnh tụ này. Tại sao lại có tệ sùng bái, mà theo nhiều người, đến mức quá đáng như vậy, thưa ông?
Cựu đại tá Bùi Tín: Đó là theo sùng bái cá nhân của học thuyết chủ nghĩa cộng sản. Trước đây, người ta sùng bái ông Mác, Lênin, Stalin, và đến ông Hồ, xem ông ta là một con người tuyệt đối thánh thiện và không có gì sai lầm cả.
Họ cốt làm việc ấy chỉ để duy trì hình ảnh hợp pháp của đảng cộng sản trong khi ở thế giới người ta đều biết rõ là chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lê đã tệ hại ra sao. Bây giờ, cả Châu Âu đã ra nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản hiện thực. Chủ nghĩa cộng sản bị cấm không đựơc truyền bá ở Ba Lan chẳng hạn.
Ở Mỹ không cho những người cộng sản nhập tịch vào nước Mỹ. Tháng 6 tới đây sẽ khánh thành tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên khắp thế giới trong đó có hơn 30 triệu người Nga, 40 triệu người Trung Quốc, cùng các nạn nhân tại Việt Nam của các vụ án chính trị, của Cải cách ruộng đất..v..v.
Cả nhân loại văn minh, khi đã biết rõ chủ nghĩa cộng sản đã đựơc thực hiện và gây tai hoạ như thế nào, người ta còn ví von là nó còn tệ hại hơn chủ nghĩa phát xít nữa cơ mà.
Đâu là sự thật?
Trà Mi: Xung quanh hình ảnh của nhân vật Hồ Chí Minh có rất nhiều huyền thoại cũng như những lời đồn đãi khác nhau khiến cho nhiều người trẻ bối rối không biết đâu là sự thật. Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của ông, ông có những gì muốn chia sẻ với quý thính giả, đặc biệt là thế hệ trẻ?
Cựu đại tá Bùi Tín: Tuổi trẻ bây giờ quan trọng nhất là cần có tư duy độc lập. Tất cả những gì mình tiếp thu đựơc nên sàng lọc qua bộ óc, suy nghĩ của mình xem đúng hay sai. Về việc họ ca ngợi đạo đức HCM, tôi nghĩ tuổi trẻ cần phải biết rõ là ông Hồ trong hoạt động cách mạng đã có sai lầm lớn tức là giả dối nhiều lắm.
Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi.
Cựu đại tá Bùi Tín
Một ví dụ đơn giản là ông ta tự viết ra quyển sách nói về tiểu sử của mình, ký tên là Trần Dân Tiên. Trong đó viết rằng bác Hồ rất khiêm tốn, không muốn nói gì đến cá nhân của mình cho nên tác giả phải đi tìm hiểu từ những người khác xung quanh để viết về HCM. Ngoài ra, trong đó còn ghi là HCM không có vợ còn, suốt đời chỉ nghĩ đến dân tộc, thế nhưng thật ra, ông ta có nhiều vợ.
Điều này đã đựơc chứng minh đầy đủ như ông ta đã cưới bà Tăng Tuýêt Minh ở Quảng Châu, Trung Quốc, có rõ cả ngày giờ, giấy hôn thú, ảnh và thư từ cơ mà.
Rồi sau này, khi ông về Hà Nội rồi, người ta cũng biết là chính ông Trần Quốc Hoàng đã bố trí cho ông Hồ một cô tên là Nông Thị Xuân, hàng tuần lễ vào gặp ông, và ông Hồ đã có con là anh Nguyễn Tất Trung năm nay đã hơn 50 tuổi. Tất cả những chuyện đó, tôi nghĩ là chúng ta cần phải biết, tuy là chuyện riêng nhưng cũng phải biết để đánh giá.
Những tài liệu cấm lưu hành
Trà Mi: Những điều ông nói có những tài liệu nào xác thực cụ thể, và những tài liệu đó bây giờ đang ở đâu?
Cựu đại tá Bùi Tín: Những tài liệu ấy Hà Nội cấm lưu hành, nhưng hiện nay trong giới nghiên cứu thì người ta biết cả rồi. Nhất là trong những tài liệu đựơc công bố ở Trung Quốc của các học giả ở Hoa Nam đã nói về mối tình và đám cưới giữa ông Hồ và bà Tăng Tuyết Minh. Bà Minh sống đến 94 tuổi.
Trước đó mấy mươi năm, bà còn muốn tìm liên lạc để gặp lại ông Hồ, thế nhưng ông Hồ không đựơc phép và cũng không muốn. Chính ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã ngăn cản chuyện đó. Những chuyện đó, trong giới sử học và trí thức, người ta biết tất cả rồi nhưng vẫn cứ che dấu. Lúc này là lúc cần phải minh bạch rõ ràng để mọi người đựơc biết đựơc đúng sự thật như thế nào.
Trà Mi: Hồi nãy ông có nhắc tới người tác giả ký tên Trần Dân Tiên viết về cuộc đời và nhân cách đạo đức của cụ Hồ cũng chính là HCM. Ông có bằng chứng nào xác thực cho luận điểm này hay không?
Cựu đại tá Bùi Tín: Điều này tôi biết từ khi còn ở trong nước. Năm 1990 khi kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông HCM thì chính Viện sử học Việt Nam, chính trên báo Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn “ Những mẫu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM” là do chính ông Hồ viết ra.
Cái đó có phải là do ai bịa ra đâu, mà đã chính thức đựơc chế độ cộng sản ở Hà Nội công nhận cơ mà.
Do đó, tôi nghĩ là tuổi trẻ trong nước, nhất là những người nghiên cứu lịch sử, cần phải tìm hiểu cho rõ ràng sự thật, không định kiến, không chửi rủa, nhưng nhận thức cho đúng là có thật chủ nghĩa Mác-Lê là tai hoạ trong hiện thực hay không, cụ Hồ là con người yêu nước mà mang về một học thuyết sai lầm thì nguy hiểm như thế nào.
Đã đến lúc phải tỉnh ngộ mà thay đổi suy nghĩ và từ bỏ nó chứ.
Trà Mi: Xin cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Vừa rồi là quan điểm của cựu đại tá Bùi Tín, cựu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, người đã trải qua phân nửa quãng đời sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thế còn suy nghĩ và cảm nhận của thế hệ trẻ ngày nay về Hồ Chủ tịch ra sao? Mời quý vị đón nghe cuộc hội luận giữa các thanh niên trong và ngoài nước xung quanh đề tài này, trong chuyên mục “Diễn đàn bạn trẻ”, phát thanh vào sáng thứ tư 23/5 tới đây.
© 2007 Radio Free Asia
Inscription à :
Articles (Atom)